Câu chuyện nhỏ của tôi về kỳ thị Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
![Câu chuyện nhỏ của tôi về kỳ thị Câu chuyện nhỏ của tôi về kỳ thị](https://tamsubantre.org/media/news/06102703.jpg)
Ngày 17/10/2006, tại Hà Nội, Ban Tư tưởng – Văn hoá Trung ương tổ chức buổi giới thiệu cuốn sách: “Hướng dẫn công tác thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm chống lại sự kỳ thị và phân biệt đối xử có liên quan đến HIV/AIDS”. Tài liệu này là cơ sở quan trọng để cơ quan tuyên giáo các cấp xây dựng các hoạt động tuyên truyền công tác phòng chống HIV/AIDS.
Tuy nhiên tới gần cuối buổi, khi ban tổ chức giới thiệu một thành viên của nhóm tự giúp Vì ngày mai tươi sáng phát biểu ý kiến với hội thảo thì một đại biểu ngồi cạnh tôi quay sang nói: “Biết ngay mà! Ban nãy nhìn tôi đã nghi ngờ rồi”. Tôi có hỏi lại: “Anh nhìn chị ấy thấy làm sao?”, với một giọng quả quyết, người này khoe: “Tôi thấy cô này cứ khác khác không giống mọi người nên biết ngay” và giới thiệu là cán bộ tuyên giáo tỉnh HT. Tôi đề nghị vị cán bộ này thử nhìn xem tôi có “sao” không, sau khi ngắm kỹ một lượt, anh hồn nhiên trả lời: “Không, anh thấy cậu chẳng có vấn đề gì”. Được yêu cầu nhìn kỹ lại anh vẫn khẳng định: “Cậu không sao cả”. Anh gật đầu khi tôi hỏi “Ở HT chắc kỳ thị nhiều lắm anh nhỉ?” và cho biết thêm rằng “HT ít người bị thôi mà”. Có lẽ anh không để ý rằng kỳ thị là một trong các nguyên nhân khiến người có HIV không dám bộc lộ thân phận. Là một cán bộ tuyên giáo mà anh còn có thể “xét nghiệm HIV bằng mắt” thì làm sao mà địa phương của anh chẳng “ít người bị thôi”.
Sau một hồi suy nghĩ tôi quyết định nói cho anh cán bộ tuyên giáo đó biết người mà anh khẳng định “không sao cả” đã có HIV được 7 năm rồi. Nghe xong anh ngồi chết lặng một lúc rồi hỏi “Em có đi làm không?”. Nhận được câu trả lời là có, anh lại lặng đi một lúc, rồi tiếp tục hỏi “Chỗ em làm người ta có biết em nhiễm HIV không?”. Đến lúc này, khi lại được nghe câu trả lời là có thì anh như không tin vào tai của mình, vẻ mặt anh vô cùng bối rối. Điều thú vị là sau đấy anh thú nhận với tôi rằng đây là lần đầu tiên anh được trực tiếp nói chuyện với một người có HIV. Khi hội thảo kết thúc, anh bắt tay tôi chào và chúc sức khoẻ.
Cuộc trò chuyện này đã khiến tôi nhận ra rằng sự kỳ thị với người có HIV dường như có ở trong hầu như tất cả mọi người, ngay cả trong những người làm công tác chống kỳ thị. Những ngời có HIV như tôi cần phải nhận thức được điều đó và chuẩn bị để có phản ứng thích hợp trong những tình huống như vậy. Tuy nhiên, cái bắt tay của anh cán bộ tuyên giáo ấy đã khiến tôi tin tưởng rằng mọi người có HIV đều có thể góp phần làm giảm sự kỳ thị. Giờ đây nhớ lại câu chuyện nhỏ này, tôi tự mỉm cười, tin rằng mình đã giúp làm giảm bớt sự kỳ thị trong một người. Hy vọng rằng, từ nay về sau, những điều anh cán bộ tuyên giáo ấy nói khi tuyên truyền chống kỳ thị không còn chỉ là những khẩu hiệu chống rỗng.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00