Giao diện tiếp cận

Cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV và khát vọng được đến trường Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Cậu bé 8 tuổi nhiễm HIV và khát vọng được đến trường

Bà Phan Thị Ngự và cháu Phan Văn Tới.

Sinh ra chưa được bao lâu, em đã mồ côi cha mẹ, lại mang trong mình căn bệnh HIV từ bố mẹ truyền sang. Khát vọng được đến trường đi học của cậu bé 8 tuổi cứ bị vùi dập dần bởi những lời kì thị cay nghiệt của dư luận.
Đó là câu chuyện của cậu bé Phan Văn Tới (sinh năm 2004, ở xóm 6, xã Giao Thịnh, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định). Chúng tôi tìm đến gia đình bà Phan Thị Ngự (sinh năm 1950) là bà nội của cháu Tới, để tìm hiểu rõ về câu chuyện của cậu bé nhiễm HIV với khát vọng được đến trường học tập.

Bà Ngự ngậm ngùi kể về hoàn cảnh đứa cháu tội nghiệp của mình: Năm 1993, bố mẹ cháu Tới kết hôn với nhau, đến năm 1996 thì sinh được cháu Phan Văn Tuấn, là anh trai của Tới. Do hoàn cảnh kinh tế gia đình khó khăn, lúc đấy bố cháu Tới phải đi làm ăn ở mãi đảo Phú Quốc. Đến năm 2004 thì về, lúc này càng ngày bố cháu càng yếu đi, bệnh tật hành hạ, đi khám bệnh mới biết là bị nhiễm HIV. Lúc này mẹ cháu Tới đang mang thai cháu, đi xét nghiệm thì cũng dương tính với HIV. Cả gia đình đang vui vẻ, hạnh phúc thì tai họa giáng xuống.

Do quá sốc, vì biết mình mang bệnh HIV nên bố cháu Tới bị suy sụp tinh thần và đến năm 2005 thì mất. Khi cháu Tới ra đời, gia đình cũng đã mang cháu đến bệnh viện xét nghiệm với hi vọng cháu không bị nhiễm bệnh. Nhưng niềm hi vọng cũng tắt khi gia đình cháu cầm trên tay tờ xét ngiệm với kết quả dương tính.

Năm 2009, mẹ cháu Tới cũng bỏ 2 đứa con mà đi, để lại cho bà nội một thân một mình chăm sóc hai đứa nhỏ. Tuổi cao, sức yếu lại bị căn bệnh viêm đa khớp hành hạ, nên bà Ngự không lao động được là mấy. Do vậy bà phải gửi cháu Tuấn ra đảo Phú Quốc ở với chú ruột.


Cháu Tới vẫn luôn có khát vọng là được đến trường đi học.

Năm cháu Tới lên 5 tuổi, bà Ngự mang cháu đến Trường Mầm non A (xã Giao Thịnh huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định) để đi học, nhưng nhà trường từ chối nhận cháu Tới. Một năm sau đó khi cháu Tới lên 6 tuổi, bà Ngự lại đưa cháu đến trường Mầm non lần hai nhưng vẫn tiếp tục bị từ chối.

Nhìn đứa cháu tội nghiệp mà bà Ngự không khỏi xót xa. Bạn bè cùng trang lứa cắp sách đến trường, trong khi Tới lủi thủi chơi một mình trong căn nhà vắng ngắt.

Thương cháu, nhưng bà không thể làm gì được, đành đợi cháu thêm tuổi nữa rồi đưa cháu vào bậc tiểu học. Nhưng đến khi cháu Tới lên 7 tuổi, hai lần bà Ngự mang cháu đến Trường tiểu học A Giao Thịnh, nhà trường đều không nhận, và trả lời với bà là: Nhà trường thì sẵn sàng nhận cháu Tới vào học, nhưng phụ huynh của các em học sinh thì phản đối việc cháu Tới đến trường, vì sợ các con họ bị nhiễm bệnh. Nếu nhà trường nhận cháu Tới vào học, thì họ sẽ chuyển trường cho con. Một lần nữa bà Ngự đành ngậm ngùi, mang cháu về nhà.


Đơn xin vào học của bà Ngự viết cho cháu Tới.

“Về đến nhà, nó cứ khóc, đòi mua sách, mua vở cho nó đi học với bạn nó. Nó bảo cháu ở nhà một mình buồn lắm, cháu muốn được đi học với bạn…”, bà Ngự ngậm ngùi tâm sự.

Đầu năm học 2011, bà Ngự mạnh dạn một lần nữa đưa cháu đến trường xin học, nhưng bà được nhà trường trả lời là: Bây giờ đã nhà trường đã học được hơn một tháng, nếu bây giờ cho cháu Tới vào học thì sẽ không kịp chương trình, vì vậy để năm sau bà mang cháu đến sẽ để cháu nó được đi học như bạn bè. Nhà trường cũng đề nghị bà Ngự viết một lá đơn lưu lại, để năm sau đưa Tới đến trường học.

Trao đổi với chúng tôi cô Trần Thị Miền - phó hiệu trưởng Trường tiểu học A Giao Thịnh cho biết: “Nếu cháu Tới có nhu cầu đi học, thì nhà trương vẫn sẽ nhận, hiện nay nhà trường vẫn đang vận động các cháu đến trường đi học, sao lại không nhận cháu Tới vào học được…”.

Khi chúng tôi hỏi Tới có muốn đi học không, ánh mắt cháu như sáng lên: “Có! Cháu muốn được đi học lắm, ở đó có nhiều bạn bè, bạn cháu đi học về, nó kể nhiều chuyện vui lắm, đám bạn cháu còn dạy cháu đọc chữ nữa chú ạ…”.

Bà Ngự tâm sự: “Số cháu tôi nó khổ lắm, giờ tôi chỉ mong cháu nó được đến trường đi học cho bằng bạn bằng bè, nó nào có tội tình gì. Nếu không thì có trung tâm nào đó nhận nó cho nó được hòa nhập với cộng đồng, tuy là không có gì bằng ở nhà, nhưng cháu nó cứ bị người ta hắt hủi, xa lánh như thế này thì…”.

Hiện nay, hoàn cảnh gia đình cháu Tới cũng rất khó khăn, bà Ngự thì bị bệnh viêm đa khớp hành hạ. Ngoài số tiền của nhà nước hỗ trợ cho Tới là 180.000đ/tháng, bà Ngự còn phải nhờ 4 người con đi làm ăn xa hỗ trợ thêm phần nào để lo toan cho cuộc sống. Cháu Tới thì không được đến trường đi học, nên thời gian hàng ngày cháu đi xin ở chợ, làng xóm kiếm thêm tiền.

Chia tay hai bà Ngự, chúng tôi không khỏi bị ám ảnh bởi ánh mắt buồn bã như muốn cầu xin, sự thèm khát được như bạn bè của cháu Tới.

Đức Văn - Duy Tuyên

Lượt xem: 1253

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn



Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 12
Lượt truy cập: 34665984

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik