Cắt bao quy đầu ở nam giới giúp ngừa lây nhiễm HIV và bệnh STD cho phụ nữ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Một bản tư liệu thống kê hồ sơ y tế thời gian qua của hơn 300 cặp vợ chồng ở Uganda mà trong đó, vợ không nhiễm HIV còn chồng nhiễm HIV là những dẫn chứng thuyết phục cho thấy hiệu quả bảo vệ của việc cắt bao quy đầu ở nam giới có khả năng làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV ở phụ nữ.
Không chỉ vậy, việc cắt bao quy đầu ở nam giới còn làm giảm tỉ lệ mắc chứng trichomonas và chứng vaginosis vi khuẩn ở nữ giới. Đây được xem là nghiên cứu đầu tiên tiến hành xem xét những lợi ích có được phía phụ nữ khi nam giới cắt bao quy đầu.
Điều đặc biệt nhất là, việc cắt bao quy đầu ở nam giới đã giảm tới 30% nguy cơ nhiễm HIV ở những người vợ trong nghiên cứu, với 299 phụ nữ nhiễm HIV từ các ông chồng không cắt bao quy đầu và chỉ có 44 phụ nữ nhiễm HIV từ các ông chồng đã cắt bao quy đầu. Mức giảm tương tự này cũng thấy ở hai loại lây nhiễm khác song không phải là các bệnh lây nhiễm qua quan hệ tình dục phổ biến khác bao gồm: papillomavirus ở người, giang mai, lậu và nấm Chlamydia.
Cũng theo như các nhà nghiên cứu thuộc đại học Hopkins đồng thời là những người dẫn đầu nghiên cứu này - ông Ronald Gray, bác sĩ y khoa và ông Steven Reynolds, bác sĩ y khoa thì, các phát hiện trong nghiên cứu trên đã góp phần khẳng định việc cắt bao quy đầu ở nam giới là một cách thức hữu hiệu giúp phòng chống lây nhiễm HIV. Cắt bao quy đầu là một nghi lễ khá phổ biến ở Bắc Mỹ và trong nhóm người theo đạo Jew và đạo Hồi song lại không bình thường lắm ở Đông và Nam Phi, châu Âu và châu Á.
Các cặp vợ chồng tham gia nghiên cứu nói trên đều thuộc tộc người Rakai, tộc người có khoảng 12,000 dân đang sinh sống tại Uganda. Đây cũng là tộc người mà các nhà nghiên cứu đang tiến hành theo dõi để xem xét cơ chế lây nhiễm virus HIV ra sao. Các nhà nghiên cứu còn xem xét các phát hiện của mình trên cơ sở những phỏng vấn mở rộng với từng người tham gia và các cuộc kiểm tra sức khoẻ và thử máu thường niên.
Các phát hiện mới mẻ này đã khẳng định về điều đã từng được coi là "giai thoại" ở châu Phi bởi tại châu lục này, cắt bao quy đầu là một nghi lễ phổ biến và đã giảm tỉ lệ lây nhiễm virus HIV. Thêm nữa, các kết quả này cũng khẳng định những điều được công bố đầu tiên vào mùa hè năm 2005 của một thử nghiệm lâm sàng được thực hiện ở Nam Phi về những hiệu quả bảo vệ của việc cắt bao quy đầu với người đàn ông không nhiễm HIV nhưng lại có quan hệ tình dục với phụ nữ nhiễm bệnh.
Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ cắt bao quy đầu có khả năng ngăn ngừa virus như vậy là nhờ bản chất của lớp màng bên trong bao quy đầu hay còn gọi là mucosa, các tế bào của lớp màng này có khả năng ngăn chặn virus dễ dàng hơn các tế bào của lớp màng bên ngoài bao quy đầu. Họ nói, nếu loại bỏ bao quy đầu sẽ làm giảm bớt nhân tố nhạy cảm và mức độ phơi nhiễm với virus HIV.
Bác sĩ Thomas C. Quinn, giáo sư về bệnh truyền nhiễm tại bệnh viện Hopkins đồng thời là một chuyên gia nghiên cứu cao cấp của Viện dị ứng và bệnh dịch quốc gia sẽ trình bày một bản tổng quát về lần thử nghiệm này cộng với hai thử nghiệm khác đang được tiến hành.
Tuy nhiên, ông tỏ ra khá thận trọng khi cho rằng: "Chúng ta phải chờ kết quả của hai thử nghiệm đang được tiến hành trước khi đi đến một quyết định mang tính khuyến nghị về việc cắt bao quy đầu cho tất cả nam giới cũng như việc, có hay không chuyện lây nhiễm chỉ từ nữ sang nam hay chỉ từ nam sang nữ. Dẫu sao thì những chứng cứ ban đầu cũng là rất ấn tượng, và, nếu cần chứng minh, một ca nhiễm HIV có thể được phòng chống bằng cắt bao quy đầu thì ở bất cứ đâu cũng có từ 15 đến 60 người".
Nghiên cứu Cắt bao quy đầu ở nam giới và nguy cơ nhiễm phải HIV và bệnh STI ở Rakai, Uganda do Ronald Gray, Marie Thoma, Oliver Oliver Laeyendecker, David Serwadda, Fred Nalugoda, Godfrey Kigozi, Noah Kiwanuka, Nelson Sewankambo, Steven Reynolds, Maria Wawer, và Thomas Quinn thực hiện
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00