Cẩn trọng với tác dụng phụ khi điều trị phơi nhiễm HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
tamsubantre.org - Điều trị phơi nhiễm được xem là biện pháp cứu cánh để giảm thiểu khả năng lây nhiễm HIV sau khi có hành vi nguy cơ. Tuy nhiên liệu nó có đơn giản như nhiều người nghĩ?
Một trong những vấn đề đáng lưu tâm khi điều trị phơi nhiễm là những tác dụng phụ của thuốc. Trong thời gian điều trị dự phòng ARV bệnh nhân cần theo dõi tác dụng phụ của thuốc ARV thông qua các xét nghiệm: Xét nghiệm công thức máu, đo chỉ số men gan lúc bắt đầu điều trị và sau khi điều trị được 2 tuần, xét nghiệm đường máu. Những điều này sẽ giúp theo dõi được tình trạng sức khỏe cũng như những tác dụng của thuốc đến cơ thể để có hướng xử lý kịp thời.
Tác dụng phụ đến gan:
Một trong những lo lắng mà nhiều người điều trị phơi nhiễm là thuốc có tác động mạnh mẽ đến gan. Gây độc cho gan vì thuốc có thể ức chế proteases rất độc với gan, gây huỷ hoại tế bào gan, tăng men gan. Chính vì thế bệnh nhân cần tư vấn từ bác sĩ nếu như có tiền sử các bệnh về gan. Thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định có thêm thuốc bổ gan để hỗ trợ.
Triệu chứng mất ngủ
Trên một diễn đàn HIV một bạn có nick name kiepluhanh (19 tuổi) chia sẻ: Trong một lần đi giải tỏa nhu cầu cùng đám bạn mình đã chuẩn bị bao cao su rất cẩn thận thế nhưng cuộc vui đang nửa chừng thì mình phát hiện bao cao su bị tuột. Hoảng hốt vì lo sợ lây nhiễm HIV, mình không dám quan hệ tiếp và dừng ngay. Ngay sáng sớm hôm sau mình đến một bệnh viện lớn của Hà Nội với hy vọng được điều trị phơi nhiễm để vi rút HIV không có cơ hội xâm nhập vào cơ thểMình mới sử dụng thuốc một tuần mà mình lo lắng bồn chồn nên thức trắng liên tục mà không tài nào ngủ được.
Trong vòng 4 tuần điều trị phơi nhiễm triệu trứng mất ngủ xảy ra khá nhiều với những người điều trị. Nguyên nhân là do tác dụng phụ của thuốc hoặc tâm lý lo lắng của bệnh nhân. Nên các bạn cần chú ý đến chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng cũng như trấn an tâm lý thì có thể sẽ không bị chứng mất ngủ hoành hành.
Tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy bạn Huỳnh L. (Thành phố Thanh Hóa) cho biết: “mình uống thuốc điều trị phơi nhiễm mà bị tiêu chảy liên tục khiến mình lo sợ thuốc không có tác dụng”. Hiện tượng tiêu chảy có thể đến với một số bệnh nhân do tác dụng phụ của thuốc gây ra. Với những hoạt tính và thành phần của thuốc kháng vi rút có thể ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa người sử dụng thuốc. Vì thế việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng, cần chú ý ăn những đồ dễ tiêu và có dinh dưỡng cao. Thói quen sử dụng thuốc lá rượu bia có thể làm những tác dụng phụ khi điều trị gia tăng.
Đau đầu
Biểu hiện đau đầu có thể sẽ do tác dụng của thuốc khi tác động lên hệ thần kinh trung ương. Có một số người có thể gặp ác mộng hoặc rối loạn giấc ngủ. Các triệu chứng này thường không kéo dài. Bác sĩ sẽ chỉ định dùng các loại thuốc an thần, thuốc hỗ trợ để ngủ tốt hơn.
Với những biểu hiện tác dụng phụ có thể xảy ra, người điều trị phơi nhiễm có thể lường trước và không quá lo lắng với một số biểu hiện khác ở cơ thể. Từ đó có kế hoạch sắp xếp công việc, nghỉ ngơi, dinh dưỡng cũng như uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ để hỗ trợ khi có những tác dụng phụ trong quá trình điều trị phơi nhiễm.
Thay lời kết
Trong thời gian điều trị phơi nhiễm các bạn cần thực hiện các biện pháp dự phòng lây nhiễm cho người khác. Nếu là quan hệ với bạn tình hoặc vợ (chồng) người điều trị phơi nhiễm cần sử dụng biện pháp an toàn như dùng bao cao su hoặc kiêng quan hệ tình dục. Sau khi điều trị phơi nhiễm các bạn cần xét nghiệm HIV lại sau 2,5 tháng (tương đương với 10 tuần) kể từ thời điểm bị phơi nhiễm/ có hành vi nguy cơ. Nếu kết quả xét nghiệm là âm tính, có thể yên tâm rằng không bị lây nhiễm HIV trong tình huống đó.
Ngoài ra hỗ trợ tâm lý rất quan trọng trong bất cứ một phác đồ điều trị nào. Tâm lý của những người điều trị phơi nhiễm đa phần là lo lắng về hiệu quả của việc điều trị có thành công cũng như những tác dụng phụ của thuốc vì thế làm cho việc điều trị gặp khó khăn hơn. Thông thường những triệu chứng có thể xảy ra khi điều trị phơi nhiễm có thể trầm trọng hơn hoặc diễn biến mạnh hơn nếu như tâm lý hoảng sợ, bất an. Ví dụ với tác dụng phụ gây mất ngủ nếu tâm lý luôn lo sợ thì việc mất ngủ có thể kéo dài ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.Vì thế việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, cố gắng cân bằng cảm xúc và những lo âu sẽ khiến cho việc điều trị có kết quả tốt hơn.
Trần Hoàn
Lượt xem: 8407
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00