Cán bộ y tế - Cảm thông nhưng vẫn ngại tiếp xúc với người có H Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
![Cán bộ y tế - Cảm thông nhưng vẫn ngại tiếp xúc với người có H Cán bộ y tế - Cảm thông nhưng vẫn ngại tiếp xúc với người có H](https://tamsubantre.org/media/news/kham-benh--HIV.gif)
Từ cơ sở y tế tư nhân…
Kỳ thị liên quan tới HIV/AIDS có thể được mô tả là “quá trình làm mất giá trị” của một người sống chung hay liên quan tới HIV/AIDS. Phân biệt đối xử xuất hiện sau kỳ thị và là cách đối xử không công bằng, bất công đối với một cá nhân nhiễm HIV/AIDS hoặc bị nghi nhiễm HIV/AIDS Định nghĩa của UNAIDS (www.unaids.org) |
… Tới các cơ sở y tế nhà nước
Pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS nghiêm cấm việc từ chối cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh cho bệnh nhân HIV/AIDS. Đối với các cơ sở y tế tư nhân, việc “lách luật” dễ dàng hơn rất nhiều so với những cơ sở y tế nhà nước. Có thể đó chính là lý do khiến không ít cán bộ y tế công tác tại cơ sở y tế nhà nước rơi vào tình huống “không muốn nhưng vẫn phải làm”. Tất nhiên, việc phải miễn cưỡng làm thường gây ra hàng loạt vấn đề rắc rối. Tình trạng bị “bỏ quên” trong những ca cấp cứu tai nạn của bệnh nhân HIV/AIDS, như một số bài báo đã đăng tải, không phải là chưa từng xảy ra trong các bệnh viện công.
Chị P.T.B, y tá tại một bệnh viện lớn trên địa bàn thành phố, tỏ ra thận trọng khi nói về vấn đề này. “Bản thân chúng tôi không chê trách hay phê phán gì bệnh nhân HIV/AIDS, nhưng để nói là bình thường khi chăm sóc họ thì không thể là bình thường được. Anh thử tưởng tượng xem, chuyện gì sẽ xảy ra nếu chúng tôi sơ ý đụng phải mũi kim có dính máu hoặc chất dịch nào đó của bệnh nhân? Chúng tôi chỉ cố gắng làm việc hết trách nhiệm của mình chứ thực tình cũng ngại ngại tiếp xúc lắm…”.
Bệnh nhân nói gì?
Kết quả điều tra 924 cán bộ y tế làm việc tại cơ sở y tế tư nhân và nhà nuớc của tổ chức Pathfinder International, năm 2008 |
Anh H.V.L, một người có HIV/AIDS nhận xét, “Tôi biết ở các bệnh viện nhà nước thì đầy đủ thuốc men và dụng cụ chạy chữa hơn, nhưng tôi không chịu được việc phải xếp hàng vài tiếng đồng hồ để nhận mấy viên thuốc của bảo hiểm và những lời quát mắng của cán bộ y tế. Nếu chỉ chữa các bệnh thông thường, ra ngoài (phòng khám tư) là tốt nhất, tuy mất thêm ít tiền nhưng còn được người ta tôn trọng”.
Dù làm tại cơ sở nhà nước hay tư nhân thì theo đánh giá chung, cán bộ y tế vẫn là nhóm có kiến thức tốt nhất về HIV/AIDS trong xã hội. Bản thân họ cũng rất cảm thông với những bệnh nhân mang trong mình loại vi rút này. Vậy điều gì khiến họ ngại chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân HIV/AIDS? Câu trả lời có thể rất khác nhau, có người nói rằng họ sợ gia đình phản đối, sợ ảnh hưởng đến các bệnh nhân khác, nhưng sợ bị nhiễm bệnh có lẽ vẫn là lý do phổ biến hơn cả.
HIV/AIDS hiện vẫn chưa có thuốc chữa mà chỉ có thuốc kháng vi rút, do đó điều lo lắng của các cán bộ y tế cũng có thể hiểu được. Làm thế nào để giảm bớt nỗi lo cho cán bộ y tế khi chăm sóc và điều trị bệnh nhân HIV/AIDS là câu hỏi được đặt ra. Bên cạnh công tác dự phòng (bao gồm cả trang thiết bị dự phòng và điều trị phơi nhiễm trong tai nạn nghề nghiệp), thì nhà nước và ngành y tế cũng nên xây dựng và áp dụng một chính sách cụ thể về HIV tại cơ sở y tế để bảo vệ quyền lợi và giúp các cán bộ y tế yên tâm hơn trong công việc của mình.
Quốc Khánh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00