Cấm người nhiễm sinh con, đôi điều cần suy nghĩ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Hội nghị đại biểu QH chuyên trách thảo luận dự án Luật Phòng, chống HIV/AIDS do Phó Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Phúc Thanh chủ trì đã diễn ra vào ngày 20-2. Ngay sau đó, trên hầu hết các mặt báo đều có bài đăng tải ý kiến tranh luận của đại biểu quốc hội về các vấn đề xung quanh dự thảo luật này.
Chúng tôi không biết những đại biểu trước khi tham gia hội nghị bàn về dự thảo luật đã được tham khảo tài liệu và cập nhật những thông tin mới nhất về HIV/AIDS chưa? Tuy nhiên, với tư cách là người xây dựng luật, những ý kiến mà vị đại biểu trên đưa ra đã cho thấy sự thiếu hụt về thông tin và kiến thức trong lĩnh vực này. Không cần phải những bác sĩ hay những người làm trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS mà ngay cả những người lao động thuộc nghề nghiệp khác cũng có thể biết được rằng, tỉ lệ lây nhiễm từ người mẹ có HIV sang con chỉ là 35%. Những bà mẹ nhiễm HIV mang thai được uống thuốc dự phòng lây truyền từ mẹ sang con thì tỉ lệ nhiễm HIV ở đứa trẻ sinh ra còn 5- 10%. Thậm chí, nếu được điều trị ARV cho tới khi tải lượng vi rút trong máu rất thấp hoặc không tìm thấy vi rút thì tỉ lệ truyền HIV từ mẹ sang con chỉ còn ở mức dưới 1%.
Hiện nay tại các bệnh viện như phụ sản trung ương và sản C tại Hà Nội đều có thuốc dự phòng lây truyền từ mẹ sang con cho phụ nữ nhiễm HIV mang thai. Việc cấp thuốc và điều trị ARV cũng được tiến hành ở nhiều bệnh viện.
Kỹ thuật rửa tinh trùng đã được thực hiện thành công tại hầu hết các bệnh viện phụ sản lớn ở Việt Nam như Bệnh viện phụ sản trung ương, Bệnh viện phụ sản Từ dũ. Đối với những trường hợp nam giới nhiễm HIV, vợ không nhiễm HIV, nếu được áp dụng kỹ thuật này thì hoàn toàn có khả năng sinh những đứa con khoẻ mạnh, an toàn. Tuy nhiên, trong điều 3, Nghị định số 34/CP ngày 01/06/1996 hướng dẫn thi hành pháp lệnh phòng chống HIV/AIDS đã ghi rõ, những người nhiễm HIV không được cho máu, cho mô, cho tinh dịch, cơ quan hoặc bộ phận cơ thể mình cho người khác. Điều này đã cản trở những người có HIV/AIDS được làm cha mẹ. Thiết nghĩ, đây cũng là một vấn đề cần được mang ra xem xét, bàn bạc tại hội nghị.
Trong bất kỳ một lĩnh vực nào, truyền thông đại chúng đóng một vai trò quan trọng trong việc định hướng, tuyên truyền và cung cấp thông tin tới độc giả. Lĩnh vực HIV/AIDS cũng vậy. Qua truyền thông đại chúng, các nhà lập sách sẽ có thêm nhiều thông tin mới, cập nhật giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện các văn bản luật, các mục tiêu, chương trình phòng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, truyền thông đại chúng cũng giúp người có HIV hiểu hơn về vấn đề của mình để có những ý kiến đóng góp xây dựng luật theo đúng nguyện vọng và khả năng thực thi.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, "những người không may bị nhiễm HIV/AIDS không bị hạn chế hay tước quyền công dân, họ có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định". Trong luật Hôn nhân gia đình Việt nam cũng không có điều nào nói rằng những người có HIV không đuợc phép kết hôn. Như vậy, nếu như có thay đổi, thì không chỉ bổ sung 10 điều cấm trong luật phòng chống HIV/AIDS mà cần phải sửa đổi khá nhiều bộ luật liên quan trong hệ thống luật pháp.
Được biết, chưa có một quốc gia nào trên thế giới áp dụng quy định cấm kết hôn đối với những người có HIV. Bởi vì, điều này sẽ không khuyến khích những người có hành vi nguy cơ đi xét nghiệm, hoặc những người có HIV bộc lộ bản thân. Như vậy, công tác quản lý, điều trị cho những người có HIV không những sẽ không trở lên dễ dàng hơn mà còn khó khăn hơn rất nhiều. Giống như một tảng băng chìm, đây sẽ là nguy cơ tiềm ẩn cho sự lây lan của đại dịch AIDS và có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Đúng như ý kiến của một số đại biểu "Yêu và được yêu là quyền của mỗi người. Chính sự yêu thương, san sẻ của người vợ hoặc chồng cùng bị nhiễm HIV sẽ khiến cho cuộc sống của họ bớt bi thương, một khi đã kết hôn thì không thể cấm cặp vợ chồng nhiễm HIV sinh con. Vì vậy, để giảm gánh nặng cho xã hội, cơ quan y tế phải tập trung tư vấn cho những cặp vợ chồng nhiễm HIV".
Vấn đề nêu trên chỉ là một trong số rất nhiều vấn đề được đưa ra tranh luận tại hội hội nghị. Sẽ còn rất nhiều điều cần phải được đem ra mổ xẻ kỹ lưỡng để hoàn thiện và đưa vào áp dụng thực tế. Cả cộng đồng rất mong chờ vào ý kiến sáng suốt của các vị đại biểu. Chống phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS là trách nhiệm của toàn thể cộng đồng và bản thân người nhiễm HIV/AIDS. Xác định được quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV sẽ từng bước tháo gỡ rào cản của sự kỳ thị, xa lánh và phân biệt đối xử. Thiết nghĩ, nếu như tất cả các vị đại biểu khi tham gia vào hội nghị dự thảo luật phòng chống HIV/AIDS đều được trang bị tốt những kiến thức về lĩnh vực này trước đó thì sẽ có nhiều ý kiến đóng góp hiệu quả, thiết thực và hợp tình hợp lý hơn.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00