Cách chữa mụn khi mang bầu Thứ Năm, 30/11/2023, 12:00
Khi mang thai hormone thay đổi, khiến cho mẹ bầu bị nổi mụn nhiều. Điều này khiến cho không ít chị em bị mặc cảm. Mặc dù mụn không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng tính thẩm mỹ không cao. Vì thế có nhiều chị em thường tìm cách chữa mụn khi mang bầu. Tuy nhiên, thời kỳ mang thai khá nhạy cảm, nếu như chữa sai cách sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi.
Mẹ bầu bị nổi mụn khi mang thai do đâu?
Mang thai cơ thể của người mẹ có nhiều thay đổi, trong đó mụn là một vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Có rất nhiều nguyên nhân khiến mẹ bầu bị nổi mụn. Trong đó cần phải kể đến:
- Thay đổi nội tiết tố
Mang thai khiến nồng độ hormone nội tiết càng tăng cao nhất là 3 tháng đầu. Điều này sẽ khiến cho da của mẹ bầu tiết ra nhiều sebum (chất dầu nhờn tự nhiên).
Khi chất dầu tự nhiên phát triển mạnh sẽ khiến cho lượng dầu thừa trên bề mặt da tăng cao, lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Lúc này các tác nhân có hại như hại khuẩn, nấm men sẽ sinh sôi và gây mụn.
Tuy nhiên, đến tháng thứ 4 nồng độ nội tiết tố giảm dần và ổn định trở lại, tình trạng mụn sẽ dần cải thiện và mất đi.
- Hệ miễn dịch suy yếu
Trong thời kỳ mang thai hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy giảm. Sự suy giảm này sẽ khiến cho làn da bà bầu trở nên nhạy cảm hơn. Vi khuẩn sẽ dễ dàng tấn công khiến da xuất hiện mụn.
- Thân nhiệt tăng cao
Mang thai hoạt động tuần hoàn máu và trao đổi chất tăng cao khiến cơ thể mẹ bầu sinh ra nhiệt nhiều hơn.
Để điều hòa thân nhiệt, làn da của mẹ bầu sẽ bài tiết nhiều mồ hôi và bã nhờn hơn. Chính điều này đã khiến cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn. Vi khuẩn P. acnes sẽ nhân cơ hội này phát triển mạnh và gây ra mụn ở những tháng đầu của thai kỳ.
- Mệt mỏi, stress khi mang thai
Mệt mỏi, stress, thiếu ngủ, mất ngủ, căng thẳng thần kinh là hiện tượng mà mẹ bầu nào nào cũng gặp phải. Điều này khiến cho chức năng thải độc tố ở gan với thận bị suy giảm theo. Điều này gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của thai phụ cũng như khiến da của mẹ bầu bị nổi mụn.
Mụn có ảnh hưởng đến mẹ bầu không?
Thực chất, mụn sẽ không gây hại đến sức khỏe của mẹ và bé. Bởi đây là hiện tượng thông thường mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau 3 tháng đầu của thai kỳ. Sau khi sinh, hiện tượng mụn sẽ nhanh chóng chấm dứt.
Tuy nhiên, thực tế hiện nay có nhiều mẹ bầu với tâm lý lo ngại về mụn sẽ khiến bản thân mình xấu đi. Từ đó có những suy nghĩ không đúng. Nếu như hiện tượng này kéo dài, chị em sẽ rất dễ bị stress. Chính điều này đã vô tình gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ bầu. Khiến mẹ bầu mệt mỏi chán ăn, thần kinh bị căng thẳng. Sự phát triển của thai nhi cũng bị ảnh hưởng theo.
Bật mí cách chữa mụn khi mang bầu an toàn và hiệu quả
Mọc mụn khi mang thai là vấn đề hoàn toàn tự nhiên và bình thường. Mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn thấy tình trạng mụn mọc quá nhiều. Mẹ bầu nên:
- Thăm khám chuyên khoa
Mẹ bầu nên đến cơ sở y tế chuyên khoa để bác sĩ thăm khám. Căn cứ vào hiện trạng và mức độ của mụn. Bác sĩ sẽ lựa phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả và an toàn. Vì thế, mẹ bầu không nên mua bất kỳ loại thuốc nào về điều trị.
- Vệ sinh da sạch sẽ và đúng cách
Để hạn chế nguy cơ bị mọc mụn. Trước tiên mẹ bầu cần phải vệ sinh da thật sạch sẽ cũng như giữ độ ẩm cần thiết cho da. Giúp cho làn da luôn khỏe mạnh.
Mẹ bầu nên rửa mặt sạch 2 lần/ ngày bằng sữa rửa mặt có chiết xuất từ tự nhiên, không có hương liệu. Đảm bảo an toàn cho da mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi.
- Bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho da
Mẹ bầu cần chăm sóc da từ bên trong lẫn bên ngoài. Giúp cho da luôn khỏe mạnh, hạn chế tối đa nguy cơ bị mọc mụn trong suốt thai kỳ.
Mẹ bầu cần bổ sung thêm các loại thực phẩm hỗ trợ cho da như dâu tây, việt quất, cam bưởi, thực phẩm giàu vitamin C, E, cùng với omega-3…
Một số gợi ý dành cho thai phụ để hạn chế tình trạng mọc mụn khi mang thai:
- Bổ sung thực phẩm có chứa vitamin C để sản xuất collagen cho da. Đồng thời bảo tế bào khỏi sự phá hủy của các gốc tự do. Do đó, khi mang bầu chị em nên tăng cường bổ sung vitamin C bằng các loại thực phẩm hằng ngày như cam, bưởi.. sẽ giúp làn da chống lại sự tổn thương do oxy hóa, cải thiện tình trạng mụn.
- Bổ sung thực phẩm có chứa các chất có khả năng chống oxy hóa để bảo vệ và nuôi dưỡng làn da tươi trẻ như việt quất, dâu tây, cải bó xôi…
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A như ớt chuông, cà rốt, khoai lang… để giúp hồi phục các mô da bị tổn thương do mụn gây ra.
- Bổ sung thực phẩm giàu vitamin E nhằm mang đến lớp bảo vệ các màng tế bào da như bông cải xanh, các loại hạt…
- Bổ sung vitamin D giúp giảm nguy cơ bị mụn do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào sáng sớm như: ngũ cốc, lòng đỏ trứng, các sản phẩm từ sữa…
- Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 và omega-6 để giúp làn da luôn mịn màng và các tế bào da luôn khỏe mạnh. Các thực phẩm giàu 2 loại omega này gồm cá hồi, quả óc chó, dầu cá…
- Sử dụng mặt nạ hỗ trợ mụn
Mặt nạ hỗ trợ mụn là một trong những hương pháp được nhiều mẹ bầu lựa chọn. Mẹ bầu nên sử dụng các loại mặt nạ được làm từ các nguyên liệu tự nhiên.
Một số mặt nạ mẹ bầu có thể dùng để điều trị mụn như: tinh bột nghệ kết hợp mật ong, mặt nạ từ sữa chua, mặt nạ khoai tây và mật ong,…
Các loại mặt nạ nà đều có tác dụng dưỡng ẩm, làm sạch da, diệt khuẩn gây mụn hiệu quả.
Lưu ý: Trước khi đắp mặt nạ mẹ bầu nên làm sạch da, sau đó đắp hỗn hợp trên da tối đa 20 phút rồi rửa mặt lại với nước.
- Chữa mụn cho mẹ bầu bằng cách xông mặt với thảo mộc
Xông mặt không chỉ giúp thải độc da mà còn kích thích hình thành collagen cho da. Khiến da trở nên đẹp mịn màng và khỏe mạnh.
Mỗi tuần, mẹ bầu nên xông mặt 2 lần. Các độc tố trên da sẽ được đào thải một cách hiệu quả. Giúp làn da luôn sạch và hồng hào
Một số công thức xông da mặt đơn giản nhưng hiệu quả mẹ bầu có thể thực hiện ngay tại nhà là:
- Nguyên liệu gồm có: xả, chanh, gừng.
- Thực hiện: các nguyên liệu trên rửa sạch, sau cho vào nồi đun sôi. Sau đó mẹ bầu lấy một cacsi khăn bông to quấn kín từ đầu xuống cổ để xông hơi. Tinh dầu sả giúp da sạch, thư giãn tinh thần. Vitamin C và tinh dầu trong chanh và vỏ chanh giúp da sáng mịn và hồng hào. Gừng có chứa nhiều hợp chất chống viêm và chống oxy hóa có công dụng trị mụn, chống lão hóa da.
- Điều trị mụn cho bà bầu bằng cách cân bằng nội tiết tố
Nội tiết tố suy giảm là nguyên nhân khiến da của mẹ bầu bị nổi mụn. Để cải thiện tình trạng này, mẹ bầu cần phải:
- Uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, đặc biệt là các loại ra màu xanh đậm, hoa quả.
- Không ăn đồ ăn nhanh, hạn chế sử dụng chất quá béo, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt, đồ uống chứa nhiều caffeine và các chất kích thích như chè, rượu bia… gây rối loạn nội tiết tố nữ.
- Bổ sung vitamin B, vitamin E… để dưỡng da khỏe mạnh, tránh bị vi khuẩn tấn công gây mụn.
- Giảm căng thẳng, mệt mỏi. Tạo thói quen sinh hoạt, làm việc, đúng giờ giấc, không thức quá khuya.
Hy vọng với những thông tin hữu ích trên đây, mẹ bầu đã biết cách chữa mụn khi mang bầu sao cho hiệu quả và an toàn. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.
Nguồn: Bệnh Viện Đa khoa Quốc Tế HN
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Mới hết kinh quan hệ luôn có thai không? Thứ Năm, 30/11/2023, 09:00
- Niêm Mạc Tử Cung Dày Bao Nhiêu Là Bình Thường? Thứ Sáu, 24/11/2023, 15:00
- Tắc ống dẫn tinh là gì? Thứ Sáu, 24/11/2023, 14:00
- Những điều không nên làm sau khi phá thai chị em nên chú ý Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00
- Suy giảm testosterone ở nam giới là như thế nào? Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00
- Di tinh ở nam giới là gì? Điều trị thế nào hiệu quả? Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00
- Lấy tinh trùng từ bao cao su có thai không? [Giải đáp] Thứ Năm, 23/11/2023, 15:00
- 5 bệnh xã hội thường gặp nguy hiểm nhất hiện nay Thứ Năm, 23/11/2023, 14:00
- Gai sinh dục khác sùi mào gà như thế nào? Thứ Năm, 23/11/2023, 13:00
- [Nguyên nhân & Điều trị]Bụng dưới to bất thường ở nữ giới Thứ Năm, 23/11/2023, 13:00
- Thuốc an thần là thuốc gì? Những thông tin cần biết khi sử dụng Thứ Năm, 23/11/2023, 12:00
- SỰ TƯƠNG ĐỒNG TRONG TÂM LÝ GIỮA PHỤ NỮ VÀ ĐÀN ÔNG Thứ Sáu, 17/11/2023, 15:00