Các tổ chức phi chính phủ: niềm hi vọng của những người nhiễm HIV ở Nam Phi Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Bongani sống với bà ngoại trong một túp lều nhỏ màu vàng. Chú bé mất cha, mẹ và người dì ruột một năm trước khi tôi tới. Suy dinh dưỡng do nghèo đói, môi trường sống mất vệ sinh khiến thể hình Bongani, cũng như nhiều đứa trẻ khác trong khu dân cư đó, trở nên quá nhỏ bé với bạn đồng lứa.
Bongani dường như không thể tiếp tục tồn tại, ở đây những đứa trẻ có cha mẹ nhiễm HIV và AIDS thường không còn một ai để nương tựa. Nhưng may mắn sao cậu vẫn còn bà nội. Đây có thể xem như bức tranh toàn cảnh về trẻ em nhiễm HIV/AIDS, căn bệnh thế kỷ, ở toàn Châu Phi. Đó là bị bỏ rơi với toàn bộ ý nghĩa của nó.
Đó là một năm về trước. Năm nay, khi trở lại thăm Công viên Tự do, tôi nhận thấy sự thay đổi rõ rệt ở chú bé. Trông chú rất khoẻ mạnh và chú đã lớn lên nhiều so với năm ngoái. Chú tới trường, học chữ và đã biết đọc. Mơ ước của chú là trở thành một thầy giáo khi trưởng thành. Chú vui vẻ nói: “Bây giờ cháu là người chăm sóc bà nội”.
Sự thay đổi bắt nguồn từ việc chú đã là một thành viên của chương trình “Dược phẩm phòng ngừa AIDS và Ma tuý” (còn được biết đến với tên ARVs), với phụ cấp 20 rand/1 ngày (đơn vị tiền tệ Nam Phi, tương đương với 3USD). Với số tiền phụ cấp trên, chú có thể duy trì cuộc sống trong nhiều năm tới. (Thu nhập bình quân của Nam Phi là 577 USD/ năm).
Bongani có thể coi là một trường hợp may mắn hiếm hoi, vì hiện còn đang có trên 5 triệu người dân Nam Phi (chiếm 2,1% dân số năm 2003) cho kết quả dương tính với HIV, nhưng chỉ có 15.000 người nhận được thuốc từ các chương trình của chính phủ. Một số lớn khác được các tổ chức phi chính phủ hỗ trợ, nhưng thực tế còn hàng ngàn trẻ em nhiễm HIV/AIDS không có một ai quan tâm chăm sóc. Chúng bị xã hội bỏ mặc.
Tuy nhiên điều đáng nói trong trường hợp của Bongani là chú không nhận được sự trợ giúp trực tiếp từ Chính Phủ mà qua một số tổ chức từ thiện Phi Chính Phủ. Điều này cho thấy trách nhiệm với những đứa trẻ thiếu may mắn sẽ thuộc về ai đã quá rõ. Đây đã không còn là vấn đề đặt ra đối với riêng Nam Phi, mà cả thế giới, trong đó có Việt Nam cũng đang thực sự đứng trước những điều vướng mắc này.
Thanh Bình (Biên dịch từ BBC)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00