Bước đầu xoá bỏ kỳ thị về HIV/AIDS & Đột phá trong thụ tinh ống nghiệm Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Bước đầu xóa bỏ kỳ thị về HIV/AIDS
Bất kỳ ai cũng có thể nhiễm HIV/AIDS nếu không biết giữ gìn. Bệnh không chỉ là của riêng những người chích ma túy và gái mại dâm, mà ngay cả người "tử tế" cũng có thể mắc... Năm 2004 đánh dấu một bước ngoặt trong sự thay đổi nhận thức về HIV/AIDS. Từ chỗ đánh đồng HIV với tệ nạn xã hội, cho rằng người có HIV đáng phải trả giá cho lối sống trụy lạc của mình, người dân đã hiểu rằng đây cũng chỉ là một căn bệnh và người mang nó vẫn có thể cống hiến nhiều cho xã hội trước khi bị quật ngã. Chương trình phòng chống AIDS thừa nhận sai lầm khi tuyên truyền về HIV/AIDS theo lối hù dọa, bi kịch hóa, và đã có chuyển hướng rõ rệt để tránh cho người dân có cái nhìn lệch lạc và kỳ thị về bệnh. Bước ngoặt cũng được tạo ra khi Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng chống HIV/AIDS đến năm 2010 và Tầm nhìn 2020, với chủ trương huy động cả cộng đồng vào công tác này, thay vì chỉ dựa vào ngành y tế. Tuy vậy, việc phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức: thiếu trầm trọng kinh phí, giá thuốc quá cao, điều kiện vật chất thấp, người dân chưa hiểu biết nhiều về bệnh... Trong khi đó, số ca nhiễm HIV trên thực tế đã hơn 200.000 người và có xu hướng gia tăng trong nhóm ít nguy cơ.
Sinh một con - đột phá trong thụ tinh ống nghiệm
Mỗi đứa trẻ ra đời bằng kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm là niềm vui vô bờ bến của các cặp vợ chồng hiếm muộn, song không phải ai cũng muốn cùng lúc có đến 3-4 đứa sinh ra. Đa sinh từ lâu vẫn là một thách thức lớn đối với kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm chữa vô sinh. Các bác sĩ thường phải đặt nhiều phôi vào tử cung để tăng khả năng mang thai, dẫn tới các biến chứng như người mẹ bị huyết áp cao, con bị sinh non hoặc thiếu cân. Nhưng nay các nhà khoa học tại Mỹ và Thụy Điển tuyên bố, nếu sử dụng các kỹ thuật tiên tiến để nuôi và lựa chọn phôi khỏe mạnh, thì chỉ cần chuyển một phôi duy nhất cũng cho hiệu quả không kém như khi chuyển đa phôi. Thành tựu này mang lại hy vọng mới cho những cặp hiếm muộn và giúp giảm thiểu các trục trặc sức khỏe cho mẹ và con.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00