Bảo vệ quyền lợi NCH từ việc xây dựng mạng lưới các CLB tự lực tại Hà Nội Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Cần nhiều chương trình can thiệp của nhà nước để người HIV được bảo vệ quyền lợi của mình
Ở Việt Nam, mặc dù đã có một hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về quyền, nghĩa vụ của người nhiễm HIV, trách nhiệm của cộng đồng trong việc thực thi và bảo đảm quyền của người nhiễm HIV.
Ở đâu đó trong xã hội Việt Nam, người có HIV vẫn bị coi là những người mang nhiều tội lỗi và đáng xấu hổ. Chính vì vậy, khi công khai là người có HIV (NCH) nhiều người phải đối diện với không ít những khó khăn trong cuộc sống, trong công việc dù có trình độ, tay nghề. NCH không mấy khi có được công việc ổn định, thu nhập tốt, ít được đối xử công bằng và bình đẳng. Đâu đó trong xã hội vẫn còn sự phân biệt, đối xử, kỳ thị, xa lánh, làm tổn thương người có HIV, làm mất nhiều cơ hội đến được đến trường của trẻ em nhiễm HIV.
Sự ra đời các câu lạc bộ tự lực trên địa bàn Hà Nội và phạm vi cả nước dành cho người có HIV là điều cần thiết và ý nghĩa vì đã tập hợp, chăm sóc, bảo vệ, đấu tranh cho quyền lợi của người cóHIV, hướng những NCH vào những hoạt động tập thể , xoá bỏ mặc cảm và đem lại thông tin liên quan đến việc chăm sóc và điều trị cho bản thân...
Trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều các câu lạc bộ tự lực của người sống chung với HIV. Tuy nhiên, các câu lạc bộ này hoạt động còn tự phát, mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy xin tài trợ, tính liên kết giữa các câu lạc bộ còn thiếu và yếu. Một số các câu lạc bộ được các tổ chức, các dự án bảo trợ, số khác hoàn toàn do cá nhân đóng góp, xây dựng, gây khó khăn cho việc tiếp cận với các dịch vụ hỗ trợ dành cho người có HIV cũng như các hoạt động truyền thông về HIV tại cộng đồng.
Chung tay bảo vệ quyền lợi người có HIV tại Việt Nam
Cơ hội và thách thức khi các nhóm tự lực gia nhập mạng lưới người có HIV
Mục đích của việc thành lập mạng lưới người có HIV tại Hà Nội là đem lại lợi ích cao nhất cho NCH trên toàn địa bàn thành phố. Với mạng lưới cấp tỉnh này, các nhóm tự lực của người sống chung với HIV trên địa bàn Hà Nội sẽ được liên kết thành một khối thống nhất với một ban điều hành để cùng chung tay phòng chống HIV/AIDS. Đồng thời, sự ra đời của mạng lưới người có HIV cấp tỉnh tại Hà Nội, còn tạo cơ hội thu hút được nguồn lực con người và nguồn lực khác của các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức chính trị và xã hội… Qua đó, quyền lợi của NCH ngày càng được quan tâm và bảo vệ.
Tuy nhiên, khó khăn nhất đối với việc thành lập mạng lưới là nhân lực điều hành còn thiếu, và còn yếu. Trong khi đó trên địa bàn Hà Nội cũng có khoảng 20 câu lạc bộ, nhóm tự lực với hàng trăm thành viên nên việc điều hành cũng không phải là điều dễ dàng.
Vì thế, những người có HIV nằm trong ban điều hành mạng lưới phải có tầm nhìn chiến lược, có lòng nhiệt huyết… thì mới đề ra được định hướng và chiến lược hoạt động cụ thể, phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của NCH trên địa bàn Hà Nội.
Phụ trách chính của VNP+ cho biết “Ban đầu chúng tôi sẽ hỗ trợ kỹ thuật để mạng lưới này đi vào hoạt động hiệu quả. Việc phát triển mạng lưới sẽ phát huy khả năng, năng lực của người có HIV trên địa bàn Hà Nội. Vì vậy, đây sẽ là mô hình liên kết toàn vẹn và hiệu quả”.
VNP+ là tên viết tắt của VietNam Network of People Living with HIV/AIDS (Mạng lưới quốc gia của những người sống chung với HIV/AIDS tại Việt Nam).
Hiện tại VNP+ quy tụ 70 nhóm Tự lực, liên minh và mạng lưới cấp tỉnh của những người sống chung với HIV/AIDS đang hoạt động trong lĩnh vực phòng chống HIV/AIDS trên lãnh thổ Việt Nam. Để tăng cường sự tham gia của người sống chung với HIV/AIDS trong các hoạt động phòng chống HIV tại Việt Nam và tạo được tiếng nói chung nhằm tác động chính sách cho NCH cũng như xoá đi sự cách ngăn về địa lý. Sau gần 2 năm chuẩn bị, ngày 11-15/08/2008 tại Hà Nội, mạng lưới người sống chung với HIV/AIDS tại Việt Nam với sự tham gia của đại diện hơn 70 nhóm tự lực, liên minh và mạng lưới cấp tỉnh/thành phố của những người sống chung với HIV/AIDS trên toàn quốc đã chính thức ra đời đánh dấu một sự thay đổi lớn trên vai trò đại diện cho tiếng nói của những người đang chung sống với HIV/AIDS tại Việt Nam. |
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00