Báo cáo của LHQ cho thấy đồng tính nam ở Châu Á bị từ chối chăm sóc HIV Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00

Báo cáo cho biết có tới 90% người đồng tính nam châu Á đã bị từ chối chăm sóc HIV
Bản báo cáo, được công bố ngày 17 tháng 6 năm 2010, cho biết sự ra tăng lây lan của căn bệnh AIDS giữa những người đồng tính nam trên lục địa đã lên tới mức đáng báo động và sự áp đặt của pháp luật ở nhiều nước đang làm cho tình hình tồi tệ hơn.
Báo cáo nói rằng: "19 trên 48 quốc gia trong khu vực châu Á Thái Bình Dương kết tội tình dục đồng giới nam, và những luật này thường dẫn đến lạm dụng và vi phạm nhân quyền.
"Ngay cả khi không có tội gì cụ thể, MSM (nam giới có quan hệ tình dục với nam giới) và những người chuyển đổi giới tính có thể bị cảnh sát lạm dụng và thường là mục tiêu được nhắm tới của cảnh sát cho các tội có liên quan đến trật tự công cộng, mại dâm và khiêu dâm. "
Các báo cáo cho biết ở nhiều quốc gia, cảnh sát phá vỡ các dịch vụ giúp phòng HIV và tịch thu các vật dụng như bao cao su và chất bôi trơn. Nó cũng cho biết, tội gây mất trật tự công cộng và tội mại dâm đang được sử dụng có chọn lọc để trừng phạt người đồng tính nam.
Từ 10 đến 30% người mới nhiễm HIV ở các nước châu Á đã được tìm thấy là người đàn ông đồng tính và lưỡng tính.
Tại Bangkok, 30,8% người nhiễm HIV là nam giới đồng tính và lưỡng tính, so với 1,4% người trưởng thành ở Thái Lan. Trong đó tại Mumbai, con số là 17% người đồng tính nam và người lưỡng tính so với 0,36% ở người trưởng thành của Ấn Độ.
Nghiên cứu cùng được thực hiện bởi Chương trình Phát triển thế giới của Liên Hiệp Quốc, tổ chức Liên minh châu Á Thái Bình Dương về tình dục nam giới và Đại của học Hồng Kông.
Ông Mandeep Dhaliwal của Liên Hợp Quốc cho biết trong một tuyên bố: "Hiệu quả của quá trình cải thiện các vấn đề về HIV/ AIDS sẽ phụ thuộc không chỉ công tác phòng, chống HIV, điều trị và chăm sóc, mà còn phụ thuộc vào quy phạm pháp luật và sự hỗ trợ môi trường xã hội dành cho những nhóm người dễ bị tổn thương. "
Thùy Linh dịch từ http://www.pinknews.co.uk/
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00