Bạn biết gì về phơi nhiễm HIV? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
![Bạn biết gì về phơi nhiễm HIV? Bạn biết gì về phơi nhiễm HIV?](https://tamsubantre.org/media/news/phoi-nhiem-hiv-m.gif)
Hãy bình tĩnh khi xử lý vết thương bạn nhé
Nhiều bạn đã từng nghe đâu đó cụm từ “phơi nhiễm HIV” nhưng chắc hẳn không phải bạn nào cũng có thể hiểu được đầy đủ ý nghĩa của cụm từ này.
Với tổn thương da chảy máu:
- Rửa ngay vết thương dưới vòi nước.
- Để vết thương chảy máu trong thời gian ngắn.
- Rửa kỹ bằng xà phòng, sát trùng bằng các dung dịch sát khuẩn (Dakin, Javen 1/10 hoặc cồn y tế) trong thời gian ít nhất là 5 phút.
Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9% liên tục trong vòng 5 phút.
Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi:
- Rửa bằng nước cất hoặc nước muối NaCL 0,9%
- Xúc miệng bằng nước NaCL 0,9% nhiều lần.
* Sau đó, bạn hãy đánh giá nguy cơ phơi nhiễm:
Nguy cơ cao:
- Tổn thương qua da sâu, chảy máu nhiều
- Máu và các dịch của người có H bắn vào các vết thương, niêm mạc bị loét rộng từ trước.
Nguy cơ thấp:
- Tổn thương da xây xát nông và không chảy máu hoặc chảy máu ít
- Máu và chất dịch cơ thể bắn vào niêm mạc không bị tổn thương , viêm lóet.
Không có nguy cơ: Máu và chất dịch cơ thể của người bệnh bắn vào vùng da lành, không bị tổn thương.
Trên đây là quy trình xử lý tại nhà trong trường hợp bị phơi nhiễm HIV. Sau khi thực hiện những thao tác trên, bạn nhận thấy mình hoặc người thân nằm trong nhóm có nguy cơ, bạn cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và đánh giá lại nguy cơ một lần nữa xem có cần thiết phải điều trị dự phòng không và làm những xét nghiệm cần thiết. Bạn tuyệt đối không nên xử lý theo cách riêng của mình và cách tốt nhất là nên chia sẻ với một người đáng tin cậy để họ có thể giúp bạn xử lý phơi nhiễm tại nhà trước khi đi đến cơ sở y tế.
Dân gian thường có câu “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, vì vậy bạn đừng có tiếc khi bỏ ra một chút thời gian để đọc bài viết này cho dù bạn phải tạm ngừng nhảy Audition hoặc xì tốp chơi game trong chốc lát bạn nhé.
Quốc Khánh
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00