Ấn Độ: Chống HIV/AIDS bằng bao cao su dành cho nữ Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
![Ấn Độ: Chống HIV/AIDS bằng bao cao su dành cho nữ Ấn Độ: Chống HIV/AIDS bằng bao cao su dành cho nữ](https://tamsubantre.org/media/news/clip_image002.jpg)
Nghiên cứu của chính phủ năm 2004 cho thấy mặc dù doanh số bán bao cao su dành cho nam giới ở Ấn Độ đạt 1,6 tỷ bao/năm, song các ca nhiễm HIV mới ở nước này vẫn lên tới 5,1 triệu người, trong đó 1/3 nạn nhân là phụ nữ. Cũng theo nghiên cứu trên, 15% trường hợp nhiễm HIV ở nữ là đối tượng mại dâm, 22% là các bà nội trợ có một bạn tình.
Bao cao su cho nữ... một hành động cần thiết!
Một số nam giới không chịu dùng bao cao su khi quan hệ với đối tượng mại dâm, đó cũng là một lý do tại sao chiến lược của chính phủ Ấn Độ khuyến khích nam giới sử dụng bao cao su như là sự bảo vệ chính để khỏi lây nhiễm HIV chỉ đạt được thành công hạn chế.
Trong khi đó, Bộ Y tế Ấn Độ cho biết số các ca nhiễm HIV ở nữ giới đang tăng lên. Điều này cho thấy tầm quan trọng của bao cao su dành cho nữ giới. Bộ trưởng Y tế Ấn Độ A Ramadoss nhận định "bao cao su dành cho phụ nữ là cách duy nhất để ngăn ngừa có thai ngoài ý muốn và HIV/AIDS".
M. Ayyappan, giám đốc điều hành của công ty Hindustan Latex Ltd. (HLL) chuyên sản xuất các phương tiện ngừa thai cho biết bao cao su dành cho nữ giới sẽ cho phép phụ nữ bảo vệ mình không bị lây nhiễm AIDS và các bệnh đường tình dục.
Theo Ayyappan, bao cao su dành cho các Eva sẽ chuyển quyền quyết định cho phụ nữ. Ayyappan cho biết công ty HLL muốn cung cấp bao cao su cho mọi đối tượng hành nghề mại dâm để họ có quyền sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ với khách hàng.
Ấn Độ: Hoan nghênh Femidom
Trước hết, HLL sẽ nhập khẩu bao cao su Femidom của công ty Female Health (Sức khoẻ Phụ nữ) ở Chicago và bắt đầu bán loại sản phẩm này từ tháng Chín tới. Ayyappan cho biết sau đó sáu tháng, công ty HLL sẽ bắt tay vào việc sản xuất bao cao su dành cho nữ giới.
Theo một nghiên cứu cho thấy 94% gái mại dâm được điều tra hoan nghênh và muốn dùng bao cao su. Tuy vậy, Ayyappan cho biết một trong những khó khăn quảng bá loại sản phẩm này là giá cả. Công ty HLL sẽ phải chi khoảng 1 đô la để nhập khẩu một bao cao su, trong khi đó, chi phí quảng cáo và phân phối lên tới 1,3 đô la.
Bộ Y tế và Phúc lợi Gia đình Ấn Độ đã đồng ý hỗ trợ loại sản phẩm mới này trong chương trình Kiểm soát AIDS Quốc gia và cân nhắc việc trợ cấp để giảm giá bao cao su dành cho các đối tượng mại dâm chỉ còn 12 xu. Còn tại các cửa hàng, giá một bao cao su cho nữ là 2,3 đô la.
Chandrasekhar Gowda, phụ trách dự án của chính phủ Ấn Độ giáo dục gái mại dâm cách bảo vệ mình trước các bệnh lây qua đường tình dục trong đó có HIV cho biết các đối tượng mại dâm không chỉ cần bao cao su.
Tất nhiên, bao cao su sẽ cho phụ nữ cơ hội, họ sẽ không còn bị phụ thuộc vào quyết định của nam giới. Song theo Gowda, điều này chỉ hoàn toàn thành công nếu những người hành nghề mại dâm có thể thương lượng việc sử dụng bao cao su với các khách hàng. Do đó, cần phải tăng sức thương lượng của các đối tượng mại dâm để nam giới phải tiến tới chấp nhận bao cao su dành cho nữ giới.
Loại bao cao su dành cho nữ được tung ra thị trường từ những năm 1990, mang đến cho phụ nữ thêm một sự lựa chọn ngoài những phương tiện bảo vệ vốn rất hạn chế. Giá bán bao cao su nữ cao hơn bao cao su dành cho nam tới 10 lần và đây chính là yếu tố cản trở việc sử dụng nó một cách rộng rãi. Đã có bằng chứng cho thấy có thể tái sử dụng bao cao su nữ tới 7 lần nếu được rửa sạch bằng thuốc sát trùng. Nhưng hiện nay Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khuyến cáo chỉ nên dùng một lần cho đến khi có thêm nhiều dữ liệu xác minh được độ an toàn của việc tái sử dụng phương tiện này.
Đã có hơn 19 triệu bao cao su nữ được bán ra ở hơn 70 nước. Brazil, Ghana, Namibia, Nam Phi, Zambia, Zimbabwe đều có các chương trình lớn để quảng bá cho phương tiện này. Theo một nghiên cứu ở Costa Rica, Indonesia, Mexico và Senegal, bao cao su nữ được ưa chuộng hơn bao cao su nam. Nó thích hợp nhất cho các tình huống như: nam giới ủng hộ hoàn toàn việc tránh thai và có những người cùng lứa tuổi ủng hộ phương pháp này; những người hành nghề mại dâm đã có kỹ năng thương thuyết về tình dục an toàn. Điều này cho thấy, việc vận động dùng bao cao su phải nhằm vào phụ nữ để họ thương thuyết với bạn tình về việc sử dụng, khuyến khích nam giới chấp nhận biện pháp này.
Các nhà khoa học đang tiếp tục nghiên cứu và đã có những tín hiệu cho thấy, một thế hệ bao cao su nữ rẻ tiền hơn sẽ ra đời trong vài năm tới.
Bao cao su có vai trò tối quan trọng trong việc phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là HIV/AIDS. Một nghiên cứu ở Uganda cho thấy, không một ai trong số 350 phụ nữ được khảo sát đã sử dụng bao cao su liên tục mà lại bị HIV dương tính. Tuy nhiên, khả năng lây nhiễm lại rất lớn ở những phụ nữ đã sử dụng bao cao su nhưng không liên tục.
Theo AP/Times of India/Independent Online
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00