Ai quan tâm đến những cái chết ấy? Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
![Ai quan tâm đến những cái chết ấy? Ai quan tâm đến những cái chết ấy?](https://tamsubantre.org/media/news/HIV_1.jpg)
Chăm sóc người có HIV tại bệnh viện
Theo Niên giám Thống kê Y tế năm 2004 và 2005, HIV đã vượt lên trên tai nạn giao thông để trở thành nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai trong bệnh viện. Đặc biệt, trong năm 2004, HIV là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong bệnh viện ở khu vực Đồng bằng sông Hồng. Đến năm 2005, HIV cũng đã trở thành nguyên nhân gây tử vong số một trong bệnh viện ở hai khu vực nữa là Tây Bắc và Đông Nam Bộ.
Mặc dù vậy, số liệu thống kê trong bệnh viện khó có thể phản ánh được mức độ tử vong liên quan đến HIV. Đơn giản là vì để được thống kê là chết liên quan đến HIV trong bệnh viện, một người phải chết ở trong bệnh viện, và cái chết của người đó phải được ghi nhận là có liên quan đến HIV.
Nghèo đói cộng với sự kỳ thị và phân biệt đối xử có thể đã ngăn cản nhiều người đến bệnh viện và khiến cái chết của họ không được ghi nhận và báo cáo là “do HIV”. Trong các cơ sở y tế, chỉ có một số ít dịch vụ y tế là được cung cấp miễn phí cho người có HIV, nhưng cũng chỉ ở một số nơi, còn lại phần lớn các dịch vụ là phải trả tiền. Văn phòng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam sau khi phân tích số liệu Điều tra Mức sống Việt Nam năm 2002 đã ghi nhận rằng một lần đến bệnh viện huyện tiêu tốn 20% chi phí ngoài lương thực cho cả năm của một người thuộc nhóm nghèo nhất. Một lần đến điều trị tại bệnh viện tỉnh sẽ tiêu tốn gần 45% chi phí ngoài lương thực cho một hộ gia đình trong bình trong cả năm. Đối với các gia đình có người sống chung với HIV thì tình cảnh còn khốn khó hơn, vì chi phí cho chăm sóc sức khoẻ của các gia đình này cao gấp 13 lần so với các gia đình khác.
Kỳ thị và phân biệt đối xử cũng có thể ngăn cản nhiều người có HIV đến bệnh viện. Nghiên cứu “Tìm hiểu Kỳ thị và Phân biệt đối xử liên quan đến HIV ở Việt
Kỳ thị và phân biệt đối xử săn đuổi người có HIV ngay cả khi người ta đã chết. Nghiên cứu “Tìm hiểu Kỳ thị và Phân biệt đối xử liên quan đến HIV ở Việt
Mặc dù có nhiều yếu tố dẫn đến việc thông kê không đầy đủ số người chết có liên quan đến HIV, nhưng loại virus này vẫn là nguyên nhân thứ hai gây tử vong trong bệnh viện. Điều này không đáng ngạc nhiên nếu chúng ta biết rằng Bộ Y tế ước lượng rằng trong năm 2003, cả nước có khoảng 9.000 người chết do AIDS. Và con số này tăng lên đến 14.300 người trong năm 2005.
Tuần trước, Bộ trưởng Bộ Giao thông - Vận tải phải trả lời chất vấn và nhận trách nhiệm trước Quốc hội vì tai nạn giao thông mỗi năm đã cướp đi sinh mạng của hơn 10.000 người, và vẫn chưa có dấu hiệu giảm. Liệu các đại biểu Quốc hội có biết rằng HIV/AIDS lấy đi số mạng người mỗi năm còn lớn hơn thế? Ai quan tâm đến những cái chết này?
JVnet
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00