5 CÁCH BẤM HUYỆT GIẢM ĐAU BỤNG KINH HIỆU QUẢ TỨC THÌ Thứ Năm, 26/10/2023, 12:00
Đau bụng kinh là nỗi sợ hãi của rất nhiều chị em khi đến ngày “rụng dâu”. Cơn đau liên tục và co thắt ở vùng bụng cùng với đau vùng thắt lưng khiến các chị em mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Nếu bạn luôn bị “bà dì” hành hạ mỗi tháng thì hãy bỏ túi ngay 5 cách bấm huyệt giảm đau bụng kinh cho hiệu quả tức thì dưới đây.
1. Vì sao bấm huyệt lại có tác dụng giảm đau bụng kinh?
Trong thời kỳ kinh nguyệt, cơ thể tiết ra hormone prostaglandin khiến tử cung co thắt liên tục và gây ra những cơn đau vùng bụng dưới. Tùy từng cơ địa mà cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội, xuất hiện trong khoảng 1 - 2 ngày đầu của chu kỳ. Ngoài đau bụng, các chị em còn có thể gặp tình trạng mệt mỏi, buồn nôn, nôn, đau vùng thắt lưng, chóng mặt,…
Trong Đông Y, đau bụng kinh xảy ra do mất điều hòa 2 mạch Nhâm và Xung dẫn đến tình trạng nhược hư, khí huyết không lưu thông. Xoa bóp, bấm huyệt là phương pháp giúp làm giảm đau bụng kinh hiệu quả và an toàn nhờ có tác dụng:
- Làm giãn các cơ, hỗ trợ quá trình lưu thông khí huyết, điều hòa sự cân bằng giữa 2 mạch Nhâm và Xung.
- Kích thích cơ thể sản xuất hormone endorphin giảm đau nội sinh theo tiết đoạn thần kinh.
- Bấm huyệt có khả năng điều phối hơi thở và tăng chức năng vốn có của cơ quan nội tạng để bảo vệ cơ thể.
- Thúc đẩy quá trình trao đổi chất và tăng cường vận chuyển oxy đến tử cung.
Đau bụng kinh là nỗi ám ảnh của rất nhiều chị em mỗi tháng
2. Cách bấm huyệt giảm đau bụng kinh hiệu quả
Trên cơ thể có rất nhiều huyệt đạo tuy nhiên, tùy vào triệu chứng, mức độ đau mà vị trí bấm huyệt giảm đau bụng kinh sẽ khác nhau. Dưới đây là 5 cách bấm huyệt phổ biến và cơ bản cho hiệu quả giảm đau bụng kinh tức thì mà bạn có thể tham khảo.
Huyệt Tam Nhãn
Huyệt Tam Nhãn nằm ở đốt thứ 3 của ngón tay áp út (tính từ đầu ngón tay) tại điểm giữa và dưới đường chỉ tay giữa đốt 2 và 3. Để giảm đau bụng kinh, bạn nhấn ngón tay cái lên vị trí huyệt Tam Nhãn khoảng 3 - 5 phút rồi thả ra. Có thể thực hiện trên cả 2 bàn tay. Ngoài tác dụng giảm đau bụng kinh thì bấm huyệt Tam Nhãn còn có hiệu quả trong việc cải thiện các triệu chứng của đau dạ dày và tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
Huyệt Huyết Hải
Từ xương bánh chè, ở mặt trước và trong đầu gối, bạn đo lên 2 đốt ngón tay là vị trí huyệt Huyết Hải. Dùng ngón tay cái vừa ấn nhẹ vừa day theo chiều kinh đồng hồ khoảng 3 - 5 phút sau đó thả ra và thực hiện với cả 2 bên.
Bấm huyệt Huyết Hải sẽ giúp quá trình lưu thông khí huyết thuận lợi nhờ chức năng của tỳ được cải thiện. Vì vậy cách bấm huyệt này có thể làm giảm các cơn đau bụng kinh, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt.
Bấm huyệt Huyết Hải sẽ giúp giảm cơn đau bụng kinh tức thì
Huyệt Thái Xung
Từ khe giữa ngón chân cái và ngón kế bên đo lên khoảng 1,5 đốt ngón tay là vị trí của huyệt Thái Xung. Dùng ngón tay ấn kết hợp day nhẹ huyệt từ 3 - 5 phút và thực hiện với cả 2 bên.
Huyệt Tử Cung
Giao điểm của đường dọc và đường ngang giữa 2 khớp ức và sườn số 4 ở vùng ngực là vị trí của huyệt Từ Cung. Để giảm đau bụng kinh và các triệu chứng như hen suyễn, nôn mửa, tức ngực, bạn thực hiện thao tác day ấn huyệt theo chiều kim đồng từ 3 - 5 phút.
Huyệt Thập Thất Chùy Hạ
Huyệt Thập Thất Chùy Hạ nằm ở chỗ lõm dưới gai thắt lưng số 5. Từ điểm cao nhất của mào chậu ngang ra sau lưng đến điểm chính giữa cột sống rồi đo xuống 2cm là vị trí của huyệt.
Day ấn huyệt kết hợp với massage sẽ có tác dụng giảm đau bụng kinh tức thì. Ngoài ra, bấm huyệt Thập Thất Chùy Hạ còn cho hiệu quả trong việc hỗ trợ chữa đau lưng, đau thần kinh tọa.
Bấm huyệt Thập Thất Chùy Hạ có tác dụng giảm đau bụng kinh và thần kinh tọa
3. Cách giảm đau bụng kinh tại nhà
Ngoài phương pháp xoa bóp, bấm huyệt giảm đau bụng kinh thì bạn còn có thể áp dụng một số cách để giúp cơ thể dễ chịu hơn dưới đây.
- Chườm ấm: Sử dụng khăn ấm hoặc túi chườm chuyên dụng và đặt lên bụng dưới để giúp tăng cường quá trình lưu thông máu và giảm các cơn đau, khó chịu khi tử cung co bóp.
- Tắm nước ấm: Vào những ngày đèn đỏ, bạn nên tắm bằng nước ấm, hạn chế gội đầu, không tắm quá khuya và quá lâu.
- Nghỉ ngơi: Việc nghỉ ngơi, thư giãn kết hợp massage sẽ giúp cơ thể thoải mái, khí huyết lưu thông và cơn đau bụng kinh cũng trở nên dễ chịu hơn.
- Tập thể dục: Vận động cơ thể với những bộ môn thể thao nhẹ nhàng như yoga, ngồi thiền hoặc bài tập hít thở có thể giúp làm dịu các cơn đau bụng kinh trong ngày đèn đỏ.
- Thay đổi chế độ ăn uống: Tăng cường tiêu thụ thức ăn giàu magie, canxi và vitamin B, thức ăn mềm, dễ tiêu, hạn chế độ cay, nóng, chua, đồ ăn vặt, thức ăn nhanh. Một số loại thực phẩm có tác dụng hỗ trợ giảm đau bụng kinh như cà chua, thơm, nghệ, gừng, tỏi,…
- Uống nhiều nước: Cung cấp đủ nước cho cơ thể, bổ sung nước ép từ rau củ quả, hạn chế rượu, bia, thuốc lá, cà phê, nước ngọt, nước lạnh, nên uống nước ấm, trà gừng mật ong,… để giảm đau bụng.
- Sử dụng thuốc: Dùng thuốc chống co bóp tử cung như ibuprofen hoặc naproxen theo hướng dẫn và chỉ định từ bác sĩ.
- Khám sức khỏe: Nếu cơn đau bụng kinh dữ dội và kéo dài, kinh ra nhiều hoặc có các biểu hiện bất thường như màu đen, vón cục,… thì bạn cần tìm đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có biện pháp xử lý để đảm bảo các vấn đề về sức khỏe.
Trên đây là cách bấm huyệt giảm đau bụng kinh cũng như một số biện pháp khác mà bạn có thể tham khảo. Đa số các trường hợp đau bụng kinh không gây ra những ảnh hưởng sức khỏe. Tuy nhiên, nếu cơn đau dữ dội hoặc bất thường thì bạn đến đi khám vì có thể gặp một số vấn đề như lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung hay thậm chí là ung thư cổ tử cung.
Chị em nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa khi xuất hiện tình trạng đau bụng kinh dữ dội, kéo dài
Nguồn Medlatec
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Đừng chủ quan, Sản dịch có mùi hôi cảnh báo triệu chứng hậu sản Thứ Sáu, 20/10/2023, 15:00
- Tác hại của viêm nhiễm phụ khoa – Vô sinh, ung thư…? Thứ Sáu, 20/10/2023, 14:00
- Tại sao phụ nữ cần điều trị tình trạng thiếu hụt nội tiết tố Estrogen? Thứ Sáu, 20/10/2023, 14:00
- [GIẢI ĐÁP] Viêm âm đạo có nguy hiểm không? Có tự khỏi được không? Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Viêm lộ tuyến khi mang thai cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé Thứ Năm, 19/10/2023, 14:00
- Vòi trứng là gì? Tổng hợp những bệnh lý thường gặp nhất Thứ Năm, 19/10/2023, 13:00
- Cách phân biệt sản dịch bình thường và sản dịch có dấu hiệu nguy hiểm Thứ Năm, 19/10/2023, 11:00
- Dưới đây là 4 Cách Phân Biệt Máu Kinh Và Dấu Hiệu Mang Thai Thứ Sáu, 13/10/2023, 14:00
- Dấu hiệu viêm phụ khoa nặng – nhẹ và giải pháp khắc phục Thứ Sáu, 13/10/2023, 13:00
- 8 dấu hiệu cho thấy tỷ lệ Estrogen thấp ở phụ nữ, không thể coi thường Thứ Sáu, 13/10/2023, 12:00
- Đau bụng kinh kéo dài có nên uống thuốc giảm đau hay không? Thứ Năm, 12/10/2023, 15:00
- Cẩn thận với chứng đau nửa đầu khi có kinh nguyệt Thứ Năm, 12/10/2023, 14:00