Ðiều trị bệnh lao và HIV/AIDS Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Ảnh minh họa
Phòng, chống bệnh lao không thể tách rời với công tác phòng, chống HIV/AIDS và ngược lại. Chính vì vậy, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo và định hướng cho các quốc gia về lồng ghép hoạt động lao/HIV để có thể khống chế hai bệnh này một cách có hiệu quả.
Theo PGS-TS Ðinh Ngọc Sỹ, Giám đốc Bệnh viện lao và bệnh phổi T.Ư: "Chăm sóc và điều trị HIV/AIDS, chăm sóc lao/HIV là một phần không thể thiếu và có nhiều khó khăn cả về kỹ thuật cũng như quản lý. Những khó khăn này không thể giải quyết được nếu hoạt động riêng rẽ mà cần sự phối hợp chặt chẽ giữa chương trình chống lao và chương trình chống HIV/AIDS. Ðể có thể nâng cao hiệu quả chăm sóc điều trị lao và điều trị lao/HIV, sự phối hợp lồng ghép giữa hai chương trình không chỉ giới hạn trong hoạt động chăm sóc điều trị mà cần phối hợp trong phát hiện sớm và giám sát dịch tễ".
Tổ chức Y tế thế giới khu vực Tây Thái Bình Dương khuyến cáo khung hành động bao gồm: Giám sát dịch tễ lao/HIV; tăng cường phát hiện lao cho người nhiễm HIV; điều trị và chăm sóc bao gồm cả điều trị ARV; phối hợp hai chương trình lao và chương trình HIV/AIDS.
Theo TS Nguyễn Viết Nhung (Bệnh viện lao và bệnh phổi), về mặt sinh bệnh học lâm sàng, hiện nay tình trạng HIV (+) là tình trạng mạn tính tồn tại suốt đời và lao là một bệnh cơ hội hay gặp nhất. Bệnh lao có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình bệnh lý ở người HIV và thường gắn liền với giai đoạn AIDS với tỷ lệ chết cao. Các nghiên cứu thử nghiệm gần đây chứng minh rằng những người bệnh lao/HIV được điều trị bằng phác đồ chống lao (DOTS) phối hợp với chăm sóc và điều trị HIV/AIDS phù hợp có thể làm giảm tỷ lệ tử vong. Tuy nhiên, điều trị DOTS ở những bệnh nhân này khó khăn hơn nhiều vì phải tuân thủ quá trình điều trị rất nghiêm khắc, để có được sự tương tác giữa thuốc chống lao với thuốc ARV, trong khi thiếu sự hỗ trợ từ xã hội và gia đình, thiếu về nguồn lực cho hoạt động này từ hệ thống chống lao. Bên cạnh đó là công tác quản lý và điều trị sau DOTS, có nghĩa là bệnh nhân lao/HIV đã điều trị khỏi lao thì việc chăm sóc và điều trị tiếp theo sẽ như thế nào, ở đâu, ai quản lý, cơ chế chuyển, theo dõi, báo cáo như thế nào?
Ðiều trị lao/HIV là một mục tiêu quan trọng trong kế hoạch của Chương trình phòng, chống lao giai đoạn 2006-2010. Trong những năm qua, chương trình chống lao đã triển khai một số hoạt động theo dõi, giám sát dịch tễ, tập huấn đào tạo cán bộ. Ðể giải quyết vấn đề trên, sự điều phối, phối hợp, lồng ghép hoạt động giữa chương trình chống lao các cấp từ T.Ư đến địa phương đóng vai trò rất quan trọng. Các cơ chế quản lý, kế hoạch hoạt động, cung ứng và các vấn đề mang tính kỹ thuật cần được hướng dẫn cụ thể và rõ ràng để áp dụng trên phạm vi toàn quốc.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Xét nghiệm sớm HIV cho mẹ - Hướng tới loại trừ lây truyền HIV sang con Thứ Sáu, 26/01/2024, 13:00
- 7 dấu hiệu HIV ở nữ dễ nhầm lẫn với bệnh khác Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Cẩm nang những điều bạn cần biết về tình trạng trẻ bị nhiễm HIV Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Xác suất lây nhiễm HIV sau 1 lần quan hệ là bao nhiêu? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Triệu chứng nhiễm HIV qua 3 giai đoạn Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- HIV có lây qua nước bọt không? Thứ Tư, 17/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu nhiễm HIV sau 1 năm gồm triệu chứng gì? Có thể nhận biết nhanh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Xét nghiệm HIV Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Quan hệ với người nhiễm HIV bao lâu thì bị bệnh? Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00
- Dấu hiệu HIV ở nam: Phát hiện sớm tăng cơ hội điều trị Thứ Ba, 16/01/2024, 00:00