U tinh hoàn Chủ Nhật, 22/06/2014, 00:00
Đối với trẻ em độ tuổi từ 0-15 bị u tinh hoàn, 68,3% là ác tính. Tại BV Nhi Trung ương, mỗi năm có khoảng 7-8 trường hợp trẻ em bị u tinh hoàn đến điều trị, trong đó lứa tuổi dưới 5 chiếm tỷ lệ khá cao: 87,7%.
Đó là kết quả nghiên cứu 47 trường hợp u tinh hoàn trong độ tuổi 0-15 từ tháng 1-1998 đến 7-2004 tới khám tại BV Nhi Trung ương của nhóm bác sĩ Hoàng Ngọc Thạch, Lê Phúc Phát và Ngô Văn Tín thuộc Khoa Giải phẫu vừa công bố cuối tháng 11-2004. Trong số những trường hợp đến khám và nghiên cứu, có tới 46 trường hợp (chiếm gần 98%) u tinh hoàn tại bìu, số còn lại là u tinh hoàn lạc chỗ.
Cũng theo nghiên cứu trên, trong những trường hợp bị u tinh hoàn đến khám tại bệnh viện hơn 6 năm qua, có tới 63,8% là u ác tính. Trong đó, tỷ lệ ung thư di căn chiếm 10%. Trên thế giới, tỷ lệ mắc u tinh hoàn hàng năm là trên 1,5/1 triệu trẻ em trai dưới 15 tuổi, trong đó u ác tính chiếm 40-80%.
U tinh hoàn là bệnh xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em. Mặc dù ít gặp hơn so với các loại u khác song bệnh có ảnh hưởng rất lớn đến cơ quan sinh dục và sự phát triển của trẻ. U tinh hoàn có thể gặp ở một hoặc cả hai bên. Tuy nhiên, tỷ lệ u tinh hoàn hai bên rất thấp, chỉ có 4,3%.
U thường có hình trứng, kích thước vài cm với trọng lượng có thể lên tới hàng trăm gam. U có vỏ xơ nhẵn bao bọc, ở dạng nang chứa dịch nâu hoặc vàng... Biểu hiện của bệnh là tinh hoàn to dần, chắc, nhưng không sưng nóng đỏ, có hạch bẹn to hoặc u ổ bụng khi đã có di căn. Mặc dù triệu chứng của bệnh dễ dàng nhận thấy nhưng cũng có những trường hợp chẩn đoán lâm sàng là u, phải mổ cắt bỏ tinh hoàn, khi xét nghiệm mô bệnh học thì lại là lao hoặc viêm tinh hoàn hoại tử.
Ngày nay, do có nhiều tiến bộ trong điều trị nên tỷ lệ tử vong do u tinh hoàn đã giảm mạnh. Tuy nhiên, việc phát hiện sớm kết hợp với chẩn đoán và điều trị u tinh hoàn dựa trên cơ sở chẩn đoán mô bệnh học vẫn là những yếu tố cơ bản để đưa đến một kết quả điều trị tốt, thậm chí có thể điều trị khỏi nhiều trường hợp ác tính.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Những nguyên nhân dẫn đến vô sinh Thứ Bẩy, 21/06/2014, 00:00
- Những dấu hiệu đầu tiên của thời kỳ thai nghén - Xác định sự mang thai Thứ Sáu, 20/06/2014, 00:00
- Bạn biết gì về quan hệ tình dục qua đường hậu môn? Thứ Năm, 19/06/2014, 00:00
- Những điều cần kiểm tra trước khi mang thai Thứ Tư, 18/06/2014, 00:00
- Vẫn còn những cái nhìn thiên lệch về người đồng tính Thứ Ba, 17/06/2014, 00:00
- Quy trình khám và điều trị vô sinh Thứ Hai, 16/06/2014, 00:00
- Hội chứng căng thẳng trước kỳ kinh Chủ Nhật, 15/06/2014, 00:00
- Chửa ngoài tử cung Thứ Bẩy, 14/06/2014, 00:00
- Thai chết lưu - Triệu chứng và hướng xử trí, dự phòng Thứ Sáu, 13/06/2014, 00:00
- Thai chết lưu - Nguyên nhân và ảnh hưởng Thứ Năm, 12/06/2014, 00:00
- Chửa trứng Thứ Tư, 11/06/2014, 00:00
- Ung thư dương vật Thứ Ba, 10/06/2014, 00:00