Tại sao ta lại nhẫn tâm làm tổn thương những người mà mình yêu thương Thứ Sáu, 11/09/2020, 09:00
Đó là điều không thể nếu chúng ta muốn bước đi trên đường đời mà không làm tổn thương những người chúng ta yêu thương. Chúng ta có thể phải làm vậy vì chúng ta nghĩ điều đó tốt cho chính họ-ví dụ như khi chúng ta cần trở lên nghiêm khắc với con trẻ nếu chúng ta tin rằng hành vi của chúng là phá hoại. Chúng ta có thể gây ra nỗi đau đối với một người khác khi chúng ta cần phải làm điều đó vì điều đó tốt cho chúng ta, cũng như việc phải từ bỏ một mối quan hệ vậy.
Hầu hết trong số chúng ta đều cảm thấy thật tồi tệ vì gây ra tổn thương và có lẽ là giam mình trong sự lo lắng về nỗi đau mà những người thân yêu của chúng ta phải gánh chịu. Nhưng có một số người trong cuộc sống đang gây ra rất nhiều tổn thương đối với người khác, cho cả người bạn đời và thâm chí là con cái của họ. Họ có lẽ đã mắc phải chứng rối loạn kỉ ái hoặc rối loạn nhân cách. Nhưng hãy đặt những tên gọi ấy sang một bên, câu hỏi đặt ra là tại sao chúng ta lại vẫn tiêp tục gây tổn thương đối với người khác?
1. Ít cảm thông và thấu hiểu
Một số người có rất ít sự cảm thông đối với người khác. Họ gặp khó khăn trong việc đặt mình vào vị trí của người khác và không nhìn thấy được góc nhìn của những người khác. Họ thực sự không nhận thức được nỗi đau mà họ đã gây ra và không biết rằng đó thật sự là vô tâm khi không gọi điện hỏi thăm một người thân của mình bị ốm hoặc thiếu trách nhiệm trong một cuộc gặp có thể gây ra những thương tổn sâu sắc. Những thứ có thể khiến cho bạn tổn thương có thể không gây tổn thương đối với họ và vấn đề khó khăn nhất đối với họ là nhận ra điều này bằng những trải nghiệm thay thế.
Khi bạn trở thành nạn nhận của việc này do người thân của bạn gây ra, đó thật sự là một cảm giác chán nản và thất vọng vô cùng. Nhưng tin tốt là gì? Nếu nguyên nhân thực sự là do thiếu sự đồng cảm mà không phải là do cố tình có chủ đích thì người đó hoàn toàn có thể thay đổi-bạn có thể tiến hành bằng nhiều cách để cải thiện sự giao tiếp cũng như xây dựng các nguyên tắc cho những hành vi như cái gì thì chấp nhận được, cái gì thì không đối dành cho họ.
2. Tự ghét chính mình
Khi nhiều người không thích chính bản thân họ-không quan trọng là vẻ bên ngoài họ thể hiện tốt như thế nào-họ giống như muốn áp đặt sự “tự ghét bỏ” này lên người khác. Đặc biệt là nếu sự “tự ghét bỏ” xuất phát từ những trải nghiệm tồi tệ mà họ đã phải trải qua trong quá khứ, họ sẽ thực hiện những hành vi gây tổn thương hướng đến những người mà họ yêu thương-như một cách lặp lại những trải nghiệm của riêng họ. Họ bị kích động bởi mong muốn làm cho bạn tổn thương như giống như cách mà họ đã phải chịu đựng.
Nếu bạn đang ở bên cạnh những người bị kích động gây ra nỗi đau bởi vì sự “tự ghét bỏ”-và bạn muốn ở bên họ thì bạn cần giúp họ giải quyết những vấn đề riêng của họ. Nếu họ không nhận được sự giúp đỡ, họ sẽ tiếp tục trượt dài trên lối mòn đó.
3. Lòng tự trọng thấp
Khi mọi người đánh giá thấp chính bản thân họ-đây cũng là biểu hiện của lòng tự trọng thấp-họ có thể không nhận thức được hành vi của họ khiến cho người khác cảm thấy tổn thương như thế nào. Ví dụ như khi mẹ của bạn không tổ chức giáng sinh trong khi nó rất quan trọng đối với bạn và gia đình của bạn. Tuy nhiên, mẹ của bạn lại không đánh giá đúng vai trò của cô ấy và không biết rằng việc này quan trọng đến như thế nào vì thế cô ấy đã xắp sếp đi thăm em gái đến ba lần. Điều đó có nghĩa là cách nhìn nhận của cô ấy về tầm quan trọng của việc đó khác biệt so với bạn và điều này khiến cho bạn bị tổn thương sâu sắc.
Nếu bạn nghi ngờ rằng người mà bạn yêu thương không tự đáng giá cao phẩm chất của họ, bạn có thể thể hiện cho họ thấy họ quan trọng như như thế nào đối với bạn. Đừng khẳng định là họ không biết điều đó.
4. Họ có chủ đích
Thông thường, mọi người làm tổn thương người khác một cách vô ý-nhưng đôi khi, mọi người lại cố ý làm vậy với người khác. Nếu người bạn của bạn hạ bệ bạn trước mặt những người khác, thì điều đó sẽ khiến cho cố ấy cảm thấy vượt trội hơn. Nếu cô ấy chỉ trích bạn hoặc “dìm hàng” những thành công của bạn thì nó sẽ làm cho cô ấy cảm thấy cô ấy có quyền lực trong mối quan hệ. Anh ấy hoặc cô ấy muốn phơi bày những điểm yếu của bạn để anh ấy hoặc cô ấy có thể trở lên nổi bật trong các mối quan hệ và tạo ra sự bất công có lợi cho họ. Làm tổn thương có thể là một phần của chiến lược hạ bệ bạn.
5. Họ thích làm tổn thương người khác
Một số người thích làm tổn thương người khác và một lần nữa điều này thường bắt nguồn từ những rối loạn về tâm lí và những kí ức tồi tệ của tuổi thơ. Họ có thể thực hiện lại những hành vi đó trong cuộc sống của họ-những thứ mang lại cho họ sự phấn khích khi làm tổn thương bạn. Gây ra nỗi đau đối với bạn có thể là cách để họ quên đi nỗi đau mà họ đã phải gánh chịu và đó cũng có thể là cách để cảm nhận một thứ gì đó sâu hơn, nhận thức về bản thân họ, gợi lại quá khứ của họ. Bị gắn chặt vào việc kiểm soát và làm cho bạn cảm thấy đau khổ, việc gây tổn thương đối với bạn giống như một sự kích thích về mặt tinh thần đối với họ.
Như ở trên đã nêu, nếu bạn đang ở trong một mối quan hệ với một người như vậy thì người đó sẽ cần được giúp đỡ và bạn nên cân nhắc việc rời đi.
6. Họ thu hút bạn bởi vì bạn dễ bị tổn thương
Điều này nghe có thể khó mà chấp nhận được, nhưng chúng ta không chọn mọi người một cách ngẫu nhiên. Trong tiềm thức, chúng ta thường chọn những người mà chúng ta còn mơ hồ về thế giới của họ (bí ẩn tạo lên sự hấp dẫn)-và nếu người đó là người gây tổn thương đến những người khác vì tất cả những lí do kể trên thì có thể họ sẽ chọn bạn-người sẽ phản ứng lại một cách phù hợp với hành vi của họ. Người ấy sẽ luôn thu hút những người mà anh ấy có thể làm tổn thương, bạn có thể bị thu hút bởi những mối quan hệ như vậy. Nếu bạn được nuôi dạy bởi một người cha hoặc một người mẹ quá nghiêm khắc, bạo lực về thể xác hoặc tinh thần thì bạn có thể sẽ bị thu hút bởi một người-người hành động giống như vậy.
Ai đó chỉ có thể gây tổn thương cho bạn nếu bạn chấp nhận để việc đó xảy ra. Nếu bạn có tiền sử từng ở trong các mối quan hệ mà ai đó cố tình làm tổn thương bạn, bạn nên tìm kiếm sự trợ giúp cho các vấn đề của chính mình.
Những người làm tổn thương bạn thì không xứng đáng để có một mối quan hệ với bạn. Nếu hành vi của họ xuất phát từ sự thiếu cảm thông hoặc lòng tự trọng thấp thì bạn có thể giúp đỡ họ-miễn là họ thấy được trách nhiệm của họ đối với các hành vi mà họ gây ra và sẵn dàng để thay đổi. Còn nếu người đó gây tổn thương đối với bạn như một cách để kiểm soát bạn thì khó khăn hơn nhiều, khi đó bạn cần cân nhắc xem liệu có lên tiếp tục duy trì mối quan hệ đó nữa không.
Dịch giả Bùi Minh Chính - ToMo: Learn Something New
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Có chắc cứ yêu là sẽ có nhau Thứ Năm, 10/09/2020, 15:00
- Tuổi trẻ nào không nuối tiếc? Thứ Tư, 09/09/2020, 18:00
- Điều hối tiếc của thanh xuân Thứ Tư, 09/09/2020, 17:30
- Thanh xuân của tôi Thứ Tư, 09/09/2020, 11:00
- 10 chân lý 'mặc kệ đời' giúp bạn sống ung dung, tự do hạnh phúc Thứ Tư, 09/09/2020, 09:00
- 11 dấu hiệu cho thấy bạn quá căng thẳng, stress đến mức chính mình cũng không nhận ra Thứ Hai, 07/09/2020, 10:46
- Đi tìm tĩnh lặng giữa cuộc đời Thứ Hai, 07/09/2020, 10:45
- Bài tập đẩy lùi bệnh ở phế quản Thứ Hai, 07/09/2020, 10:30
- "Hâm nóng tình cảm" với cuộc sống Thứ Sáu, 04/09/2020, 09:00
- Yêu bản thân trưóc đã, rồi hẵng yêu một người Thứ Sáu, 04/09/2020, 09:00
- Năm ấy chúng ta đã từng hạnh phúc Thứ Năm, 03/09/2020, 16:00
- Bà lên chăm cháu được 1 tháng mà vợ tôi bắt mẹ chồng phải nộp 2 triệu đồng tiền ăn Thứ Ba, 01/09/2020, 19:00