TẤT TẦN TẬT CÁC BIỆN PHÁP TRÁNH THAI SAU SINH MẸ CẦN BIẾT NGAY Thứ Hai, 22/08/2022, 16:00
Hình minh họa
Tránh thai sau sinh là vấn đề đau đầu của rất nhiều cặp vợ chồng. Bởi vì không mấy bà mẹ sẵn sàng để vừa mang bầu vừa chăm con nhỏ hoặc “một nách hai con” nhỏ nhất là khi phải tự lực cánh sinh. Bởi vì điều đó thực sự gây nên áp lực lớn cho gia đình cả về vật chất và tinh thần.
3 nguyên tắc tránh thai bạn cần biết
- Thứ nhất, lựa chọn tránh thai tùy thuộc vào nhu cầu và người mẹ cần cân nhắc lựa chọn biện pháp tránh thai sau sinh hợp lý trong trường hợp mẹ đang cho con bú. Nếu mẹ không cho con bú, mẹ có thể chọn bất kỳ loại biện pháp tránh thai nào.
- Mẹ cần hiểu biết độ tin cậy và hiệu quả của phương pháp để lựa chọn đúng đồng thời cần nắm rõ phương thức hoạt động của phương pháp để không làm sai dẫn đến kết quả ngoài ý muốn.
- Không có phương pháp nào tránh thai hiệu quả 100% và có thể có phương pháp này hiệu quả hơn phương pháp khác.
9 biện pháp tránh thai sau sinh
Có 04 phương pháp tránh thai phổ biến dành cho phụ nữ sau sinh:
-
Bao cao su (dành cho nam và nữ);
-
Cấy que tránh thai;
-
Đặt vòng tránh thai;
-
Thuốc uống và tiêm tránh thai.
Ngoài ra, còn có các biện pháp như:
-
Đặt vòng kết hợp uống thuốc tránh thai;
-
Cho con bú để ngừa thai;
-
Tính ngày theo chu kỳ kinh nguyệt;
-
Triệt sản.
1) Tránh thai bằng bao cao su
Tránh thai bằng bao cao su là biện pháp duy nhất vừa giúp tránh thai, vừa phòng các bệnh lây truyền qua đường tình dục và gần như không có tác dụng phụ.
Hiệu quả tránh thai của bao cao su:
-
Hiệu quả tránh thai của bao cao su khi sử dụng đúng cách được đánh giá là 95% (đối với nữ) đến 98% (đối với nam).
Bao cao su có hai loại:
-
Loại bao cao su dành cho nam: đeo vào dương vật;
-
Loại bao cao su dành cho nữ: đeo vào trong âm đạo.
Ưu điểm:
-
Phù hợp với mọi đối tượng;
-
Hầu như không có tác dụng phụ;
-
Hiệu quả cao;
-
Phòng chống bệnh lây qua đường tình dục;
-
Chủ động, bạn có thể mang thai lại bất cứ khi nào bạn muốn.
Một số lưu ý khi sử dụng bao cao su:
-
Các sản phẩm gốc dầu như kem dưỡng ẩm, kem dưỡng da và Vaseline có thể làm hỏng bao cao su latex và polyisoprene;
-
Bao cao su có thể tuột ra hoặc rách khi quan hệ. Nếu điều này xảy ra, bạn có thể cần biện pháp tránh thai khẩn cấp và kiểm tra bệnh lây qua đường tình dục (trong trường hợp cần thiết);
-
Bao cao su cần được bảo quản ở những nơi không quá nóng hoặc lạnh và tránh xa những bề mặt sắc nhọn hoặc gồ ghề có thể làm rách hoặc làm mòn chúng;
-
Đeo bao cao su không làm gián đoạn cảm xúc và cảm giác trong hoạt động tình dục;
-
Bao cao su chỉ được sử dụng một lần và không tái sử dụng;
-
Bao cao su có hạn sử dụng trên bao bì. Đừng sử dụng bao cao su quá hạn và hàng nhái;
-
Sau khi quan hệ, rút bao cao su ra ngay khi vừa xuất tinh, dương vật còn cứng và không làm đổ tinh dịch ra ngoài, vứt vào thùng rác, không vứt vào toilet;
-
Một số người dị ứng với bao cao su, bạn nên đổi một vài loại và tham khảo ý kiến bác sĩ.
2) Cấy que tránh thai
Que cấy tránh thai là gì?
-
Que cấy tránh thai là một que nội tiết nhỏ (dài 4cm, rộng 2 mm) được đặt dưới da cánh tay (thường ở phía bên trong cánh tay, ở phía trên).
-
Que cấy tránh thai giải phóng hormone proestogen vào máu và ngăn cản việc rụng trứng hàng tháng, tránh mang thai.
-
Nó cũng làm dày chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó di chuyển qua cổ tử cung hơn nên trứng ít có khả năng được thụ tinh.
Đánh giá hiệu quả:
-
Độ hiệu quả của que cấy tránh thai được đánh giá là hơn 99,9% trong việc ngừa thai và có hiệu quả ngay lập tức khi được đưa vào trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt và có tác dụng kéo dài trong 3 năm.
Tác dụng phụ:
-
Chỉ một lượng rất nhỏ liều được truyền cho con thông qua việc cho con bú và nó không ảnh hưởng đến lượng sữa được sản xuất.
-
Khi lần đầu tiên được đưa vào, có thể xuất hiện vết bầm tím, đau hoặc sưng xung quanh mô cấy.
-
Có thể có tác dụng phụ tạm thời trong vài tháng đầu như đau đầu, buồn nôn, đau vú và thay đổi tâm trạng, xuất hiện mụn trứng cá;
-
Chu kỳ kinh có thể trở nên bất thường hoặc vô kinh.
-
Một số loại thuốc có thể làm cho cấy ghép kém hiệu quả như thuốc điều trị HIV, động kinh, bệnh lao, một số loại kháng sinh (như rifabutin hoặc rifampicin);
-
Que cấy tránh thai không bảo vệ khỏi các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
-
Sau khi tháo que tránh thai bao lâu thì có con?
-
Bạn rất dễ dàng để loại bỏ que cấy tránh thai nếu muốn có thêm một em bé khác. Sau khi loại bỏ, cơ hội mang thai nhanh chóng trở lại bình thường.
Ai không nên sử dụng phương pháp này?
-
Nghi ngờ bản thân đã mang thai;
-
Không muốn bị ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt;
-
Uống một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của que cấy tránh thai;
-
Chảy máu không rõ nguyên nhân sau khi quan hệ hoặc giữa chu kỳ;
-
Bị bệnh liên quan đến tim mạch hoặc đột quỵ;
-
Bị bệnh gan;
-
Bị ung thư vú hoặc đã từng bị;
-
Tình trạng cơ thể chống chỉ định với việc cấy que tránh thai.
Khi nào nên đi gặp bác sĩ?
-
Cảm thấy que cấy thay đổi vị trí, biến mất, thay đổi hình dạng;
-
Bạn cảm thấy đau ở vị trí cấy que;
-
Bạn có thai;
-
Chảy máu không rõ nguyên nhân.
3) Đặt vòng tránh thai
Vòng tránh thai là gì?
-
Vòng tránh thai là một thiết bị hỗ trợ tránh thai có kích thước nhỏ, bằng nhựa hoặc đồng và hình chữ T được đặt vào tử cung ít nhất sau 4 tuần kể từ sau khi sinh con.
Có hai loại vòng tránh thai:
-
Vòng tránh thai nhựa: giải phóng hormone proestogen vào tử cung để ngăn cản rụng trứng. Đồng thời, nó làm dày chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó di chuyển qua cổ tử cung hơn và trứng ít có cơ hội được thụ tinh.
-
Vòng tránh thai đồng hoạt động tương tự vòng tránh thai nhựa nhưng thay vì giải phóng proestogen thì nó giải phóng đồng vào tử cung để tránh thai.
Đánh giá hiệu quả:
-
Hiệu quả tránh thai của vòng tránh thai khoảng 99% và kéo dài trong 5 đến 10 năm.
Tác dụng phụ:
-
Nó có thể làm cho chu kỳ kinh nguyệt thay đổi;
-
Một số phụ nữ có thể gặp tác dụng phụ chẳng hạn như thay đổi tâm trạng, vấn đề về da hoặc đau ngực;
-
Trong quá trình đặt vòng có thể hơi đau và cần sự hỗ trợ của thuốc giảm đau;
-
Đặt vòng không bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
-
Có một rủi ro nhỏ bị nhiễm trùng sau khi đặt vòng. Nếu có các triệu chứng như bị đau bụng dưới, sốt, âm đạo có mùi hôi hoặc dịch bất thường cần đến bác sĩ ngay.
Sau khi tháo vòng tránh thai bao lâu thì có con?
-
Sau khi tháo vòng tránh thai, mẹ hoàn toàn có khả năng mang thai lại bình thường một cách nhanh chóng.
Ai không phù hợp để đặt vòng tránh thai?
-
Nghi ngờ đã mang thai;
-
Bị bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc viêm nhiễm vùng chậu;
-
Gặp vấn đề với tử cung hoặc cổ tử cung;
-
Hay bị chảy máu sau khi quan hệ hoặc rong kinh;
-
Phụ nữ đã mang thai ngoài tử cung hoặc có van tim nhân tạo phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đặt vòng tránh thai.
4) Thuốc uống tránh thai chứa proestogen
Thuốc uống tránh thai là gì? nên uống lúc nào?
-
Thuốc uống tránh thai chứa proestogen ngăn ngừa mang thai bằng cách làm dày chất nhầy trong cổ tử cung để ngăn không cho tinh trùng gặp trứng.
-
Thuốc chỉ chứa proestogen proogogen cũng có thể ngăn cản quá trình rụng trứng, tránh mang thai.
Có 2 loại thuốc uống tránh thai:
-
Thuốc tránh thai khẩn cấp phải được uống trong vòng 36-72 giờ (tùy loại bạn chọn) ngay sau khi quan hệ. Thuốc càng uống sớm càng có hiệu quả cao.
-
Thuốc tránh thai hàng ngày cần được uống cách nhau ít nhất 3-12 giờ (tùy loại bạn chọn) và phải uống hàng ngày để đảm bảo hiệu quả.
Cần uống đủ liều và không uống chung với các loại thuốc khác để tránh giảm tác dụng.
-
Thuốc tránh thai dạng uống có thể uống ngay sau khi sinh nhưng tốt nhất là nên được uống ít nhất 06 tuần sau khi sinh.
Đánh giá hiệu quả thuốc tránh thai:
-
Thuốc tránh thai có hiệu quả khoảng 94-99,8%.
Ưu điểm:
-
Nó không làm gián đoạn chuyện chăn gối;
-
Phù hợp với phụ nữ đang cho con bú;
-
Phù hợp với mọi lứa tuổi kể cả trên 35 tuổi.
Nhược điểm:
-
Uống thuốc tránh thai có thể khiến chu kì kinh thay đổi hoặc vô kinh tạm thời;
-
Uống thuốc tránh thai không bảo vệ bạn khỏi bệnh lây nhiễm qua đường tình dục;
-
Bạn cần phải nhớ uống thuốc đúng thời gian (thời gian tối đa đối với thuốc khẩn cấp và thời gian cố định đối với thuốc uống tránh thai hàng ngày);
-
Một số loại thuốc, bao gồm một số loại thuốc kháng sinh có thể làm cho nó kém hiệu quả hơn.
-
Tác dụng phụ:
Thuốc uống tránh thai chỉ chứa proestogen thường được dung nạp tốt và tác dụng phụ rất hiếm;
Một số tác dụng phụ bao gồm:
-
Mụn;
-
Đau ngực;
-
Tăng ham muốn tình dục;
-
Thay đổi tâm trạng;
-
Đau đầu và đau nửa đầu;
-
Buồn nôn hoặc nôn mửa. (Trong trường hợp bị nôn sau khi uống thuốc, cần uống bổ sung)
-
Nguy cơ u nang buồng trứng tăng.
Những tác dụng phụ này rất có thể xảy ra trong vài tháng đầu dùng thuốc chỉ có proestogen, nhưng chúng thường cải thiện theo thời gian.
Sau khi ngừng thuốc tránh thai bao lâu thì mang thai lại?
-
Có thể cần mất một thời gian để cơ hội mang thai trở lại bình thường nếu mẹ sử dụng phương pháp tránh thai bằng uống thuốc hàng ngày.
Ai không nên sử dụng phương pháp này?
-
Nghi ngờ bản thân đã mang thai;
-
Không muốn bị ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt;
-
Uống một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của que cấy tránh thai;
-
Chảy máu không rõ nguyên nhân sau khi quan hệ hoặc giữa chu kỳ;
-
Bị bệnh liên quan đến tim mạch hoặc đột quỵ;
-
Bị bệnh gan, xơ gan hoặc khối u gan;
-
Bị ung thư vú hoặc đã từng bị;
5) Tiêm thuốc tránh thai
Thuốc tiêm tránh thai là gì?
-
Thuốc tiêm tránh thai (Depo-Provera, Sayana Press hoặc Noristerat) giải phóng hormone proestogen vào máu để ngăn cản rựng trứng hàng tháng, tránh mang thai.
-
Nó cũng làm dày chất nhầy cổ tử cung, khiến tinh trùng khó di chuyển qua cổ tử cung và làm tổ trên niêm mạc tử cung nên trứng ít có cơ hội được thụ tinh.
Hiệu quả thuốc tiêm tránh thai:
-
Nếu sử dụng đúng cách, thuốc tiêm ngừa thai có hiệu quả hơn 99%.
-
Nó có tác dụng kéo dài trong 8 – 13 tuần (tùy thuộc vào loại thuốc bạn tiêm).
Ưu điểm của thuốc tránh thai:
-
Mỗi một lần tiêm có thể giúp tránh thai trong 8-13 tuần. Nó rất hữu ích cho những phụ nữ cảm thấy khó nhớ khi uống thuốc cùng một lúc mỗi ngày;
-
An toàn khi cho con bú;
-
Nó không làm gián đoạn chuyện chăn gối;
-
Nó đòi hỏi bạn phải nhớ tiêm nhắc lại trước khi hết hạn;
-
Nó có thể hữu ích cho những phụ nữ không thể sử dụng biện pháp tránh thai có chứa estrogen;
-
Nó không bị ảnh hưởng bởi các loại thuốc khác.
Tác dụng phụ:
-
Tác dụng phụ có thể bao gồm tăng cân, đau đầu, thay đổi tâm trạng, đau vú và chảy máu không đều;
-
Chu kỳ của bạn có thể trở nên bất thường hơn hoặc vô kinh.
-
Một số người có thể tăng cân khi họ sử dụng thuốc tránh thai Depo-Provera hoặc Sayana Press
-
Bạn có thể gặp các tác dụng phụ như đau đầu, mụn trứng cá, rụng tóc, giảm ham muốn tình dục và thay đổi tâm trạng.
Sau bao lâu dừng tiêm thuốc tránh thai có thể mang con?
-
Có thể mất đến 1 năm để khả năng sinh sản trở lại bình thường sau khi tiêm thuốc hết tác dụng, vì vậy nó có thể không phù hợp nếu bạn muốn có con trong tương lai gần.
Ai không nên tiêm thuốc tránh thai?
-
Nghi ngờ bản thân đã mang thai;
-
Không muốn chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng;
-
Muốn có con trong năm tới;
-
Chảy máu không rõ nguyên nhân giữa chu kỳ kinh hoặc sau quan hệ;
-
Tiền sử tim mạch, đột quỵ;
-
Bị bệnh gan
-
Bị ung thư vú hoặc từng bị;
-
Người có nguy cơ bị loãng xương
-
Nó không bảo vệ chống lại các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
6) Thuốc tránh thai kết hợp đặt vòng
Phương pháp này có chứa estrogen và không thể được sử dụng cho đến khi bé được ít nhất 6 tuần tuổi. Phương pháp này có hiệu quả 91-99,7%.
7) Tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh
Tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh của mẹ là một phương pháp hiệu quả để tránh thai. Tuy nhiên, phương pháp này thường có xác xuất trong những ngày cận kề và với những phụ nữ hay bị rong kinh thì không nên áp dụng.
Ngoài ra, phương pháp này chỉ nên áp dụng sau khi mẹ đã có kinh trở lại và ổn định sau 2-3 tháng.
8) Cho con bú để tránh mang thai
Cho con bú có hiệu quả 98% trong việc ngừa thai sau sinh, nhưng chỉ khi:
-
Bạn chưa có kinh nguyệt trở lại;
-
Bạn cho con bú hoàn toàn;
-
Áp dụng trong 6 tháng đầu
Tuy nhiên, rất nhiều mẹ có kinh sớm một cách bất ngờ. Cho nên việc này chỉ nên áp dụng kết hợp với phương pháp tính ngày.
9) Triệt sản: Tránh thai vĩnh viễn
Hiệu quả tránh thai:
-
Triệt sản là phương pháp tránh thai vĩnh viễn có hiệu quả hơn 99% trong việc ngừa thai.
Phương pháp:
-
Phụ nữ có thể chọn thắt ống dẫn trứng hoặc tắc ống dẫn trứng;
-
Nam giới có thể thắt ống dẫn tinh.
Thời điểm thích hợp:
-
Phương pháp được thực hiện tốt nhất là ít nhất 03 tháng sau khi sinh con. Tuy nhiên, bạn thường nên chờ đợi lâu hơn một chút, vì việc chăm sóc trẻ nhỏ có thể gây căng thẳng và đó có thể không phải là thời điểm tốt nhất để đưa ra quyết định vĩnh viễn.
Lưu ý: Những thông tin cung cấp trong bài viết mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh không được tự ý mua thuốc để điều trị. Để biết chính xác tình trạng bệnh lý, người bệnh cần tới các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám trực tiếp, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị hợp lý.
-
-
-
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Nước hoa kích dục có tác dụng như lời đồn? Thứ Sáu, 19/08/2022, 12:03
- CẨM NANG CHĂM SÓC MẸ VÀ BÉ SAU SINH TẠI NHÀ Thứ Sáu, 12/08/2022, 17:00
- Vòng tránh thai nội tiết hiệu quả như thế nào? Thứ Sáu, 05/08/2022, 14:00
- Bật mí cách làm đàn ông “lên đỉnh” hiệu quả ít chị em biết Thứ Sáu, 05/08/2022, 10:00
- Miếng dán tránh thai: Những điều cần biết Thứ Sáu, 04/10/2019, 22:17
- Các đường lây truyền HIV Thứ Sáu, 15/08/2014, 07:00
- Tìm hiểu về dây hãm bao quy đầu Thứ Sáu, 08/08/2014, 00:00
- Chế độ dinh dưỡng dành cho người có HIV Thứ Năm, 07/08/2014, 00:00
- Điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội Thứ Tư, 06/08/2014, 00:00
- Đánh giá ban đầu trong điều trị dự phòng nhiễm trùng cơ hội Thứ Ba, 05/08/2014, 00:00
- Hai em bé lây HIV từ bố Thứ Hai, 04/08/2014, 00:00
- HIV là gì? Chủ Nhật, 03/08/2014, 00:00