TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Thứ Tư, 29/11/2023, 00:00
Ung thư cổ tử cung là loại ung thư thường gặp và là nguyên nhân tử vong hàng đầu của phụ nữ, chỉ đứng sau ung thư vú. Nguyên nhân và lịch sử phát triển tự nhiên của ung thư cổ tử cung đã được biết rõ. Hầu hết các trường hợp ung thư cổ tử cung là do lây nhiễm HPV qua đường tình dục, được phân thành 2 nhóm: nhóm HPV nguy cơ thấp và HPV nguy cơ cao. Tầm soát ung thư cổ tử cung đối với phụ nữ trưởng thành là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện các tổn thương tiền ung cũng như ung thư để có có những theo dõi và điều trị kịp thời.
Tầm soát ung thư cổ tử cung là gì?
Tầm soát ung thư cổ tử cung là những phương pháp xét nghiệm được làm với mục đích phát hiện sớm những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.
Hình ảnh ung thư cổ tử cung
Vì sao cần tầm soát ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là một ung thư tiến triển chậm và thầm lặng, nguyên nhân gây ra ung thư cổ tử cung thường là do lây nhiễm HPV qua đường tình dục, từ khi phơi nhiễm HPV tới khi thành ung thư thật sự có thể kéo dài tới 20 năm. Vậy nên trong khoảng thời gian tiến triển, việc phát hiện các tổn thương tiền ung thư tạo điều kiện cho việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất có ý nghĩa. Tầm soát ung thư cổ tử cung đúng phác đồ được khuyến cáo có thể dự phòng và điều trị khỏi hoàn toàn các tổn thương tiền ung thư trước khi tiến triển thành ung thư cổ tử cung thật sự.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Tầm soát ung thư cổ tử cung thường bao gồm xét nghiệm PAP Test (trong đó có Pap smear truyền thống và Thinprep pap test) và xét nghiệm HPV. Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ là bàn chải chuyên dụng hoặc các thiết bị khác để lấy mẫu xét nghiệm, bệnh phẩm là mẫu tế bào cổ tử cung, sẽ được bảo quản trong một lọ chứa dung dịch và chuyển đến phòng xét nghiệm. Với xét nghiệm PAP Test, mẫu bệnh phẩm sẽ được tìm các tế bào bất thường, còn với xét nghiệm HPV, mẫu bệnh phẩm sẽ được kiểm tra có sự hiện diện của các HPV típ nguy cơ cao hay không.
Dụng cụ lấy mẫu bệnh phẩm phục vụ cho xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Trong tầm soát ung thư cổ tử cung, xét nghiệm tìm tế bào bất thường PAP Test thường được kết hợp với xét nghiệm HPV.
Đối tượng nên tầm soát ung thư cổ tử cung
Với những trường hợp nhiễm HPV kéo dài sẽ làm tăng nguy cơ tiến triển thành ung thư, thời gian tiến triển có thể kéo dài tới 20 năm, từ những tổn thương tiền ung thành ung thư thật sự. Như vậy, quần thể đích để tầm soát ung thư cổ tử cung sẽ bao gồm toàn bộ các phụ nữ có hoạt động tình dục, từ 21 tuổi tới 65 tuổi (nam giới, trinh nữ, và các phụ nữ bị cắt bỏ toàn bộ tử cung do bệnh lý lành tính đều không nằm trong đối tượng tầm soát).
Độ tuổi nào nên tầm soát ung thư cổ tử cung
Theo khuyến cáo (Guideline) của Hội sản phụ khoa Hoa kỳ (ACOG) 2021 tương đồng với Guideline của Lực lượng phòng ngừa dịch bệnh Hoa kỳ (USPSTF) năm 2018 và được đồng thuận bởi Hiệp hội soi CTC và bệnh học CTC Hoa Kỳ (ASCCP), Hiệp hội Bác sĩ ung thư phụ khoa (SGO) như sau:
- Với những phụ nữ dưới 21 tuổi: Không khám định kỳ bằng mỏ vịt hoặc làm xét nghiệm tế bào. Cần được phổ biến kiến thức về Bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD), tư vấn an toàn tình dục và các biện pháp tránh thai.
- Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 21 – 29 tuổi: USPSTF khuyến cáo làm xét nghiệm PAP Test đầu tiên ở tuổi 21 và làm lại sau mỗi 3 năm.
- Với những phụ nữ trong độ tuổi từ 30 – 65 tuổi được khuyến cáo tầm soát ung thư cổ tử cung bằng một trong những phương pháp sau:
+ Xét nghiệm PAP test sau mỗi 3 năm một lần: nếu kết quả bình thường, sau 3 năm sẽ thực hiện đợt kiểm tra PAP tiếp theo. Hoặc:
+ Xét nghiệm Co – testing là xét nghiệm PAP test kết hợp với xét nghiệm HPV: nếu kết quả PAP test và HPV đều bình thường, sau 5 năm sẽ được tầm soát lại một lần. Hoặc:
+ Xét nghiệm HPV mỗi 5 năm một lần.
- Với những phụ nữ lớn hơn 65 tuổi đã có 3 lần xét nghiệm PAP liên tiếp âm tính trước đó thì không cần phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, tuy nhiên nếu như có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào, thì cần tiến hành tấm soát ngay dù đã sau 65 tuổi.
- Với những phụ nữ đã có chẩn đoán tổn thương từ CIN2
+ Nên tiếp tục tầm soát trong ít nhất 20 năm.
Khi nào ngừng tầm soát ung thư cổ tử cung
Với các phụ nữ trên 65 tuổi và đã có 3 lần xét nghiệm PAP liên tiếp âm tính trước đó thì không cần tiếp tục phải thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên khi có bất kỳ một dấu hiệu bất thường nào đó, cần đi thăm khám bác sĩ ngay để xem xét các phương pháp tầm soát ung thư cổ tử cung.
Tầm soát ung thư cổ tử cung có chính xác không?
- Để có kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung chính xác nhất có thể, cần làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung vào khoảng ngày 10 đến 14 của chu kì kinh.
- Tránh làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung trong vòng 1 đến 2 ngày sau quan hệ tình dục
- Không nên thụt rửa âm đạo, sử dụng các thuốc đặt âm đạo trong vòng 48h trước khi tầm soát.
- Nên điều trị khỏi các bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa hoàn toàn trước khi thực hiện tầm soát.
Sau khi nhận các kết quả về xét nghiệm tế bào cổ tử cung và hoặc xét nghiệm HPV, các bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán về tình trạng của bệnh nhân sau đó đưa ra các tư vấn phù hợp. Trong những trường hợp có sự xuất hiện của các tế bào bất thường hay HPV típ nguy cơ cao thì có thể các bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định chuyên sâu hơn để tiến hành phòng ngừa và điều trị sớm cho bệnh nhân.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tăng khả năng tình dục: 45 lời khuyên về các bài tập và loại thực phẩm Thứ Tư, 10/04/2024, 00:00
- Dirty talk là gì? Cách khẩu dâm tinh tế khi quan hệ tình dục Thứ Ba, 09/04/2024, 00:00
- LỢI ÍCH KHI QUAN HỆ BUỔI SÁNG ÍT NGƯỜI BIẾT! Thứ Tư, 20/03/2024, 00:00
- 9 NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN TÌNH TRẠNG VÙNG KÍN BỊ KHÔ BONG DA Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ ĐAU LƯNG KHÔNG - LÀM SAO ĐỂ KHẮC PHỤC? Thứ Ba, 19/03/2024, 00:00
- SÙI MÀO GÀ KIÊNG ĂN GÌ VÀ NÊN ĂN GÌ ĐỂ NHANH KHỎI? Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- QUAN HỆ NHIỀU CÓ BỊ GIẢM CÂN KHÔNG - NHỮNG TIẾT LỘ THÚ VỊ Thứ Hai, 18/03/2024, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục ở bệnh nhân ung thư: Những điều cần biết Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
- Đau là vấn đề thường gặp khi quan hệ tình dục sau sinh Thứ Tư, 13/03/2024, 00:00
Các tin khác
- Gel bôi trơn trong quan hệ tình dục có ăn được không? Thứ Ba, 28/11/2023, 00:00
- Những bệnh lây qua đường tình dục không thể chữa khỏi được Thứ Ba, 28/11/2023, 00:00
- KHÓ THỞ KHI QUAN HỆ: BÌNH THƯỜNG HAY BẤT THƯỜNG? Thứ Ba, 28/11/2023, 00:00
- Bệnh lây qua đường tình dục phổ biến nhất ở phụ nữ và nam giới Thứ Hai, 27/11/2023, 00:00
- Tắc ống dẫn tinh là gì? Thứ Sáu, 24/11/2023, 14:00
- Suy giảm testosterone ở nam giới là như thế nào? Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00
- Di tinh ở nam giới là gì? Điều trị thế nào hiệu quả? Thứ Sáu, 24/11/2023, 13:00
- Lấy tinh trùng từ bao cao su có thai không? [Giải đáp] Thứ Năm, 23/11/2023, 15:00
- 5 bệnh xã hội thường gặp nguy hiểm nhất hiện nay Thứ Năm, 23/11/2023, 14:00
- Gai sinh dục khác sùi mào gà như thế nào? Thứ Năm, 23/11/2023, 13:00
- [Nguyên nhân & Điều trị]Bụng dưới to bất thường ở nữ giới Thứ Năm, 23/11/2023, 13:00
- Phòng tránh thế nào khi đã quan hệ tình dục với người bị sùi mào gà? Thứ Tư, 22/11/2023, 00:00