Sai lầm lớn nhẩt sau khi chia tay Thứ Năm, 23/09/2021, 00:00
Sau một cuộc tình tan vỡ, điều cần thiết ngay lúc này là phải suy ngẫm về mục đích của sự mất mát.
NHỮNG Ý CHÍNH
-
Bước vào mối quan hệ mới ngay sau khi vừa mới chấm dứt một mối tình lâu năm có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực về mặt cảm xúc.
-
Nhanh chóng tìm kiếm người mới là một kế hoạch không mấy hữu hiệu và còn là biểu hiện của việc né tránh thực tại.
-
Ngẫm nghĩ về nguyên nhân đã khiến mối quan hệ trở nên tồi tệ và quay về với lối sống độc thân là chìa khóa để chữa lành nỗi mất mát.
Bởi lẽ tất cả mối quan hệ và tính cách của mỗi người đều khác nhau, nên không có cách để vượt qua một cuộc khi chia tay nào hoàn hảo hoặc đúng đắn nhất. Chia tay chắc hẳn là điều phức tạp và đau đớn với sự mất mát và một loạt các cảm xúc lẫn lộn có đôi lúc mâu thuẫn. Dù không có cách để loại bỏ những cảm xúc tiêu cực sau chia tay nào tốt nhất, nhưng bạn cần phải hạn chế một số hành vi có thể khiến trải nghiệm cảm xúc trở nên khó khăn hơn. Cụ thể, bắt đầu mối quan hệ mới khi vừa mới kết thúc một cuộc tình lâu năm có thể gây ra nhiều hậu quả tiêu cực về mặt cảm xúc.
Dựa trên những dữ liệu giữa cá nhân và những cặp vợ chồng mà tôi đã thu thập được, cùng với kiến thức lâm sàng sâu rộng và nhiều năm nghiên cứu về động lực trong các mối quan hệ, tôi có thể kết luận rằng phần lớn chúng ta thường tìm đến tình yêu mới quá sớm sau khi vừa mới kết thúc một mối quan hệ nghiêm túc. Nhìn chung, động lực để thay thế mối quan hệ cũ bằng một mối quan hệ mới là điều dễ hiểu. Nỗi đau khi đánh mất một mối quan hệ không chỉ là sự mất mát về hình tượng và tình cảm, mà còn là sự gián đoạn và từ bỏ những thói quen cũ.
Bắt đầu một mối quan hệ mới quá sớm là dạng chiến lược đối phó nào?
Động lực để bắt đầu một mối quan hệ mới thường là nỗ lực tránh né cảm xúc. Thay vì đối mặt với cảm giác không thoải mái, chúng ta thường dấn thân vào mối quan hệ mới để nhanh chóng lấy lại tâm trạng và vực dậy cái tôi trong tâm hồn. Tuy nhiên, đó lại là một chiến lược không mấy hiệu quả vì tính chất hấp tấp, nảy sinh từ những mơ ước và suy nghĩ trẻ con, trái ngược với việc cân nhắc và lập kế hoạch dài hạn trước khi đưa ra quyết định của người trưởng thành.
Mục đích của khoảng thời gian sau khi chia tay là gì?
Có kế hoạch đối phó giúp cho việc kết thúc mối quan hệ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải suy nghĩ kĩ về mục đích của mỗi kế hoạch hành động mai sau. Đặc biệt, khoảng thời gian hậu chia tay có một ý nghĩa vô cùng quan trọng: đau buồn về những mất mát đã xảy ra và rút kinh nghiệm.
Là một nhà tâm lý học, tôi đã nghe nhiều người cho rằng họ không cần nhiều thời gian để hồi phục vì nỗi buồn thực chất đó đã tồn tại từ rất lâu, trước lúc cả hai quyết định đi đến hồi kết. Nói cách khác, họ cảm nhận được sự tan vỡ trong khi vẫn còn đang quen nhau. Lập luận đó có một số giá trị; đúng là nỗi buồn và sự thất vọng thường chồng chất trước khi mối quan hệ chính thức đổ vỡ trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chúng ta phải nhất thiết học cách tự làm mình hạnh phúc - mà chỉ không cần hoặc quá phụ thuộc vào mối quan hệ khác để bản thân cảm thấy tốt hơn và có giá trị.
Trách nhiệm sau khi kết thúc một mối quan hệ.
Điều hữu ích nhất mà bất kỳ ai cũng có thể làm sau khi chia tay là suy ngẫm về những điều họ đã hoặc chưa làm vô tình khiến mối quan hệ tan rã. Đừng hỏi bản thân đã làm gì đến mức phải chia tay, mà là cả hai đã làm gì khiến một mối quan hệ dần trở nên độc hại và cuối cùng đổ vỡ.
Hãy tự hỏi bản thân lần lượt những câu hỏi sau: "Tôi đã làm gì gây nên vấn đề trong mối quan hệ này?", "Ba hoặc bốn điều tôi sẽ làm khác đi khi quen người mới để trở thành một đối tác tình yêu hoàn hảo hơn?
Nếu như vừa mới chia tay một mối tình sâu đậm, bạn có thể tự nhủ rằng bản thân đã biết câu trả lời sau một hoặc hai tháng độc thân. Là một nhà tâm lý học, tôi có thể đảm bảo với bạn rằng những nhận thức có giá trị bổ sung sẽ đến sau sáu tháng, một năm hoặc thậm chí xa hơn trong tương lai. Những người trải qua một mối quan hệ lâu dài nên dành thời gian để chăm sóc bản thân tốt hơn, ít nhất qua một vài mùa khác nhau trong năm với tư cách là một người độc thân trước khi xem xét tìm kiếm một mối quan hệ mới.
Làm thế nào để tự động viên bản thân luôn tích cực?
Vì việc tự động viên bản thân luôn tích cực (cuộc đối thoại nội tâm diễn ra trong đầu của chúng ta) có tác động lớn đối với sức khỏe tinh thần, nên hãy nhớ thể hiện lòng trắc ẩn khi chắp vá nỗi đau. Chấp nhận cảm xúc tiêu cực về cuộc chia ly và xoay chuyển tình thế, sử dụng cách mà các bác sĩ lâm sàng gọi là điều chỉnh lại nhận thức. Việc nói với chính mình rằng bản thân muốn bắt đầu một mối quan hệ mới - khi đã sẵn sàng - cho thấy rằng bạn vẫn coi trọng sự gắn bó về mặt tình cảm và không suy sụp đến mức mất hoàn toàn niềm tin vào tình yêu.
Điểm tích cực là bạn có khả năng và mong muốn được yêu thương; điều bạn cần phải thay đổi là thận trọng và cân nhắc hơn khi tìm kiếm sự gắn bó đó. Dành thời gian để suy ngẫm và sống thoải mái như một người độc thân hậu chia tay để tìm kiếm một mối quan hệ có ý nghĩa hơn là nhanh chóng nhảy vào mối quan hệ mới với tư tưởng rằng mối quan hệ mới sẽ tốt hơn mối quan hệ cũ mà không suy nghĩ một cách chín chắn.
Chiến lược để tìm kiếm người đồng hành lành mạnh khi đã sẵn sàng.
Sau nhiều tháng trôi qua và khi bạn đã quen dần với cách sống độc thân thoải mái, hẹn hò “qua đường” là một lựa chọn sáng suốt để tìm người đồng hành hơn là lên đường tìm kiếm đối tác lâu dài kế tiếp.
Với việc hẹn hò, cả hai sẽ được đáp ứng nhu cầu giao tiếp và vui chơi, nhưng tránh được áp lực của các cam kết tình cảm dài hạn. Hãy trao đổi trực tiếp ngay từ đầu, "Tôi cần phải tìm hiểu từng chút một " hoặc "Tôi chưa sẵn sàng để bắt đầu mối quan hệ nghiêm túc ngay lúc này." Hạn chế tần suất gặp nhau, có thể một lần hoặc vài lần mỗi tuần cũng có thể khiến việc hẹn hò thành công hơn.
Thông thường, mọi người gặp nhau quá sớm và sau đó cảm thấy choáng ngợp hoặc áp lực bởi sự dồn dập của mối quan hệ mới. Nếu bắt đầu hẹn hò từ từ, đôi bên sẽ có thể vứt bỏ những áp lực không cần thiết và kỳ vọng hão huyền về một mối quan hệ trong tương lai, và đặt nền tảng cho một mối quan hệ lành mạnh và lâu dài.
Đông Đông - Tâm lý học tuổi trẻ
Lượt xem: 868
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- Em à, hãy vứt bỏ những áp đặt để trở về là chính mình Thứ Ba, 07/09/2021, 15:00
- Lời yêu Thứ Năm, 02/09/2021, 00:00
- Người yêu tôi qua đời một mình trên giường bệnh Thứ Ba, 24/08/2021, 15:00
- Công thức cho bữa tối lãng mạn tại gia Thứ Năm, 19/08/2021, 00:00
- Đừng rình mò crush của bạn trên mạng xã hội nữa! Thứ Năm, 19/08/2021, 00:00
- Liệu mối quan hệ của bạn có xứng đáng để níu kéo hay không? Thứ Năm, 19/08/2021, 00:00
- Còn thương sao vẫn dối lòng? Thứ Năm, 29/07/2021, 00:00
- Tình yêu tuổi ô mai Thứ Tư, 14/07/2021, 15:00
- Ba giai đoạn khi rơi vào lưới tình - Vì lý do gì mà chúng ta đến với nhau? Thứ Năm, 08/07/2021, 00:00
- Hi vọng càng lắm, thất vọng càng nhiều Thứ Năm, 08/07/2021, 00:00
- 3 sự khác biệt giữa tán tỉnh và thân thiện để biết người ấy có ý với bạn hay không Thứ Năm, 01/07/2021, 00:00
- Yêu một người ốm yếu hoặc mắc bệnh hiểm nghèo Thứ Năm, 24/06/2021, 15:47