Giao diện tiếp cận

Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa và cách vượt qua Thứ Hai, 07/08/2023, 13:00

Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa và cách vượt qua

Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa là cụm từ quen thuộc thường xuyên được nhắc đến trong thời gian gần đây. Những hình mẫu lý tưởng, những bạn trẻ vượt khó đạt nhiều thành công càng xuất hiện rộng rãi trên các diễn đàn, trang mạng xã hội. Kèm theo đó là những sự so sánh gay gắt của xã hội khiến cho nhiều người, đặc biệt là giới trẻ rơi vào tình trạng áp lực, mặc cảm, suy sụp trước “con nhà người ta”.

Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa là gì?

Áp lực đồng trang lứa hay còn có tên tiếng anh là Peer Pressure là một trong những thuật ngữ thường xuyên được nhắc đến trong thời gian gần đây, đặc biệt là đối với thế hệ giới trẻ. Số liệu thống kê nhận thấy, cứ trong khoảng 10 người thì sẽ có tối thiểu khoảng 6 người đang rơi vào trạng thái Peer Pressure và dần trở nên mệt mỏi, suy sụp, căng thẳng về cuộc sống.

Dựa vào từ điển tâm lý học của Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ thì áp lực đồng trang lứa được xác định khi một cá nhân phải chịu sự ảnh hưởng, áp lực từ những người thuộc cùng một nhóm xã hội và bản thân họ phải có sự thay đổi, chuyển biến về giá trị, thái độ, hành vi, năng lực để có thể phù hợp và đáp ứng tốt với chuẩn mực chung của nhóm xã hội đó. Hiểu theo một cách đơn giản hơn đó chính là cảm giác mặc cảm, tự ti, xấu hổ của bản thân khi thua kém và không đạt được những thành công giống với những bạn bè xung quanh.

Áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng và lứa tuổi nào. Ngay từ khi chúng ta bắt đầu đi học, có những mối quan hệ cho đến lúc trưởng thành, đi làm hoặc đến khi già đi thì áp lực đồng trang lứa vẫn có thể tồn tại và gây tác động đến đời sống, tâm lý của con người.

Áp lực đồng trang lứa
Số liệu thống kê nhận thấy, trong khoảng 10 người thì có đến 6 người đang đối mặt với Peer Pressure

Tại Việt Nam, Peer Pressure được biểu hiện và thường xuyên được nhắc đến với cụm từ “con nhà người ta”. Khi đi học bạn có thể thường xuyên được so sánh về điểm số, thành tích học tập, sự chăm ngoan của “con nhà người ta”. Khi lớn hơn những áp lực này sẽ xoay quanh thu nhập, nhà cửa, xe cộ, các khoản tiết kiệm, hiếu kính với ba mẹ. Cho đến khi già đi, áp lực đồng trang lứa vẫn có thể tồn tại với sự an nhàn của tuổi già, sự cung phụng và chăm sóc của con cháu đối với ba mẹ.

Trong thực tế, áp lực đồng trang lứa có thể tồn tại ở nhiều hình thức khác nhau, nó có thể đến từ tác động bên ngoài nhưng cũng có khả năng xuất phát từ những áp lực vô hình mà bản thân tự đặt ra chính mình. Tuy nhiên, nhìn chung, Peer Pressure không hoàn toàn mang tính tiêu cực bởi nếu bạn biết cách biến áp lực trở thành động lực để thay đổi, phát triển bản thân thì nó lại được xem là một cơ hội quý báu đối với chính bạn.

Nguyên nhân dẫn đến áp lực đồng trang lứa

Áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào và nó cũng có thể khởi phát ở rất nhiều các nguyên nhân khác nhau. Theo chia sẻ của các chuyên gia thì Peer Pressure sẽ có 2 dạng đó chính là áp lực do tác động từ bên ngoài và áp lực do chính bản thân gây ra.

Cụ thể một số nguyên do thường xuyên được nhắc đến như sau:

1. Do sự phát triển của mạng xã hội

Với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, mạng xã hội được xem như một công cụ quan trọng và không thể thiếu đối với đời sống của mỗi con người. Nó không chỉ giúp chúng ta thư giãn, kết nối cộng đồng mà còn là “trợ lý đắc lực” trong quá trình học tập, làm việc hàng ngày.

Tuy nhiên, mạng xã hội là chính là con dao hai lưỡi có thể giết chết cả một thế hệ nếu chúng ta không biết cách sử dụng nó một cách hợp lý. Trong thực tế, nhờ vào mạng xã hội mà con người có thể dễ dàng cập nhật được những thông tin trên khắp cả nước và toàn cầu.

Áp lực đồng trang lứa
Mạng xã hội chính là nơi tạo ra áp lực đồng trang lứa lớn nhất hiện nay.

Song song với đó, nhiều người thường có thói quen phô trương và khuếch đại cuộc sống của mình trên các trang mạng xã hội. Họ có xu hướng tạo dựng cho mình một cuộc sống giàu sang, ấm no và sung túc hoặc đơn giản chia sẻ những thành tựu của mình trên Facebook, Instagram, Zalo,….

Chỉ cần 10 phút để lướt xem mạng xã hội bạn cũng có thể dễ dàng bắt gặp hình ảnh những người bạn bè đồng trang lứa đã có sự nghiệp ổn định, có nhà, có xe, có cuộc sống hạnh phúc, sung túc hay những câu chuyện đi lên từ bàn tay trắng. Với những sự thành công của người khác, bạn sẽ dễ đặt ra những câu hỏi để chấn vấn chính bản thân mình và cho rằng mình là kẻ kém cỏi, bất tài, tệ hại.

2. Do sự phát triển chưa ổn định về nhân cách và tư duy

Áp lực đồng trang lứa không bỏ qua bất kỳ độ tuổi, đối tượng nào, không phân biệt giới tính hay tầng lớp xã hội. Tuy nhiên, trong những năm trở lại đây, số liệu thống kê nhận thấy tỷ lệ áp lực đồng trang lứa xảy ra phổ biến hơn ở độ tuổi vị thành niên, thanh thiếu niên.

Cũng bởi đây chính là giai đoạn vô cùng nhạy cảm đối với trẻ em bởi lúc này trẻ vẫn chưa thực sự trưởng thành nhưng cũng không muốn là một đứa trẻ lên 3 phải chịu sự quản lý của ba mẹ. Chính vì sự chưa hoàn thiện về nhân cách và tư duy đó mà nhiều trẻ vị thành niên dễ bị tác động và ảnh hưởng bởi bạn bè và môi trường.

Giai đoạn vị thành niên với những sự bồng bột và nông nổi của tuổi trẻ thường khiến cho nhiều người dễ có những suy nghĩ và hành vi điên rồ, không lường trước được hậu quả. Nhiều trẻ vẫn chưa thể xác định được rõ giá trị của bản thân hoặc có những tầm nhìn hạn hẹp khiến cho trẻ dễ bị lay động và nghe theo những lời dụ dỗ hoặc những thói quen xấu của những người xung quanh.

Cũng bởi tâm lý muốn trở thành người trưởng thành nên nhiều em luôn muốn thể hiện bản thân là người tài giỏi nhưng do nhận thức vẫn chưa hoàn chỉnh nên đôi lúc các em có những suy nghĩ, hành động sai trái. Vì muốn hơn thua với người khác, muốn trở nên có giá trị và nhận được sự công nhận của mọi người nên các em có thể thực hiện các hành vi chưa phù hợp hoặc có xu hướng đả kích, chà đạp người khác.

Chắc hẳn rằng ở lứa tuổi này, chúng ta sẽ có ít nhất một lần cảm thấy chán ghét ba mẹ, cho rằng ba mẹ là những người áp đặt và không thể hiểu được những mong muốn, nguyện vọng của con cái. Sẽ có những lần từng muốn bỏ nhà đi bụi, cúp học chơi game hoặc vô cớ bắt nạt, cô lập, bạo lực học đường với một bạn học nào đó chỉ vì ghét hoặc do ganh tỵ.

3. Sự so sánh của xã hội là nguyên nhân của Peer Pressure

Một câu nói quen thuộc thường được các gia đình Việt Nam nhắc đến đó chính là “con nhà người ta”. Khái niệm này luôn được các bậc phụ huynh đem ra để so sánh và bắt ép con cái phải nỗ lực, cố gắng để có được những thành tích tốt như bạn bè đồng trang lứa.

Nhiều người thường hay bao biện rằng việc so sánh con cái với “con nhà người ta” chỉ với mong muốn con có thêm mục tiêu để phấn đấu và phát triển bản thân hơn.Tuy nhiên, hình tượng này lại chính là áp lực to lớn đối với rất nhiều giới trẻ hiện nay.

nguyên nhân gây áp lực đồng trang lứa
“Con nhà người ta” luôn là nỗi ám ảnh to lớn của nhiều trẻ nhỏ.

Việc liên tục bị đem ra so sánh từ khi còn bé khiến cho nhiều người dần hình thành tâm lý tự ti và mặc cảm với chính bản thân mình. Có không ít trẻ nhỏ nghĩ rằng mình kém cỏi, không đạt được những điều mà ba mẹ mong muốn nên dần tạo ra các áp lực, căng thẳng cho bản thân và có xu hướng thu mình.

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, mỗi người đều có những năng lực và khả năng phát triển khác nhau. Việc chẳng hề quen biết hoặc thậm chí không biết đến sự tồn tại của “con nhà người ta” khiến cho nhiều người hình thành tâm lý tự ti cho đến khi lớn lên, họ cũng có xu hướng luôn so sánh mình với những người xung quanh và cho rằng mình thấp bé, kém cỏi từ đó khó có thể phát triển các tiềm năng của chính mình.

4. Nhu cầu hòa nhập

Chúng ta ai cũng có nhu cầu và mong muốn được sống hòa nhập với cộng đồng, có được cuộc sống chan hòa và nhận được sự yêu thương, quan tâm của những người xung quanh. Đặc biệt là theo tư tưởng và lối sống của người Việt Nam, ba mẹ luôn giáo dục con cái xem trọng giá trị của tập thể, cộng đồng để con có thể hòa nhập tốt với mọi người xung quanh.

Chính vì thế, nhiều trẻ nhỏ khi lớn lên vẫn luôn quan tâm đến những suy nghĩ, cảm nhận và ánh nhìn của những người bên cạnh. Thay vì chú ý đến những cảm xúc, mong muốn và giá trị của bản thân thì họ lại có xu hướng hành động và cố gắng chạy theo những gì của tập thể, của số đông.

Ví dụ như khi chơi cùng một nhóm bạn đều là những học sinh ưu tú và xuất sắc với những thành tích đáng ngưỡng mộ thuộc top của trường thì bản thân bạn cũng sẽ luôn cố gắng và phấn đấu để học tập tốt hơn với mong muốn không bị loại bỏ ra khỏi nhóm hoặc không để người khác xem thường. Đây thực chất là một trong các động lực to lớn đến bạn có thể nỗ lực nhiều hơn. Tuy nhiên, nếu các yếu tố điểm số, thứ hạng, thành tích cứ mãi đeo bám và hành hạ cuộc sống của bạn thì nó sẽ biến thành thứ áp lực tồi tệ khiến bạn dần trở nên mệt mỏi.

Dấu hiệu nhận biết áp lực đồng trang lứa

Như đã chia sẻ, áp lực đồng trang lứa là một trong những “căn bệnh” không loại trừ bất kỳ ai và nó có những biểu hiện khác biệt theo từng đối tượng và áp lực khác nhau tại những thời điểm khác nhau. Mặc dù ở một mức độ nào đó, áp lực đồng trang lứa không hoàn toàn tiêu cực nhưng nhìn chung nó đều gây nên những căng thẳng, mệt mỏi đối với đời sống của con người.

dấu hiệu nhận biết áp lực đồng trang lứa
Người bị áp lực đồng trang lứa luôn cảm thấy mệt mỏi, tự ti và xấu hổ vì năng lực yếu kém của bản thân.

Cụ thể bạn sẽ dễ dàng nhận thấy các dấu hiệu sau đây ở những người đang bị Peer Pressure:

  • Luôn nhận thấy mình kém cỏi, thất bại hơn so với những bạn đồng trang lứa và nhận thấy bản thân thực sự không có một chút năng lực nào.
  • Luôn ở trong trạng thái căng thẳng, lo lắng, áp lực và mệt mỏi vì phải cố gắng, phấn đấu mỗi ngày với mục tiêu “con nhà người ta”.
  • Luôn cảm thấy bồn chồn, lo lắng, bất an nhưng không xác định được cụ thể nguyên nhân.
  • Cảm thấy mệt mỏi, cơ thể lờ đờ, không có sức sống và mất dần sự hứng thú đối với những gì đang diễn ra xung quanh cuộc sống hàng ngày.
  • Cảm thấy tự ti, xấu hổ và cho rằng mọi người đang cười chê, chế nhạo mình.
  • Giấc ngủ không được đảm bảo, thường xuyên mất ngủ, ngủ không ngon giấc, hay mơ gặp ác mộng hoặc tỉnh giấc nhiều lần trong đêm.
  • Thói quen ăn uống bị thay đổi, chán ăn, ăn không ngon miệng, thường xuyên bỏ bữa.
  • Cảm xúc bị rối loạn, có khi cảm thấy buồn bã, khóc lóc nhưng cũng có lúc cáu gắt, giận dữ, kích động quá mức.
  • Có xu hướng thể hiện bản thân bằng nhiều hành động khác nhau.
  • Trốn tránh việc gặp gỡ những người xung quanh bởi sự lo lắng về việc bản thân sẽ bị đem ra so sánh, cười chê.
  • Thường xuyên tự đem bản thân ra so sánh với những người xung quanh.
  • Lạm dụng rượu bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích để giải tỏa những căng thẳng, áp lực của bản thân.

Nếu áp lực đồng trang lứa gây nên nhiều cản trở đối với đời sống sinh hoạt và cả tâm trí, cảm xúc của con người thì cần được hỗ trợ can thiệp, khắc phục càng sớm càng tốt. Bạn cần hiểu rằng, mỗi người sẽ có những năng lực và khía cạnh vượt trội khác nhau. Chính vì thế đừng nên so sánh chính mình với bất kỳ ai, thay vào đó hãy tập trung vào việc nâng cao những tiềm năng vốn có của chính mình để có được cuộc sống hạnh phúc mà bạn mong muốn.

Áp lực đồng trang lứa – Tốt hay xấu?

Nhiều người thường có sự định kiến về áp lực đồng trang lứa, họ cho rằng đây là một trong những điều tồi tệ gây nên các gánh nặng to lớn đối với con người. Tuy nhiên, trong thực tế, tình trạng này vẫn tồn tại 2 mặt tích cực và tiêu cực mà chúng ta cần phải nhìn nhận thật rõ ràng.

1. Áp lực đồng trang lứa mang đến những điều tích cực

Áp lực đồng trang lứa thực chất là một con dao hai lưỡi bởi ở một mức độ vừa phải và đúng đắn thì đây có thể được xem là động lực tích cực để thúc đẩy con người phấn đấu, cố gắng nhiều hơn nhằm phát triển bản thân một cách toàn diện. Đôi khi nhờ vào những áp lực đó mà nhiều người dần vượt qua được giới hạn của chính mình, tìm kiếm được những tiềm năng của bản thân để có thể đạt được nhiều thành hơn trong cuộc sống.

ảnh hưởng của Peer Pressure
Peer Pressure có thể là động lực để thúc đẩy sự phát triển và nỗ lực của con người.

Nhiều người thường nói rằng, có áp lực mới có kim cương. Hiểu theo cách đơn giản đó chính là phải có những áp lực, mục tiêu cần đạt được bạn mới thực sự phấn đấu và nỗ lực để trở thành phiên bản xuất sắc hơn của bản thân. Đặc biệt là đối với những người có thói quen lười biếng, thường xuyên trì hoãn các công việc của thân thì Peer Pressure chính là nguồn động lực to lớn để học có thể dần bước ra được vùng an toàn của chính mình và trở nên tốt hơn.

Chính nhờ vào những sự thôi thúc và những đích đến to lớn ấy mà nhiều người có thể cố gắng nhiều hơn để hoàn thành những ước mơ, mục tiêu và khát vọng của chính mình. Nhờ có áp lực mà con người mới ý thức rõ hơn về giá trị cốt lõi của bản thân, không ngừng nỗ lực, phấn đấu để trở nên tốt đẹp.

2. Ảnh hưởng xấu từ áp lực đồng trang lứa

Tuy nhiên, nếu chúng ta không biết cách đón nhận và xử lý tốt thì áp lực đồng trang lứa sẽ trở thành công cụ nguy hiểm đè nặng lên cuộc sống của mỗi người. Đây có thể được xem là ngọn đá khổng lồ ngăn cản việc bạn phát triển và tìm đến những sự thành công, đồng thời nó còn tác động nghiêm trọng đến đời sống tinh thần và những sinh hoạt hàng ngày của bạn.

Áp lực đồng trang lứa là gì
Peer Pressure có thể làm cản trở và rạn nứt các mối quan hệ xã hội của con người.

Nếu không biết cách đối mặt tốt với Peer Pressure thì nhiều khả năng bạn sẽ phải gánh chịu những tác hại tiêu cực như:

  • Áp lực tăng cao và luôn ám ảnh tâm trí của bạn sẽ thôi thúc việc bạn phải hành động nhanh chóng, vội vàng và thiếu sự suy xét kỹ lưỡng dẫn đến những hậu quả khôn lường, điều này càng khiến cho bạn phải chịu đựng nhiều sự thất bại liên tiếp trong cuộc sống.
  • Áp lực đồng trang lứa khiến cho chúng ta dần mất đi sự tự tin vào chính bản thân mình, lâu dần bạn sẽ trở thành một người tự ti, mặc cảm, thiếu tự trọng và xem thường các giá trị của bản thân.
  • Khi các suy nghĩ tiêu cực xâm chiếm lấy hành vi, cảm xúc của bạn sẽ khiến bạn không còn là chính mình, đôi lúc sẽ có những suy nghĩ, hành động không phù hợp và đúng đắn.
  • Peer Pressure làm gia tăng nguy cơ trầm cảm ở nhiều đối tượng khác nhau. Họ sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái buồn chán, ủ rũ, mệt mỏi, suy nghĩ tiêu cực và không còn hứng thú với bất kỳ hoạt động nào xảy ra xung quanh đời sống hàng ngày.
  • Những người bị áp lực đồng trang lứa kéo dài sẽ có nguy cơ trở thành tệ nạn xã hội. Họ có xu hướng tìm đến các chất độc hại như rượu bia, thuốc lá, ma túy,…để giải tỏa những cảm xúc tiêu cực của chính mình.
  • Một số người hình thành suy nghĩ lệch lạc, có xu hướng ganh tỵ, thù ghét những người thành công và tài giỏi hơn mình nên có khả năng sẽ đe dọa, làm tổn thương đến những người đó.
  • Các mối quan hệ có thể bị đe dọa nghiêm trọng. Nhiều người thường xuyên bị đem ra so sánh với anh chị em trong gia đình khiến cho có xu hướng ghét bỏ và muốn loại bỏ, tránh xa các mối quan hệ khiến họ phải chịu nhiều áp lực.

Áp lực đồng trang lứa ảnh hưởng tiêu cực hay tích cực còn phải tùy thuộc vào cách bạn nhìn nhận và xử lý nó. Trong cuộc sống có muôn vàn điều khó khăn và bạn không thể nào ngăn chặn hay thay đổi các quan điểm của những người xung quanh. Do đó, hãy cố gắng và tập trung vào việc rèn luyện, trau dồi kỹ năng và bản lĩnh cho chính mình để có thể biến áp lực thành động lực giúp bản thân càng trở nên tốt đẹp hơn.

Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa (Peer Pressure)

Áp lực đồng trang lứa có thể xuất hiện từ những tác động của những người xung quanh nhưng nó cũng có thể hình thành do suy nghĩ của chính bản thân bạn. Trong thực tế, ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời bạn sẽ phải đối diện với những áp lực của bạn bè đồng trang lứa, của những sự thành công.

Do đó, ngay từ thời điểm này, việc bạn cần phải thực hiện đó chính là cố gắng để trau dồi nhiều hơn cho bản thân. Có thể bạn là một người tài giỏi, thành công nhưng trong cuộc sống này sẽ luôn có những ngọn núi cao hơn mà bạn cần phải chinh phục.

Khi đối diện với áp lực đồng trang lứa, cách tốt nhất là hãy mỉm cười đón nhận và biến nó trở thành những điều tốt đẹp giúp bạn trở nên hoàn hảo hơn. Dưới đây là một số gợi ý về các biện pháp có thể giúp bạn vượt qua được Peer Pressure một cách hiệu quả:

1. Thay đổi suy nghĩ của bản thân

Mọi thứ tồn tại trên cuộc sống này đều có lý do riêng của nó và mỗi con người đều sẽ có những giá trị khác biệt mà chúng ta không thể đem ra cân đo đong đếm hay so sánh với bất cứ điều gì. Không có bất kỳ ai là hoàn hảo và mỗi người sẽ có một năng lực, tài năng riêng của chính họ, bạn cũng thế.

Đối với những nước phương Tây, họ thường được giáo dục ngay từ bé về việc xem trọng giá trị của bản thân thay vì là quan tâm đến những cảm nhận và thành tích của những người xung quanh. Họ luôn được dạy dỗ về việc phát triển các tiềm năng vốn có của chính mình và kiên trì với những điều mà mình đang mong muốn thực hiện.

vượt qua áp lực đồng trang lứa
Để không bị ảnh hưởng bởi áp lực đồng trang lứa, bạn cần nhanh chóng thay đổi suy nghĩ tích cực ngay bây giờ.

Có thể bạn nhìn thấy một người chỉ mới 22 tuổi nhưng đã có sự nghiệp vững chắc, có nhà lầu, xe hơi và cuộc sống thoải mái, hạnh phúc. Tuy nhiên, để có được những điều đó, họ cũng phải đánh đổi sức khỏe, thời gian của mình, phải nhiều đêm thức trắng không thể ngủ được mới có được sự thành công nhất định của hiện tại. Đôi khi những người nhìn hào nhoáng, giàu có, sang trọng nhưng lại luôn mơ ước đến một cuộc sống an nhàn, thoải mái về mặt tinh thần.

Do đó, đừng nên so sánh bản thân với bất kỳ ai bởi bạn cũng đang sở hữu một điều gì đó mà mọi người đều mong muốn có được. Vì thế, cách tốt nhất mà bạn cần làm ngay bây giờ là nhanh chóng thay đổi suy nghĩ của bản thân theo hướng tích cực hơn, chú trọng vào những điều mà mình đang muốn có được và học cách hài lòng với những gì bản thân đang có.

2. Tin tưởng và thấu hiểu chính mình

Bạn đã có bao giờ suy nghĩ về việc, tại sao cùng học một lớp thanh nhạc nhưng một người lại hát hay nhưng một người học mãi vẫn không thể có được giọng hát tốt. Hoặc một người có đầu óc tính toán vô cùng nhạy bén nhưng một người lại cảm thấy đau đầu, nhức óc khi nghĩ về những con số.

Mỗi người là một cá thể độc lập trong cuộc sống này nên bạn không thể so sánh những điểm yếu của bản thân với những tài năng vượt trội của người khác. Điều bạn cần làm để trở nên tốt hơn đó chính là hiểu rõ về những điểm mạnh của chính bản thân mình và từng bước phát triển theo hướng mà bạn mong muốn nhất.

Trong thực tế có nhiều người luôn cảm thấy bản thân hoàn toàn không có một điểm nổi bật nào, họ nghĩ mình là những người tầm thường, nhỏ bé và vô dụng. Tuy nhiên, nếu bạn không thể tự nhận ra được những điểm tốt của bản thân thì có thể nhờ đến sự giúp đỡ của những người xung quanh, họ có thể giúp bạn đưa ra những lời nhận xét chính xác và khách quan nhất về bản thân bạn.

Đồng thời, bạn cần xây dựng niềm tin cho chính mình, học cách tin tưởng vào những điều mà mình đang thực hiện. Cũng bởi, trên con đường thành công sẽ không bao giờ của dấu chân của những kẻ hèn nhát, rụt rè và luôn tự ti về chính mình.

3. Đặt ra mục tiêu cụ thể

Nhiều người thường bị ảnh hưởng bởi các áp lực đồng trang lứa cũng vì họ chưa thực sự có mục tiêu rõ ràng cho cuộc sống của chính mình. Hãy đặt ra những đích đến của riêng bản thân bạn thay vì cứ mãi chạy theo những lý tưởng của người khác.

Bạn hãy bắt đầu đặt ra những điều mà bạn muốn hướng đến trong tươi lai để có thể hoạch định được những kế hoạch mà bạn cần phải làm để hoàn thành được ước mơ đó. Điều này sẽ giúp bạn cảm thấy mình có ý nghĩa hơn trong cuộc sống, mỗi buổi sáng thức dậy trẻ cảm thấy hào hứng và phấn chấn hơn rất nhiều.

Cách vượt qua áp lực đồng trang lứa
Bạn sẽ khó có thể đạt được thành công nếu không biết cách đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân.

Khi bạn bận rộn với những mục tiêu của bản thân, bạn cũng sẽ không có thời gian để so sánh hay để ý đến những thành công của những người khác. Thay vì cứ mãi dậm chân tại chỗ để than thân trách phận thì hãy cố gắng bước về phía trước, đi đúng con đường mà bạn đã chọn để có được thành công cho riêng mình.

4. Vạch ra giới hạn

Năng lực của mỗi người sẽ khác nhau và bạn không thể so sánh bản thân với bất kỳ một ai khác ngoài chính bạn. Thay vì liên tục cảm thấy buồn bã, áp lực về những thành công của người khác thì hãy tự nhìn lại bản thân của hiện tại và cố gắng để trở nên tốt đẹp, hoàn thiện hơn mình của ngày hôm qua.

Cách tốt nhất để bạn có thể thoát ra được áp lực từ bạn bè đồng trang lứa đó chính là vạch ra giới hạn của chính mình để người khác có thể tôn trọng những nỗ lực của bạn. Đừng nhìn vào kết quả mà hãy nhìn vào hành trình mà bạn đã cố gắng và phấn đấu để trở nên tốt đẹp hơn so với chính mình.

Tuy nhiên, chẳng thể dễ dàng để có thể vạch rõ ranh giới của bản thân bởi chúng ta đều mong muốn có được những điều tuyệt vời hơn so với hiện tại. Do đó, bên cạnh hiểu rõ ranh giới của chính mình, bạn cũng cần phải mở lòng hơn và đón nhận những điều tích cực và đáng học hỏi ở những người xung quanh. Đừng nên quá rập khuôn về một vấn đề nào đó mà hãy học cách linh hoạt thay đổi theo từng giai đoạn và thời điểm khác nhau để có thể học hỏi và phát triển bản thân hơn.

5. Tôn trọng sự lựa chọn của người khác

Để có thể thoát khỏi Peer Pressure, điều mà bạn cần phải ghi nhớ đó chính là học cách tôn trọng ý kiến và sự lựa chọn của người khác. Mỗi người sẽ có những suy nghĩ, quan điểm và chuẩn mực riêng nên việc bạn tôn trọng người khác cũng chính là đang tôn trọng bản thân bạn.

Họ có thể đưa ra những ý kiến hoặc lựa chọn trái ngược so với những điều bạn mong muốn nhưng hãy tôn trọng và chấp nhận điều đó thay vì cố gắng bàn cãi hoặc tỏ thái độ khó chịu, không hài lòng. Điều này không chỉ giúp bạn có được mối quan hệ bền chặt mà còn giúp cho đời sống tinh thần của bạn trở nên thoải mái, vui vẻ, hạnh phúc hơn rất nhiều.

Hy vọng với những chia sẻ trong bài viết này, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về Peer Pressure – Áp lực đồng trang lứa và có biện pháp đối diện, vượt qua hiệu quả. Mỗi người sẽ có một cuộc sống riêng biệt nên đừng đem bản thân so sánh với bất kỳ ai mà hãy cố gắng và nỗ lực mỗi ngày để trở nên hoàn hảo nhất so với chính mình.

Nguồn NHC Academy

Lượt xem: 1003

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 8
Lượt truy cập: 34659349

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik