Giao diện tiếp cận

Nhút nhát, hướng nội, nhạy cảm- Đâu là sự khác biệt? Thứ Ba, 02/02/2021, 19:17

Nhút nhát, hướng nội, nhạy cảm- Đâu là sự khác biệt?

Tính nhút nhát, hướng nội và nhạy cảm có thể có vài đặc điểm giống nhau, và chúng có thể chồng lên nhau hay tương tác theo cách nào đó, nhưng vốn dĩ cũng không hề giống nhau.

Nhiều người có thể nghĩ họ là người nhút nhát hay ít nhất là tự gọi mình là người nhút nhát cho thuận tiện - hoặc họ có thể bị định nghĩa tính cách bởi những người khác - khi thực tế họ chỉ là người cực nhạy cảm hoặc hướng nội, nên mới cảm thấy an toàn và thoải mái khi ít gặp các tình huống xã hội hơn. 

Nhút nhát là một loại sợ hãi, một dạng lo âu, và có thể nghiêm trọng hơn nếu chúng ta cũng có tính cách như nhạy cảm, hay hướng nội - hoặc cả hai.

 

 

Sự Nhút Nhát Và Chứng Lo Âu Xã Hội

Trang web Rối loạn lo âu xã hội và chứng sợ xã hội đã liệt kê một số định nghĩa ngắn có thể giúp phân biệt những cụm từ này:

“Nhút nhát là loại cảm giác rụt rè, e ngại hoặc khó chịu trong một số tình huống xã hội. Thuật ngữ này thường được dùng để mô tả sự thay đổi tạm thời trong tính cách, ít liên quan đến các vấn đề tâm thần hơn.”

“Chứng lo âu xã hội là cảm giác khó khăn, sợ hãi hoặc e ngại về vấn đề tương tác hay trình bày trước đám đông.”

“Thường thì nỗi lo chính làm gia tăng sự lo lắng xã hội là sự băn khoăn liệu rằng bản thân có bị đánh giá một cách tiêu cực bởi những người khác, bất kể là điều này có xảy ra hay không.”

“Những trải nghiệm đó cũng không xảy ra thường xuyên, những triệu chứng nhẹ thường khá phổ biến, cũng tương tự với sự lo lắng nói chung. Lo âu xã hội có thể chuyển từ mức lành tính đến mức độ nghiêm trọng gây cản trở đến cuộc sống hằng ngày."

"Rối loạn lo âu xã hội hay ám ảnh xã hội là những chẩn đoán về tâm lý từng được miêu tả là một mức độ của chứng lo âu xã hội gây ra đau buồn, quá tải, và/hoặc sẽ lan rộng gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của một cá nhân."

Các tác giả trang web trên là Andrew M.Jacobs, Psy.D. (Trung tâm Nghiên cứu và Trị liệu Lo âu, Trung tâm chăm sóc sức khoẻ St.Joseph, Hamilton, Ontario, Canada) và Martin M. Antony, Ph.D., ABPP (Khoa tâm lý, Đại học Ryerson, Toronto, Ontario, Canada), đồng tác giả sách Sự nhút nhát và Lo âu xã hội.

 Người Nhút Nhát Có Thể Thật Sự Muốn Kết Nối Với Mọi Người

 

 

"Tôi là người rất dễ ngại ngùng... Tôi không thích đi vào một nhà hàng đông người một mình; Tôi không thích đi tiệc một mình." Nicole Kidman

Trang Tâm lý học ngày nay, đã giải thích về Sự nhút nhát và Lo âu xã hội như sau:

"Sự nhút nhát là thái độ ngại ngùng và lo sợ mà một số người cảm thấy khi tiếp cận hoặc đến gần những người khác."

"Không như người hướng nội, người cảm thấy tràn đầy năng lượng khi ở một mình, người nhút nhát có thể đôi lúc cảm thấy khao khát muốn được kết nối với người khác một cách tuyệt vọng, nhưng không biết cách thực hiện hoặc không thể kiềm chế sự lo lắng khi tương tác với người khác."

 

Người Nhút Nhát Và Người Cực Kỳ Nhạy Cảm (HSP)

Nhà tâm lý học Elain Aron, PhD nói rằng "Vì những HSP (highly sensitive people - người cực kì nhạy cảm) thích quan sát trước khi bước vào một tình huống mới nào, nên họ thường bị gọi là "ngại ngùng".

"Nhưng sự e ngại đó là được "luyện tập", không phải bản năng. Trên thực tế, 30% số HSP là người hướng ngoại, mặc dù tính cách của họ thường bị hiểu lầm là hướng nội."

Trong bài viết mới “Gửi đến những thanh thiếu niên là người nhạy cảm, phần II: Hoà thuận với những Thành viên còn lại trong Gia đình” cô ấy đã chỉ ra những điểm ta có thể áp dụng khi trưởng thành:

“Phụ huynh có thể sẽ có những nhận định về bạn mà bạn phải đương đầu với nó. Có thể họ sẽ nói rằng bạn vẫn luôn tỏ ra nhút nhát.”

“Nhưng không ai vừa sinh ra đã thế cả. Sự nhút nhát là nỗi sợ bị đánh giá bởi xã hội, điều này được hình thành qua những trải nghiệm trong quá khứ. (Và việc bị nói rằng nhút nhát chẳng giúp gì cho bạn cả.)

“Họ có thể nói rằng bạn hay lo sợ, rụt rè, kén chọn, bướng bỉnh hay đang cố nài nỉ mọi thứ theo hướng bạn muốn. Nhưng những điều có vẻ lỗi lầm trên chỉ là những từ có vài nét nghĩa tốt - đó là cách mà chúng được dùng.”

Trong bài blog trên Psychology Today của mình, Đã đến lúc tìm hiểu: Bạn có phải là người cực nhạy cảm không?, Elaine Aron viết:

“Tất nhiên điều đó không phải điều gì mới lạ, nhưng lại bị gọi sai thành nhút nhát, ức chế, loạn thần kinh hoặc hướng nội (mặc dù đến 30% chúng ta là người hướng ngoại). Bạn rất có thể là một người ưa tìm sự đồng điệu cao về cảm nhận và cũng rất nhạy cảm — ví dụ như bạn có thể đang làm việc trong lĩnh vực truyền thông.

“Nhưng bạn không hề bốc đồng và vẫn cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi.”

 Hướng Nội Và Độ Nhạy Cảm Cao Có Thể Gần Như Giống Nhau

 

Elain Aron nhận xét rằng quyển sách cực nổi tiếng của Susan Cain: Trầm tĩnh: Sức mạnh của Người hướng nội trong Thế giới Không Thể Ngừng Nói Chuyện" có vẻ giống đang viết về HSP (người nhạy cảm) hơn là người hướng nội xã hội."

Bác sĩ Aron cũng nghĩ rằng “Cách cố ấy bàn luận về “hướng nội" trong quyển sách cũng hầu như là đặc điểm nhận dạng của một định nghĩa tiêu chuẩn cho người cực kỳ nhạy cảm.”

 Món Quà Và Những Thách Thức Dành Cho Người Cực Kỳ Nhạy Cảm

Trong cuộc phỏng vấn với Therese Borchard, trên Beliefnet và HuffingtonPost, và được công bố trên trang Highly Sensitive của tôi: Món quà và những thách thức dành cho người cực kỳ nhạy cảm, tôi đã lưu ý một số điểm đặc biệt của một người có độ nhạy cảm cao.

Ví dụ, chúng ta thường có xu hướng cảm nhận được tình trạng cảm xúc bên trong mình, điều có thể giúp cho công việc sáng tạo phong phú và sâu sắc hơn.

Nhưng trở thành người nhút nhát hay hướng nội cũng như nhạy cảm thường có xu hướng ảnh hưởng đến cách chúng ta thể hiện bản thân và tạo dựng các mối quan hệ xã hội có thể giúp bạn tăng cường sự sáng tạo.

“Oh xin hãy cẩn thận với tôi. Tôi rất nhạy cảm và tôi vẫn sẽ mãi như thế.” Jewel - trong bài hát Im Sensitive.

Trong bài viết Hướng nội và Nhút nhát: Tiếp tục bàn luận (trong mục Người hướng nội của trang Psychology Today của cô), Sophia Dembling ghi nhận:

“Cả hai điều trên dễ gây ra sự mơ hồ vì chúng đều liên quan đến xã hội - nhưng sự không quan tâm đến xã hội rõ ràng không hề giống như việc sợ hãi nó.”

“Schmit và Arnold H. Buss của trường đại học Texas đã viết một chương với tựa đề “Hiểu được sự nhút nhát” trong quyển Sự phát triển của tính nhút nhát và sự rút lui khỏi xã hội.

Cô ấy cũng đề cập thêm, “Một số người vừa hướng nội vừa nhút nhát sẽ cư xử khác với người hướng nội mà không nhát, và sẽ cư xử khác với những ai hướng ngoại và không nhút nhát.”

Những Loại Hướng Nội Khác Nhau

Theo bài báo Hướng nội: Yếu tố ảnh hưởng đến năng khiếu thường bị bỏ quên, viết bởi Jill D. Burruss và Lisa Kaenzig, người hướng nội có thể thuộc hai nhóm;

"Nhóm A: tự chịu đựng, tự tin, chăm chỉ, với những mục đích rõ ràng, tự hiện thực hoá, cẩn trọng dè dặt, thích các hoạt động liên quan đến trải nghiệm và soi chiếu nội tâm.

Và:

Nhóm B: hay ngại ngùng, rụt rè, tự tin, thiếu các kỹ năng giao tiếp, sợ con người, ngại làm việc trước mặt người khác, người thích bị bỏ quên."

Hướng Nội Và Hướng Ngoại

Marti Olsen Laney, Psy.D., một nhà nghiên cứu, nhà giáo dục, tác giả, nhà trị liệu tâm lý và người có chuyên môn trên lĩnh vực hướng nội, đưa ra một bản tóm tắt trên trang MartiLaney.com của bà:

Người hướng nội:

Thích tận hưởng thời gian một mình

Chỉ coi những mối quan hệ sâu sắc là bạn bè

Cảm thấy kiệt sức với các hoạt động xã hội, ngay cả khi chúng rất vui

Là người biết lắng nghe

Bình tĩnh và khép kín

Suy nghĩ rồi mới nói hoặc làm 

Người hướng ngoại:

Thích được bao quanh bởi nhiều thứ

Đề cao sự đa dạng

Quen biết nhiều người, nhiều bạn bè

Thích trò chuyện, ngay cả với người lạ

Cảm thấy say mê sau khi tham gia các hoạt động

Nói hoặc hành động rồi suy nghĩ HOẶC suy nghĩ trong khi nói

Những Chú Khỉ Nhút Nhát

 Bài viết “Một khi là chú khỉ nhút nhát, thì sẽ mãi là chú khỉ nhút nhát?” trên trang PhysOrg.com nói rằng:

“Nghiên cứu được thực hiện bởi Viện nghiên cứu Sức khoẻ Cảm xúc và Khoa Tâm thần ở Đại học Y và Sức khoẻ Cộng Đồng Wiscosin và được đăng tải trêm PLoS ONE (Thư viện Khoa học công cộng] chỉ ra rằng bộ não của những người thường chịu đựng sự lo lắng và ngại ngùng trong các tình huống xã hội thường phản ứng mạnh hơn với căng thẳng, và có dấu hiệu lo lắng ngay cả trong những tình huống mọi người đều thấy an toàn.”

Nhưng nếu tính nhút nhát đó quá mạnh mẽ hoặc sự rối loạn cảm xúc đủ để được coi như là chứng lo âu xã hội, thì đó là một dạng rối loạn tâm trạng, có thể được cải thiện bằng thuốc, chế độ ăn uống hoặc liệu pháp.

Nếu nó “chỉ” là sự nhút nhát đơn thuần, có thể những chương trình hỗ trợ giảm lo âu sẽ giúp ích - hoặc chấp nhận nhiều rủi ro hơn trong những tình huống xã hội.

Nhiều diễn viên cho biết họ đã tìm thấy sự nhẹ nhõm trong diễn xuất - cùng với sự tự tin cao hơn.

Và chúng ta cũng có thể đạt được những ích lợi đó ngay cả khi ta không phải diễn viên - như là thử tham gia vào các hội nhóm dịch vụ cộng đồng, tham gia các lớp học, hoặc làm mọi thứ một cách cởi mở hơn. 

 Quan Niệm Sai Lầm Về Hướng Nội Và Đặc Điểm Của Tính Cách Cực Kỳ Nhạy Cảm

Nhà tâm lý học nhận thức Scott Barry Kaufman đã lưu ý rằng có một quan niệm sai lầm phổ biến rằng hướng nội và tính cách nhạy cảm là giống nhau.

Tuy nhiên, ông giải thích, “Thực ra, sự nhạy cảm trong việc xử lý giác quan không hề giống với hướng nội."

“Có rất nhiều người hướng nội xã hội có thể chịu đựng được với những loại âm thanh lớn và ánh sáng chói, mặc dù họ có thể bị cạn kiệt cảm xúc do phải tương tác xã giao quá nhiều."

“Ngược lại, có rất nhiều người hướng ngoại bị kích thích quá mức bởi đầu vào của giác quan."

“Một số nghiên cứu ủng hộ ý kiến rằng sự nhạy cảm đối với quá trình xử lý giác quan có liên quan chặt chẽ hơn nhiều so với sự lo âu (một dạng rối loạn thần kinh) và sự cởi mở để trải nghiệm hơn là hướng nội."

Trong một đoạn trích ngắn từ cuộc phỏng vấn dài cho hội nghị trực tuyến Sự thật về Sáng tạo, Tiến sĩ Kaufman đã đưa ra nhận xét về bản sắc của sự sáng tạo:

“Thể hiện sáng tạo đồng nghĩa với thể hiện bản thân… Vì vậy, bất cứ điều gì chúng ta có thể làm để củng cố sự hiện diện của mình, tìm ra người chúng ta thấy khác biệt và điều chúng ta thực sự muốn thể hiện - tất cả điều đó ảnh hưởng đến quá trình xử lý thông tin của bạn về mọi thứ trên thế giới”.

Dịch giả: Nguyễn Phương Hoàng Yến- Nguồn: ToMo- Learn Something New

Lượt xem: 1435

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 10
Lượt truy cập: 34736657

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik