Những chiếc màng trinh ''kì cục'' Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Màng trinh có đến dăm bẩy loại
tamsubantre.org - Màng trinh - chắc hẳn ngay từ khi chưa hiểu nó là gì bạn đã được nghe nhắc đến. Nhưng sự thật thì bạn mới chỉ biết đến những màng trinh “phổ biến”, còn loại “kì cục”, chân dung nó thế nào nhỉ?
Màng trinh bít kín
Tỉnh dậy vào một buổi sáng đẹp trời, Hồng không hiểu vì sao ở vùng bụng dưới lại xuất hiện những cơn đau lâm râm. Không thể nghỉ học hôm đó vì có môn kiểm tra một tiết, cô bạn nhăn nhó ra khỏi nhà. Tưởng rằng sau khi vận động, cơn đau sẽ giảm, nhưng sự thật hoàn toàn ngược lại. Những cơn đau ngày càng trở nên dữ dội, thậm chí còn khiến mặt Hồng biến sắc tái dại và mồ hôi cứ thế tuôn ra.
Nhờ sự giúp đỡ của các bạn trong lớp, Hồng được đưa xuống phòng y tế của trường nằm nghỉ, nhưng tình hình chẳng khả quan hơn. Không tìm ra nguyên nhân gây đau bụng, cô y tá tốt bụng đã cùng một bạn nữa khẩn trương đưa Hồng đến bệnh viện. Qua thăm khám cộng với lời tự khai chưa từng có kinh nguyệt của Hồng, bác sĩ kết luận, nguyên nhân của mọi rắc rối chính là ở cái màng trinh.
Sự thật là màng trinh của Hồng thuộc loại “hiếm có khó tìm”. Các loại màng trinh khác thông thường đều có một hoặc vài lỗ để máu kinh có thể thoát ra, nhưng màng trinh của cô bạn này lại không như thế. Và lẽ dĩ nhiên, khi đến thời điểm đánh dấu khả năng làm mẹ của bạn gái là việc rụng trứng và có nguyệt san sau đó mà chúng không thể tìm được lối thoát cho mình, thì nàng nguyệt san đỏng đảnh bị tích tụ sẽ gây cơn đau bụng khó chịu như thế. Vậy là, để cải thiện tình hình, bác sĩ cũng phải can thiệp để tạo lối thoát cho kinh nguyệt trong những ngày “đèn đỏ”.
Màng trinh co giãn
Nhìn vẻ mặt thất vọng của người yêu sau khi “lâm trận”, Nguyệt chột dạ nhìn xuống tấm ga giường trắng trong nhà nghỉ. Không có vết máu đỏ nào. Biết nửa kia đang nghĩ gì, Nguyệt thề sống chết: “Em... em chẳng hiểu vì sao. Đây thực sự là lần đầu tiên...”. Không phản ứng dữ dội và vẫn giữ thái độ điềm tĩnh: “Anh biết”, nhưng vẻ mặt thất thần như vừa đánh mất một cái gì đó quý giá lắm của người yêu khiến nước mắt Nguyệt cứ thế lã chã rơi.
Sau ngày hôm đó, Nguyệt quyết tâm tìm ra chân tướng vấn đề. Theo lời rỉ tai của một người bạn, Nguyệt lấy một chiếc gương nhỏ đặt trước “vùng kín” rồi ngồi xổm xuống. Qua hình chiếu trong gương, cô bạn giật mình khi thấy tấm màng mỏng manh vẫn còn đó. Không thể giải thích nổi những gì trông thấy, Nguyệt vội vàng gọi điện cho cô bạn nằm trong đội tuyên truyền sức khỏe sinh sản của trường. Thì ra nguyên nhân khiến “máu không thể rơi” trong lần đầu “lâm trận” chính là ở cái màng trinh ấy. Nó thuộc loại rất rất đặc biệt, có khả năng co giãn tốt nên không hề “phản ứng” khi có sự “viếng thăm” của “khách lạ”. Qua những lời giải thích cặn kẽ, Nguyệt còn hiểu: với những loại màng trinh này, rất có thể, nó sẽ chỉ “lìa chủ” sau khi sinh em bé.
Màng trinh quá dày
Khác với khi “lâm trận” cùng các cô gái khác, lần này, dù mất rất nhiều thời gian và công sức cho màn khởi đầu, Hùng vẫn chẳng thể đưa “cậu nhỏ” vào trong “cô bé” của Huyền. Rõ ràng vấn đề này chẳng phải do chuyện “khô hạn” vì nước non của Huyền rất dạt dào. Nghĩ là lần đầu tiên nên mọi chuyện khó khăn hơn, Hùng đành “hoãn cái sự sung sướng lại” sang lần khác với hi vọng tâm lý người yêu sẽ ổn định hơn.
Thế nhưng, lần thứ hai, rồi lần thứ 3, rồi lần thứ n trôi đi mà mọi việc vẫn chẳng cải thiện hơn. Cứ mỗi lần Hùng định “tiến sâu” vào, Huyền lại kêu lên đầy đau đớn. Cuối cùng, không thể để mọi chuyện tiếp diễn như vậy, cặp đôi này đành “khăn gói quả mướp” lên bệnh viện tìm lời giải đáp. Sau một hồi lắng nghe những phân trần đầy e ngại của Huyền và trực tiếp kiểm tra “vùng kín”, cô bác sĩ khẳng định: những trục trặc đó là do màng trinh của Huyền quá dày. Và để để cải thiện tình hình, cách tốt nhất là hi sinh cái tấm màng đầy rắc rối ấy.
Đúng là cuộc sống luôn đa dạng và phong phú phải không bạn? Ngay cả đến cái màng tí xíu ở trước cửa âm đạo mà cũng có đến dăm bẩy loại. Theo bạn, ngoài những loại “kì cục” trên, màng trinh còn có loại đặc biệt nào nữa không? Hãy để lại ý kiến của mình ở mục Trao đổi thảo luận phía dưới nhé!
Pé bự
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Cách để người phụ nữ vượt qua nỗi sợ hãi khi mang thai và sinh con Thứ Sáu, 15/03/2024, 12:00
- 10 loại thực phẩm nhiều sắt - phụ nữ nên ăn sau ngày 'đèn đỏ' Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Quan hệ tình dục trong ngày 'đèn đỏ' có lợi ích và rủi ro gì? Thứ Ba, 20/02/2024, 00:00
- Ra máu bất thường có phải là dấu hiệu ung thư buồng trứng? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- 6 loại thực phẩm bà bầu cần tránh khi mang thai Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Có nên đi bộ, tập thể dục trong ngày 'đèn đỏ'? Thứ Hai, 19/02/2024, 00:00
- Rượu bia ngày Tết có ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản? Thứ Bẩy, 10/02/2024, 00:00
- Vì sao phải khám sàng lọc trước khi mang thai? Thứ Tư, 07/02/2024, 10:45
- Phòng tránh các bệnh lây truyền từ mẹ sang con Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00
- 5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả Thứ Tư, 07/02/2024, 00:00