Người trẻ Việt và những chuyến đi ích kỷ 'cứ tưởng là hay' Thứ Hai, 02/01/2017, 21:49
Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch cho rằng những chuyến đi trốn Tết, bỏ mặc tương lai, người thân... của giới trẻ hiện nay thể hiện lối sống vị kỷ.
Mới đây, trên trang cá nhân, nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch gây chú ý với bài viết có tựa đề Không đủ tiền thì đừng vác xác ra nước ngoài. Dòng chia sẻ này đề cập tới văn hóa du lịch và những chuyến đi của một bộ phận người trẻ hiện nay.
Bài viết nhanh chóng nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ dân mạng. Sau vài giờ đăng tải, quan điểm của nam tác giả thu hút 19.000 like (thích), 3.000 chia sẻ.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch. Ảnh: FBNV. |
Nội dung bài viết của nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch:
Tôi vô tình thấy dòng trạng thái của một bạn trẻ trên mạng, đang tính toán cho chuyến đi dài ngày xuyên Tết, theo cách bạn gọi là "đi trốn"… tự dưng trong một khoảnh khắc, thấy chạnh lòng thương cho giới trẻ ngoài kia.
Thế hệ trẻ, tạm gọi là thế hệ "thiên niên kỷ", khi năm sinh của các bạn trong khoảng giao thời của hai niên đại, cũ và mới. Các bạn đại diện cho thế hệ dịch chuyển, thế hệ hội nhập toàn cầu, nơi chúng ta xóa nhòa ranh giới quốc gia, trở thành công dân của thế giới ảo và phẳng.
Tôn chỉ của thế giới đó là trải nghiệm và đam mê, chia sẻ về những cung đường lạ, chia sẻ về những điểm đến tuyệt vời, khuyến khích người ta xách ba lô lên và đi. Nhưng để đi, người trẻ chỉ biết cắm đầu về phía trước mà không hề nhận ra bản thân đã qua rất nhiều giá trị khác của cuộc đời. Những chuyến đi, tôi gọi là vị kỷ.
Những chuyến đi bỏ mặc tương lai
Cách đây không lâu, trên mạng có bài viết Giới trẻ không thích mua nhà và xe, để dành tiền đi và trải nghiệm. Bài viết đại ý cổ suý cho một lối sống mới khi không đặt nặng việc sở hữu tài sản mà khuyến khích tiêu tiền vào việc bước đi, không cần dành dụm.
Tôi đọc xong, chỉ phì cười, vì cơ bản lối suy nghĩ đó có thể đúng ở nơi khác nhưng ở Việt Nam thì hoàn toàn không được.
Ở các quốc gia phát triển, hệ thống an sinh xã hội tốt, nên dù tuổi trẻ không cần dành dụm cho nhà hay xe thì về già, bạn vẫn có thể dựa vào viện dưỡng lão hay lãnh tiền hưu đủ trang trải cuộc sống, không thành gánh nặng cho con cái, gia đình.
Còn ở Việt Nam, khi hình ảnh người già cơ nhỡ xuống đường ăn xin còn nhan nhản. Nếu khi còn trẻ không dành dụm tạo ra một nơi an trú lúc về già, có lẽ cũng nên chọn sẵn một góc phố để sau này ngồi hành khất là kịp. Đừng ngụy biện cho lối sống bạt mạng, không để ý đến tương lai bằng hai từ "trải nghiệm".
Những chuyến đi quảng bá văn hóa lùn
Trên những diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm du lịch đó đây, dạng bài viết đi nước này nước nọ với số tiền ít ỏi luôn được quan tâm và chia sẻ nhiều nhất. Mặt tích cực của điều này cho thấy việc khát khao được đi của một bộ phận giới trẻ, nhưng tiêu cực lại là khi văn hóa lùn được phô bày nơi xứ người.
Hay gần đây, có tranh cãi về chuyến đi năm nước với số tiền chưa đầy 7 triệu bạc. Lý lẽ biện minh cho việc này là mục đích của mỗi người mỗi khác.
Ừ thì đúng là nên tôn trọng quyền được đi của mỗi người, nhưng đi sang nước người ta, ăn bờ ngủ bụi, tuyệt nhiên đầu óc chỉ chăm chăm đến việc làm sao để đừng tốn tiền, không thấy nhắc đến một kỷ niệm, một trải nghiệm gì về văn hóa, về con người.
Chuyến đi như vậy là lời xúc phạm dành cho nền văn hóa của một quốc gia bạn ghé thăm.
Không đủ tiền cho chi phí cơ bản, đừng đi, vì đất nước người ta đủ ăn mày rồi, không cần mình qua góp mặt đâu.
Những chuyến đi bỏ mặc người thân
Cái đỉnh điểm của việc vị kỷ là khi một bộ phận không ít người trẻ quyết định bỏ luôn cảm xúc của người thân để dấn thân vào những chuyến đi xuyên Tết.
Năm trước, tôi ghé nhà một người quen, nhìn cảnh nhà có mỗi hai người già bên nhau, ông pha ấm trà, bà ngồi coi mấy chương trình ca nhạc trên đài, tĩnh lặng như không, mắt môi vương phất nỗi sầu.
Hỏi ra, đứa con trai duy nhất năm nay quyết phải đi đến đất nước xa lạ để trải nghiệm cảm giác Tết xa nhà. Ông bà buồn, nhưng rồi vì yêu và thương đứa con trai duy nhất nên cứ để nó đi.
Để rồi từ đầu ngày Tết đến nay, chiều họ lại ngồi bên cửa chờ, tự dối lòng coi có khi nào thằng con vì chán nên bỏ cuộc hành trình để quay về sớm hơn dự định.
Cái thở dài của hai vợ chồng trong khí trời xuân, làm tôi ám ảnh và trùng lòng.
Thói ích kỷ của những đứa trẻ thành thị, những đứa trẻ mà hai chữ nơi cửa miệng là chán đời, đã quen quá rồi với việc mỗi ngày nhìn mặt mẹ cha, nên cứ đến Tết thì lại dứt áo, xách đồ lên đi, bỏ lại việc nhà, bỏ lại cơ hội sum vầy, bỏ lại cả những ánh mắt ngóng trông hay căn nhà lạnh vắng tiếng cười của bậc song thân.
Cứ nghĩ lại đi, đời bạn còn trẻ và đủ dài cho những chuyến đi, nhưng thử hỏi, cha mẹ có còn bao nhiêu thời gian để chờ đợi bạn về bên nhau mùa xuân? Đừng để những chuyến đi thành nỗi hối hận vì đến lúc về sẽ không còn nhìn thấy ai đang mong chờ mình.
Còn bạn, Tết năm nay chọn đi hay về, chọn sống vì cái tôi vị kỷ hay vì tình yêu dành cho mẹ cha? Tôi chọn Tết là dịp để sum vầy, vì bất cứ chuyến hành trình nào trong đời, cũng là chia cách để rồi người ta học được việc trân trọng đường về của con tim.
Chúng ta khuyến khích những chuyến đi, nhưng hãy nhớ, hành trang để đi không phải chỉ cần tiền, chỉ cần đôi chân hay sức trẻ, mà là cần khối óc, sự văn minh và cả một trái tim đủ thấu cảm cuộc đời.
Nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch được nhiều bạn trẻ biết đến qua một số tác phẩm như Đời Callboy, Khóc giữa Sài Gòn, Mẹ ơi, Chênh vênh 25, Lưng chừng cô đơn hay Người cũ còn thương…
Trong các tác phẩm của anh, sự gai góc đa chiều thường được thay thế bởi câu chữ hài hước, hóm hỉnh và đáng yêu. Facebook của anh hiện thu hút gần 500.000 người theo dõi.
"Đây chỉ là quan điểm cá nhân của mình. Ai cũng có quyền nêu quan điểm riêng. Vì vậy, mình không quá để tâm tới những ý kiến trái chiều", nhà văn Nguyễn Ngọc Thạch chia sẻ.
Theo news.zing.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
Các tin khác
- Chúng tôi trẻ, nhưng chúng tôi không rẻ! Thứ Sáu, 30/12/2016, 23:47
- La La Land: Khi chúng ta còn trẻ, chẳng thể nào có được trọn vẹn cả tình yêu lẫn sự nghiệp đâu! Thứ Sáu, 23/12/2016, 22:52
- "Tình yêu thời ông bà anh" ngập tràn hạnh phúc của đôi trẻ 9X Thứ Tư, 14/12/2016, 10:08
- Ưu điểm của việc ngủ nude cặp đôi nào cũng muốn nhận được Thứ Ba, 13/12/2016, 09:57
- Tình yêu có 5 giai đoạn nhưng hầu hết chúng ta đều dừng lại ở giai đoạn thứ 3 Thứ Sáu, 09/12/2016, 22:51
- Hoàng Oanh - Huỳnh Anh: Chuyện về cặp đôi ngôn tình của showbiz Việt Thứ Tư, 07/12/2016, 10:55
- Thủ dâm, phim sex, quan hệ sớm - Những vấn đề đáng lo của tuổi teen Thứ Tư, 30/11/2016, 08:40
- Ưu điểm của việc ngủ nude cặp đôi nào cũng muốn nhận được Thứ Ba, 29/11/2016, 09:27
- Đà Lạt tại sao mãi không hết hot với các bạn trẻ yêu du lịch? Thứ Hai, 28/11/2016, 22:44
- Cuối tuần muốn thay ava Facebook thì hãy xem ngay 7 địa chỉ này Thứ Sáu, 25/11/2016, 23:52
- Người trẻ bây giờ, lắm kẻ chẳng được tích sự gì! Thứ Ba, 08/11/2016, 22:50
- 10 lý do vì sao chúng ta không thể quên được mối tình đầu Thứ Tư, 02/11/2016, 08:49