Một số lưu ý liên quan đến phá thai Chủ Nhật, 20/07/2014, 00:00
Mặc dù bác sỹ có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, cơ sở y tế tin cậy đảm bảo điều kiện vô trùng và sức khoẻ của bạn đáp ứng được với việc phá thai, song phá thai luôn tiềm ẩn những nguy cơ tai biến, để lại những di chứng có thể rất nặng nề.
Phá thai chỉ là một biện pháp chữa cháy, các bạn đừng lặp lại, vì càng lặp lại, khả năng tai biến càng lớn. Do đó, nếu có quan hệ tình dục mà chưa sẵn sàng có thai, các bạn cần sử dụng biện pháp tránh thai.
Vậy phải tránh thai như thế nào? Một số đôi bạn tình quyết tâm "nằm riêng", nhiều đôi còn thề không bao giờ "gần" nhau nữa. Thực tế cho thấy phương án này ít khả thi. Vì vậy, các bạn hãy chọn một biện pháp tránh thai đáng tin cậy và sử dụng nó thường xuyên, liên tục.
Những lưu ý trước khi phá thai
Để đi đến quyết định phá thai không bao giờ là dễ dàng, phải không bạn? Các bạn cần trao đổi với nhau thật kỹ lưỡng và lường trước những "biến chứng" có thể xảy ra và khả năng đương đầu với chúng sau này. Và một điều rất quan trọng là trước khi đi hút, nạo thai, bạn cần xác định chắc chắn mình có thai hay không. Bạn hãy đi thử thai ở cơ sở y tế, hoặc tự thử bằng dụng cụ thử thai nhanh mua ở hiệu thuốc (phổ biến là que thử Quick Stick). Chậm kinh chưa chắc đã là có thai vì kinh nguyệt nhiều khi cũng dao động. Nếu chậm kinh, bạn nên thử cho chắc chắn, đừng vội vã hút ngay.
Trên thực tế đã có một số bạn dù chậm kinh nhưng vẫn không muốn nghĩ là đã có thai, cứ ở nhà cầu trời là không phải, để đến khi rõ rồi thì thai đã lớn, không xử lý được nữa. Đối với những bạn có quan hệ tình dục nhưng không sử dụng một biện pháp tránh thai có hiệu quả cao, nếu thấy đã chậm kinh nguyệt một tuần thì nhất thiết nên thử thai.
Nhiều bạn lo lắng không biết liệu việc hút, nạo thai có ảnh hưởng nhiều đến sức khoẻ và có hại về sau hay không. Cần phải nói rằng hút, nạo thai là tác động trực tiếp vào buồng tử cung, dĩ nhiên có nguy cơ gây chảy máu, nhiễm trùng, viêm phần phụ, một số ít trường hợp thủng tử cung hay dính thành tử cung, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ và khả năng sinh sản về sau. Vậy nhưng hút nạo thai nếu đúng kỹ thuật và đảm bảo vô trùng thì an toàn hơn mang thai và sinh đẻ. Nếu cần phải hút nạo thai, các bạn hãy đến một trong các địa chỉ an toàn và đừng quá lo lắng.
Những lưu ý sau khi phá thai
Sau khi phá thai, bạn nữ nằm nghỉ tại cơ sở y tế một, hai tiếng để hồi sức và để theo dõi trước khi về. Bạn còn chảy máu, nhưng không nhiều hơn hành kinh. Cơ thể có thể mệt, bạn cần nghỉ ngơi và ăn uống bổ dưỡng. Bạn không phải kiêng thức này thức khác hay kiêng tắm gội, mà hãy coi đó chỉ là một lần hành kinh hơi nặng nề.
Nếu muốn thử lại cho chắc chắn là không còn thai, bạn hãy đợi 2 tuần, bởi đến 2 tuần sau khi phá thai, cơ thể mới hết hóc môn HCG. Nếu gặp các hiện tượng chảy máu nặng, chảy máu kéo dài, âm đạo tiết nhiều dịch hôi, đau bụng, sốt, vô kinh ... thì hãy trở lại cơ sở y tế ngay để được kiểm tra. Ngay cả khi nếu không có hiện tượng gì bất thường, bạn cũng nên đi khám lại sau khi hút, nạo 2 tuần.
Làm sao để tránh được tai biến sau khi nạo?
Hãy đến khám lại ở bác sĩ phụ khoa theo đúng hướng dẫn để kiểm tra độ an toàn của tử cung cũng như để bác sĩ chỉ định cách phòng tránh viêm nhiễm và rối loạn nội tiết. Bạn cũng có thể xin ý kiến của bác sỹ về các biện pháp tránh thai khi đến khám lại.
Trong vòng một tuần sau khi nạo, nên chú ý bồi dưỡng và chăm sóc sức khoẻ để tránh những biến chứng có thể xảy ra. Không nên hút thuốc, uống rượu. Hãy cố gắng tạo cho mình những nguồn động viên tốt.
Quan hệ tình dục sau khi nạo hút thai
Về tình dục, sau khi nạo, hút thai, bạn gái cần tránh quan hệ trong 2 đến 3 tuần, vì khi ấy cổ tử cung còn hơi mở, nếu có quan hệ tình dục sớm rất có thể gây viêm nhiễm khá trầm trọng và thậm chí gây xuất huyết. Hãy nhớ rằng, quá trình thụ thai có thể xảy ra ngay sau chu kỳ hành kinh đầu tiên sau khi nạo, do đó, sau khi nạo, hút thai, bạn cần sử dụng ngay các biện pháp tránh thai khi có quan hệ tình dục trở lại.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Phá thai an toàn Thứ Bẩy, 19/07/2014, 00:00
- Dậy thì muộn ở bạn gái Thứ Sáu, 18/07/2014, 00:00
- Dậy thì sớm ở bạn gái Thứ Năm, 17/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Bắc Ninh Thứ Tư, 16/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Quảng Ninh Thứ Ba, 15/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Hải Phòng Thứ Hai, 14/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Quảng Nam Chủ Nhật, 13/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Đà Nẵng Thứ Bẩy, 12/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Cần Thơ Thứ Sáu, 11/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại TP Hồ Chí Minh Thứ Năm, 10/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Nghệ An Thứ Tư, 09/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Hà Nội Thứ Ba, 08/07/2014, 00:00