Lưu ý trong chăm sóc sức khỏe sau khi sinh Thứ Ba, 30/08/2022, 00:00
Sau khi sinh cơ thể sản phụ sẽ bắt đầu hồi phục lại sau quá trình mang thai, việc nghỉ ngơi và sinh hoạt một cách khoa học là rất quan trọng và cần thiết để sản phụ có một sức khỏe tốt.
1. Sinh lý thời kỳ sau đẻ
1.1 Ngày đầu sau đẻ
Sau đẻ, các bà mẹ sẽ có những thay đổi sinh lý theo từng thời kỳ. Trong ngày đầu sau đẻ, sản phụ sẽ cảm thấy mệt mỏi, đau bụng và tầng sinh môn, gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân. Đặc biệt, trong 2 giờ đầu sau đẻ sẽ xuất hiện khối cầu an toàn. Những giờ tiếp theo sẽ có những biểu hiện như:
- Sự co bóp của tử cung
- Tắc mạch sinh lý ở diện rau bám
- Huyết âm đạo ra nhiều
- Tiết sữa non
- Rét run sau đẻ.
1.2 Tuần đầu sau đẻ
Tuần đầu sau đẻ, sản phụ có thể cảm thấy mệt mỏi kéo dài, gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân và chăm sóc con. Ngoài ra, sẽ có những thay đổi sinh lý như:
- Sự co hồi tử cung
- Sự co bóp tử cung
- Sản dịch
- Xuống sữa và tiết sữa thật sự
- Vết khâu tại tầng sinh môn (nếu có) sẽ đau, có thể sưng nề gây khó khăn cho sản phụ trong việc đi lại, vệ sinh và chăm sóc con,...
- Sự thay đổi về trọng lượng cơ thể
- Đại tiểu tiện bị rối loạn.
1.3 Sáu tuần sau đẻ
Sau 6 tuần sản phụ có thể lo lắng vì có xuất hiện kinh non, hay gặp khó khăn trong việc tiết sữa và cho con bú. Cơ thể mẹ có những thay đổi sinh lý bao gồm:
- Sự co bóp tử cung trong những ngày đầu
- Sản dịch và dịch âm đạo trong những ngày sau đó
- Tiết sữa nhiều và đều đặn
- Bắt đầu xuất hiện vết sẹo ở tầng sinh môn (nếu có)
- Sự thay đổi về khối lượng cơ thể
- Đại tiểu tiện có thể bị rối loạn.
2. Chăm sóc sức khỏe bà mẹ thời kỳ sau sinh
Chăm sóc sức khỏe bà mẹ thời kỳ sau sinh là một vấn đề cần thiết để sản phụ có thể nhanh chóng hồi phục. Đồng thời, việc chăm sóc con sẽ được tốt hơn. Chăm sóc sức khỏe sau khi sinh cũng được chia theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phù hợp với sự thay đổi sinh lý của bà mẹ.
2.1 Ngày đầu sau đẻ
- Sản phụ cần nằm nghỉ tại phòng đẻ trong 6 giờ đầu sau đẻ. Sau đó đưa sản phụ về phòng.
- Theo dõi toàn trạng, dấu hiệu sinh tồn như: Huyết áp, mạch, co hồi tử cung, máu ra âm đạo 15-30 phút/ lần trong vòng 2 giờ đầu, và những giờ tiếp theo 1 giờ/lần.
- Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh.
- Hướng dẫn cách tự theo dõi hồi cầu an toàn và sự co hồi tử cung sau đẻ. Nếu thấy tử cung mềm cần tự xoa nhẹ nhàng trên thành bụng để kích thích tử cung co lại.
- Hướng dẫn người mẹ cách chăm sóc trẻ và theo dõi chảy máu rốn, các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ như: Không thở, không khóc, không bú, tím tái,...
- Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường như: Đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, choáng, chóng mặt, mệt lả, mót rặn, bí đái,...
2.2 Tuần đầu sau đẻ
- Cho sản phụ nằm nghỉ tại phòng sau đẻ.
- Theo dõi toàn trạng, dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch 2 lần/ngày
- Cho trẻ nằm cạnh mẹ.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ cho con bú, cách chăm sóc vú, rửa đầu vú trước và sau khi cho trẻ bú, bú từng bên, vắt hết sữa thừa,...
- Hướng dẫn cách mặc: Mặc rộng rãi, sạch sẽ, thoáng mát về mùa hè, đủ ấm về mùa đông.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ ăn uống đầy đủ chất, ăn no, uống nước đầy đủ, tránh kiêng khem vô lý.
- Đảm bảo cho bà mẹ ngủ đủ giấc.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ thay băng vệ sinh. Vệ sinh bộ phận sinh dục hàng ngày 3 lần/ ngày bằng nước đun sôi để nguội.
- Hướng dẫn và giúp đỡ bà mẹ chăm sóc vết khâu tầng sinh môn. Làm sạch tầng sinh môn sau mỗi lần đi đại tiểu tiện, thấm khô, cắt chỉ và ngày thứ năm sau đẻ. Nếu có nhiễm khuẩn cần được cắt chỉ sớm.
- Hướng dẫn cách tự theo dõi sự co hồi tử cung sau đẻ. Nếu thấy tử cung mềm, cần tự tay xoa nhẹ trên thành bụng, nhằm kích thích tử cung co lại.
- Hướng dẫn người mẹ cách chăm soc trẻ, theo dõi chảy máu rốn và các dấu hiệu bất thường khác ở trẻ: Không thở, không bú, không khóc, tím tái,...
- Hướng dẫn cách tự nhận biết các dấu hiệu bất thường ở bà mẹ như: Đau bụng, chảy máu nhiều, nhức đầu, chóng mặt, choáng, mệt mỏi, bí đái, mót rặn,...
2.3 Sáu tuần sau đẻ
- Hướng dẫn bà mẹ cách tự chăm sóc sức khỏe như theo dõi dấu hiệu sinh tồn: mạch, nhiệt độ, huyết áp, co hồi tử cung, sản dịch hàng ngày.
- Hướng dẫn chế độ nghỉ ngơi, làm việc, vận động và giao hợp như: Ngủ đủ giấc, vận động nhẹ nhàng, tập thể dục nhẹ nhàng. Sau 6 tuần sau đẻ có thể giao hợp và nên áp dụng những biện pháp tránh thai thích hợp.
- Hướng dẫn và tư vấn các biện pháp kế hoạch hóa gia đình.
Chăm sóc sức khỏe sau sinh cần đảm bảo một cách tích cực cho bà mẹ trong việc chăm sóc bản thân và đứa trẻ. Tạo một môi trường và bầu không khí thoải mái cho bà mẹ sau khi chăm sóc, theo dõi và tư vấn hướng dẫn. Ngoài ra, đối với sản phụ sinh mổ, việc chăm sóc sức khỏe sau sinh mổ cũng giống như sinh thường. Tuy nhiên, cần lưu ý vệ sinh vết mổ phòng tránh nhiễm khuẩn và có kế hoạch hóa gia đình, không nên mang thai sớm
3. Biến chứng có thể gặp sau sinh
Một số biến chứng có thể gặp sau khi sinh như:
3.1 Giai đoạn ngay sau đẻ
- Shock: Do đau, mất máu, gắng sức trong quá trình đẻ, hoặc do các bệnh lý có sẵn,...
- Chảy máu sau đẻ: Do đờ tử cung, sót rau, chấn thương đường sinh dục khi sinh,...
- Chấn thương đường sinh dục khi sinh: Rách tầng sinh môn, âm đạo, cổ tử cung, máu tụ đường sinh dục,...
3.2 Những ngày sau đẻ
- Thiếu máu: Do mất máu, ăn uống kém hoặc nhiễm khuẩn,...
- Nhiễm khuẩn: Ở tầng sinh môn, âm đạo, chỗ khâu các vết cắt hoặc rách của bộ phận sinh dục, nhiễm khuẩn ở tử cung, phần phụ,...
- Sót rau: Gây chảy máu, nhim khuẩn,...
- Các bệnh lý tại vú
Tóm lại, chăm sóc sức khỏe sau sinh giúp cho sự hồi phục sức khỏe của bà mẹ nhanh chóng ổn định, làm tử cung co hồi chắc hơn, giảm mất máu và các biến chứng sau đẻ như: Bí đái, rét run, nhiễm khuẩn, chảy máu,... Khi thấy có dấu hiệu bất thường, cần thông báo ngay với nhân viên y tế để được xử trí kịp thời.
Theo Vinmec.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
Các tin khác
- Miracle Morning là gì? Một tuần áp dụng thói quen buổi sáng của người thành đạt thay đổi tôi ra sao? Thứ Sáu, 26/08/2022, 00:00
- 5 Phương pháp ghi nhớ để đạt hiệu quả tốt hơn Thứ Sáu, 26/08/2022, 00:00
- Tiêu thụ sao cho thông minh trong thời đại internet? Thứ Sáu, 26/08/2022, 00:00
- Xu hướng "nhảy việc" thích thì nghỉ của gen Z: Tự tin về năng lực hay" vỡ mộng" Thứ Tư, 17/08/2022, 00:00
- Xu hướng việc làm mới của gen Z: Nghề "trải nghiệm sản phẩm nở rộ , đem lại thu nhập khá Thứ Tư, 17/08/2022, 00:00
- Gen Z nghĩ gì về mối quan hệ "trên tình bạn, dưới tình yêu" Thứ Tư, 17/08/2022, 00:00
- Chuyện "yêu" khi có con ngủ chung Thứ Tư, 17/08/2022, 00:00
- Để tình bạn, tình yêu tuổi vị thành niên phát triển lành mạnh Thứ Ba, 16/08/2022, 00:00
- Giáo dục giới tính và tình yêu tuổi vị thành niên có nên bắt đầu từ sớm? Thứ Ba, 16/08/2022, 00:00
- Show hẹn hò gây ám ảnh sai lầm về tình yêu Thứ Ba, 16/08/2022, 00:00
- Sữa rửa mặt văng vào mắt có nguy hiểm không? Thứ Sáu, 12/08/2022, 17:00
- Bộ Y tế khẳng định "đồng tính không phải là bệnh": Cộng đồng LGBT nói gì về công văn này? Thứ Tư, 10/08/2022, 00:00