Làm gì để phát triển giao tiếp giữa cha mẹ và con cái? Thứ Hai, 14/11/2022, 12:51
Hình minh họa
Làm gì để phát triển giao tiếp giữa cha mẹ và con cái? Giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đôi khi trở nên khó khăn khi trẻ bước vào tuổi thanh thiếu niên. Khi đó, cha mẹ phải làm sao? Cùng tìm hiểu qua các kỹ năng giao tiếp sau đây để có thể thắt chặt sợi dây tình cảm gia đình nhé!
Một số ông bố bà mẹ than phiền rằng rất muốn được trò chuyện cùng trẻ nhưng khi đặt ra những câu hỏi tương tự như: “Ở trường hôm nay có vui không?”, thì thường nhận lại được câu trả lời ngắn gọn như “dạ cũng bình thường” sau đó thì trẻ đi vào phòng kết thúc cuộc trò chuyện.
Là cha mẹ, thay vì ngạc nhiên trước thái độ và cách cư xử của con, bạn hãy nhớ lại chính bản thân mình khi ở độ tuổi này thì mọi chuyện sẽ đơn giản hơn. Có nhiều biện pháp giúp cha mẹ xử trí các tình huống bối rối gây ra do sự thay đổi của trẻ ở tuổi vị thành niên. Trong đó, nguyên tắc đầu tiên để thúc đẩy sự giao tiếp giữa cha mẹ và con cái đơn giản là: “Đừng bao giờ ngừng cố gắng”. Một vài lời khuyên dưới đây có thể giúp ích cho bạn.
1. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái bằn việc lắng nghe
Lắng nghe tích cực, hay còn được gọi là lắng nghe có phản xạ là điều mà bạn nên áp dụng. Đồng thời, cần chú ý đến ngôn ngữ cơ thể, giọng điệu, biến chuyển của ngữ điệu và các biểu cảm gương mặt của trẻ vì chúng đều có thể truyền đạt những thông tin quan trọng.
2. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái: Duy trì giao tiếp mắt
Bạn hẳn phải ngạc nhiên với số lần bạn nói chuyện với trẻ mà vẫn không rời mắt khỏi trang báo, TV, hay tiếp tục việc rửa chén bát. Hãy nhìn vào mắt trẻ khi cả hai đang trò chuyện cùng nhau. Đó là một trong những cách giao tiếp ngầm và làm trẻ hiểu rằng “ba mẹ thật sự đang quan tâm đến những điều mà con đang nói”.
3. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái: Không ngắt lời trẻ
Lời nhắc nhở mà người làm cha làm mẹ chúng ta thường nói với trẻ cũng cần được áp dụng cho chính bản thân chúng ta. Bạn cần tôn trọng quyền tự do ngôn luận của trẻ, hãy để trẻ nêu ý kiến, ngay cả khi bạn không đồng ý với nó. Nếu quan điểm, nhận thức của trẻ là sai lầm thì bạn cũng nên lắng nghe để rồi sau đó định hướng lại cho trẻ một cách khéo léo mà không tỏ vẻ bề trên.
4. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái: Chú ý giọng điệu của bạn
Đặt câu hỏi là một chuyện; tra hỏi, với giọng điệu buộc tội lại là một chuyện khác. Hãy cố gắng không quát tháo với trẻ, dù là những lúc mệt mỏi bạn muốn nghỉ ngơi, hay khi bạn đang bận rộn, không có thời gian để tâm sự với con.
5. Hãy đặt những câu hỏi mang tính gợi mở
Hãy tạo cơ hội cho các cuộc thảo luận và duy trì cuộc giao tiếp giữa cha mẹ và con cái bằng cách đưa ra những câu hỏi mang tính gợi mở nhằm khuyến khích trẻ chia sẻ ý kiến. Các câu hỏi để có hiệu quả cần đi vào chi tiết, và dựa vào những gì bạn đã biết về cách suy nghĩ của trẻ.
6. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái: Tìm mọi cơ hội để trò chuyện với trẻ
7. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái bằng cách chia sẻ kinh nghiệm sống của bạn cho trẻ
Hãy cảm thấy thoải mái khi chia sẻ những trải nghiệm của bạn với con ngay cả khi những trải nghiệm đó có thể không được huy hoàng cho lắm. Tuy nhiên, cũng cần cân nhắc chỉ chia sẻ những gì phù hợp. Đôi khi có thể trẻ không chịu nghe hoặc không hiểu được những gì bạn muốn trẻ lĩnh hội từ các câu chuyện; nhưng một lúc nào đó, con bạn sẽ suy nghĩ về những điều bạn đã nói.
8. Hãy làm điểm tựa vững chắc cho trẻ
Hãy thường xuyên làm trẻ an tâm là nếu gặp bất cứ vấn đề gì, trẻ đều có thể tìm đến để tâm sự cùng cha mẹ và sau đó giữ lời hứa bằng cách đón nhận một cách vô điều kiện. La mắng, tỏ thái độ ghét bỏ, thất vọng, dù không bằng lời nói, đều có thể phá vỡ cầu nối giao tiếp giữa bạn và trẻ mà thôi. Hãy làm cho trẻ hiểu rằng đôi khi có thể ba mẹ không đồng tình với những điều trẻ làm nhưng trẻ vẫn luôn luôn được yêu thương.
9. Luôn tinh ý để nhận ra dấu hiệu trẻ muốn tâm sự với bạn
Đôi khi con bạn rất muốn tâm sự với cha mẹ nhưng trẻ cảm thấy quá xấu hổ, lo sợ để làm điều đó hoặc đơn giản là không biết bắt đầu từ đâu. Do đó, bạn cần tinh ý nhận ra khi trẻ có những biểu hiện dưới đây:
- Hỏi những câu hỏi liên quan đến một người bạn (thường trẻ sẽ không nêu rõ tên).
- Hỏi về những trải nghiệm trong quá khứ của chính bạn.
- Để mở một cuốn tạp chí trên giường trẻ, đập vào mắt bạn một bài viết như “Làm thế nào khi teen cảm thấy chán nản” thì đây có thể một lời cầu cứu cần được giúp đỡ.
10. Cải thiện giao tiếp giữa cha mẹ và con cái: Nếu không thể nói, hãy viết
Nếu cảm thấy không thoải mái khi thảo luận trực tiếp các vấn đề cụ thể cùng con, bạn có thể viết một lá thư rồi để trong phòng trẻ. Một lá thư không thể thay thế hoàn toàn việc giao tiếp bằng lời nói; tuy nhiên, khi cần giải quyết một vấn đề phức tạp, nó sẽ giúp bạn diễn đạt suy nghĩ của mình một cách chu đáo và thận trọng hơn là khi nói trực tiếp.
Ngoài ra, viết thư cũng ít có khả năng gây xung đột hay mâu thuẫn; đồng thời cũng sẽ dễ dàng hơn để bạn thể hiện tình cảm với con qua thư và tâm sự với con nhiều điều hơn.
11. Để trẻ tìm kiếm sự giúp đỡ từ người khác ngoài cha mẹ
Dù giữa bạn và trẻ tồn tại một mối liên kết đặc biệt, thỉnh thoảng vẫn có những lúc trẻ cần sự giúp đỡ từ một người lớn khác với cách nghĩ khác. Hãy để trẻ tâm sự với một người lớn khác mà trẻ cảm thấy thoải mái khi trò chuyện. Đó có thể là một người chú, người dì, anh chị họ, hay bố hoặc mẹ của đứa bạn thân. Trẻ sẽ biết rằng xung quanh mình có nhiều người luôn quan tâm và sẵn sàng lắng nghe, sẵn sàng chia sẻ với trẻ và rằng trẻ không cần phải che giấu, phải một mình đương đầu với khó khăn.
Hãy là người cha, người mẹ tinh ý và luôn tìm mọi cơ hội tốt để trò chuyện cùng con về những vướng mắc của con, đây cũng là cách để thắt chặt sợi dây tình cảm gia đình nữa đấy. Hãy trở thành người cha người mẹ hoàn hảo nhé!
Nguồn : Mẹ Không Hoàn Hảo
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Ngày Khoan dung Quốc tế truyền tải những thông điệp gì? Thứ Hai, 14/11/2022, 12:00
- Ký ức tuổi thơ giăng đầy hương cốm Thứ Năm, 10/11/2022, 16:00
- Khi tình yêu đủ lớn: là thế giới chỉ có mẹ - con ta vẫn ngập tràn hạnh phúc Thứ Năm, 10/11/2022, 16:00
- Mỹ nhân 'Diên Hy công lược' bị chồng phản bội Thứ Năm, 10/11/2022, 15:00
- Người trẻ khoe phong cách unisex trên phố Hà Nội Thứ Năm, 10/11/2022, 15:00
- Trắc nghiệm bạn có mắc bệnh 'mù mặt người' Thứ Hai, 07/11/2022, 17:00
- Nếu định sinh con sau 30 tuổi - bác sĩ khuyên thành thật điều này Thứ Hai, 07/11/2022, 15:00
- Có thể tự mang thai nếu bị tử cung một sừng không? Thứ Hai, 07/11/2022, 15:00
- Chứng bệnh không nhận ra gương mặt người khác Thứ Hai, 07/11/2022, 13:00
- Có nên lấy 'cậu ấm' làm chồng Thứ Sáu, 04/11/2022, 00:00
- Suy sụp tinh thần vì bạn gái chia tay Thứ Sáu, 04/11/2022, 00:00
- Phụ nữ độc thân vẫn bị từ chối đông lạnh trứng Thứ Năm, 03/11/2022, 17:00