Kiểm tra răng sữa, phát hiện tự kỷ chính xác 90% Thứ Sáu, 08/06/2018, 15:30
Các nhà khoa học Mỹ đã tìm ra cách chẩn đoán sớm các rối loạn phổ tự kỷ nhờ vào kiểm tra răng sữa của các bé.
Theo các nhà nghiên cứu tại Trường Y khoa Icahn (Mount Sinai, New York, Mỹ), rối loạn phổ tự kỷ ghi dấu ấn sinh học lên con người thông qua sự chuyển hóa kim loại trong cơ thể.
Răng con người chứa các vòng tăng trưởng khá giống với các vòng chúng ta thường thấy trên thân cây bị chặt ngang. Tuy nhiên, các vòng này, vốn là vòng chu kỳ kẽm – đồng, mỏng đến mức khó nhìn thấy bằng mắt thường.
Các nhà khoa học đã dùng laser để kiểm tra răng sữa của 200 cặp song sinh ở Thụy Điển, dùng các thuật toán để xác định mối tương quan giữa các vòng kẽm – đồng và rối loạn phổ tự kỷ, từ đó chẩn đoán xem liệu đứa bé đó có phát triển chứng tự kỷ khi lớn lên hay không.
Qua vài năm, các em bé đến tuổi có thể chẩn đoán bệnh tự kỷ thông qua các phương pháp hiện tại. Đối chiếu với chẩn đoán thông qua răng sữa trước đó, họ nhận thấy độ chính xác của phương pháp kiểm tra răng sữa lên đến 90%.
Kiểm tra răng sữa có thể chẩn đoán tự kỷ chính xác 90%, thông qua phương pháp mới. (Ảnh minh họa từ Internet).
Một số thử nghiệm khác trên các trẻ em ở Mỹ và Anh cũng cho kết quả tương tự.
Đáng mừng hơn, các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy những khác biệt trong sự chuyển hóa kẽm – đồng này không chỉ tìm thấy trong răng sữa. Những dấu ấn sinh học khác được phát hiện ngay cả ở các em bé còn trong bụng mẹ.
Vì vậy, nhóm nghiên cứu vẫn đang mở rộng nghiêm cứu, nhằm giúp việc chẩn đoán tự kỷ thông qua sự chuyển hóa kẽm – đồng có thể thực hiện được ở cả các em bé mới sinh, chưa mọc răng.
Trong rối loạn phổ tự kỷ, việc chẩn đoán xác định sớm đóng vai trò tối quan trọng trong việc thiết kế một kế hoạch can thiệp sớm cho trẻ. Tự kỷ là căn bệnh suốt đời, không thể chữa khỏi nhưng những em bé được can thiệp sớm có cơ hội rất cao được nhập học ở các ngôi trường bình thường, sống cuộc đời bình thường, kết hôn và có công việc ổn định khi lớn lên.
Theo khoahoc.tv
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- 4 bước vượt qua nỗi buồn chia tay theo khoa học Thứ Năm, 07/06/2018, 14:30
- 19 cách vượt qua cảm giác xấu hổ, tiếc nuối và tội lỗi Thứ Hai, 28/05/2018, 11:08
- Ngày bế giảng cuối cấp: Tạm biệt thanh xuân, chỉ ước khoảnh khắc này còn mãi Thứ Tư, 23/05/2018, 11:00
- Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ phạm tội do căng thẳng Thứ Năm, 17/05/2018, 17:30
- Nghiên cứu: Tính cách có ảnh hưởng đến cách chúng ta cử động mắt Thứ Năm, 10/05/2018, 15:30
- Sống ở vùng nông thôn, lớn lên cùng động vật sẽ giúp chúng ta ít bị trầm cảm hơn Thứ Năm, 10/05/2018, 14:30
- Stress và tình dục - Mối quan hệ hai chiều Thứ Hai, 07/05/2018, 10:43
- Vì sao phụ nữ thường dễ bị trầm cảm và rối loạn ăn uống hơn đàn ông? Thứ Sáu, 04/05/2018, 15:30
- Bạn muốn trở nên thông minh hơn? Hãy luyện bộ não theo 19 cách dưới đây! Thứ Năm, 03/05/2018, 09:24
- Đi làm về sẽ luôn có anh và các con, hãy vui vẻ em nhé Thứ Tư, 25/04/2018, 09:00
- Nam giới có 'yêu' bằng tai? Thứ Hai, 23/04/2018, 14:00
- Đã đến lúc bỏ lại những nỗi buồn Thứ Tư, 18/04/2018, 11:02