Không nên tin vào ''quân sư'' tình yêu Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
Chỉ xem đó như một sự tham khảo thôi, vì những gì "quân sư" nói không phải lúc nào cũng đúng với mọi đối tượng.
Khi gặp rắc rối trong tình yêu, người trong cuộc thường tìm đến một bạn đáng tin tưởng, còn độc thân, có kinh nghiệm trong tình cảm và biết cách an ủi, chia sẻ, sẵn sàng lắng nghe và phân tích câu chuyện của họ. Bởi những ai đang yêu thường bị cảm xúc lấn át, và cái họ cần là một “quân sư” có tài năng đủ để khuyên họ thoát ra. Lúc đó, thường thì họ tin tưởng tuyệt đối vào quân sư mà không nghĩ rằng, chính họ cần tỉnh táo để biết cách tự cứu nguy cho mối quan hệ của mình
Bích Loan (18t) chia sẻ: “Nhỏ bạn thân mình hay hỏi mình sẽ cư xử thế nào trước tình huống A, B, C của nhỏ và người yêu. Mình chỉ nói chung chung theo những gì mình hiểu, vậy mà nhỏ nghe theo răm rắp, còn cho rằng mình thật… sáng suốt. Thực chất, mình nói được nhưng cũng có làm được đâu. Nhiều lúc cũng… khuyên đại, vậy mà nhỏ nghe theo và… áp dụng luôn. Khi xích mích với người yêu thì lại trách mình. Nếu yêu mà không tự quyết định được, chỉ dựa dẫm vào quân sư thì sớm muộn gì cũng tan vỡ. Người khác chẳng bao giờ hiểu rõ câu chuyện bằng người trong cuộc.”
Những ai đang yêu thường ngưỡng mộ quân sư vì: “Ôi sao nói đúng thế nhỉ?”, “Cực kì tâm lý”, “Phải chi mình hiểu về tình cảm như quân sư thì hay biết mấy”… Họ không hề biết rằng, quân sư là người ngoài nên tỉnh táo hơn họ và dễ phân tích vấn đề hơn, nếu quân sư biết yêu, chưa chắc họ có thể tự khuyên chính mình
Giúp ít, hại nhiều
Một số bạn, sau khi được tư vấn mà tình cảm vẫn không mấy khả quan, thường đổ lỗi cho chính mình, cho rằng mình chưa áp dụng đúng lời khuyên của “quân sư”, chưa biết nắm bắt thời cơ. Thực ra, thất bại nằm ở chỗ, họ đã quá tin tưởng vào khả năng của người tư vấn. Sau đây là những tác hại rõ ràng nhất khi có “quân sư” can thiệp vào tình cảm:
- “Quân sư” thường sẽ được nghe tâm sự rất nhiều, sẽ nắm kha khá chuyện của “người trong cuộc”, nhưng chỉ nghe chuyện từ một phía nên thường phân tích chủ quan, khuyên theo cảm xúc và dễ “xúi bậy” khi bất mãn.
- Là người bên ngoài nên quân sư cũng dễ nắm bắt tâm lý, chủ động và tự tin khi trò chuyện với người yêu của bạn mình. Nhưng chính vì vậy mà khả năng quân sư trở thành “người thứ 3” là rất cao! Ngay khi chuyện tình cảm của hai nhân vật chính lâm vào bế tắc thì một người biết lắng nghe, biết phân tích và có cái nhìn sâu sắc sẽ như một luồng gió mới. Và mọi chuyện trở nên phức tạp gấp nhiều lần.
Có nên tin tưởng vào "quân sư" không nhỉ?
- Bạn không thể đoán được quân sư đang nghĩ gì. Có thể họ là người bạn tin tưởng, họ có nhã ý muốn giúp bạn. Nhưng họ có thể “tiếp tay cho địch” hoặc làm cho cặp đôi thêm hiểu lầm nhau hơn, cho dù không cố ý.
- Người tư vấn thường có tính tò mò và hơi…nói nhiều. Cho dù bạn dặn kĩ là “đừng nói ai nghe”, chuyện của hai bạn vẫn bị nhiều người biết. Lý do vì “quân sư” trong vài phút “lỡ lời” đã đem chuyện riêng của bạn “thảo luận” cùng “hội bà tám”, hoặc bạn bị “xầm xì sau lưng” mà không biết.
- Bạn trở thành một người cũ kĩ và nhàm chán. Sẽ ra sao khi người khác lúc nào cũng phải kiên nhẫn nghe chuyện của bạn, phân tích cho bạn, trong khi bạn không chịu hiểu mà cứ lật đi lật lại một vấn đề chỉ vì cảm xúc không thắng nổi lý trí? Lúc này, không những quân sư, mà ngay cả người yêu của bạn cũng nản bạn đấy. Phải có chính kiến riêng thôi.
- Bạn sẽ cảm thấy quân sư nói gì cũng chuẩn, cũng hay. Nhưng biết đâu khi bạn độc thân, bạn còn khuyên tuyệt vời hơn thế. Những gì quân sư biết, không phải lúc nào cũng áp dụng được với mọi đối tượng, vì mỗi người có một tích cách và hoàn cảnh khác nhau. Thế nên hãy hành động theo những gì mà bạn cho là hợp nhất, thoải mái nhất.
Vậy, nếu không tin vào quân sư thì bạn nên tin vào điều gì? Câu trả lời là: hãy có niềm tin vào chính bạn, người yêu của bạn, và tình yêu của cả hai người. Mọi suy nghĩ, quan điểm, bí kíp, lời khuyên từ người khác… có thể tham khảo nhưng đừng áp dụng quá máy móc. Chúc bạn hạnh phúc và có thể tự đưa ra các quyết định trong tình yêu của mình!
Lượt xem: 1064
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00