Giao diện tiếp cận

Khổng Tử và đạo nhân sinh cho người trẻ Thứ Ba, 02/02/2021, 19:07

Khổng Tử và đạo nhân sinh cho người trẻ

Trong lịch sử, con người thường kêu than sự vuột mất của thời gian nhiều hơn bất kỳ điều gì khác. Khổng Tử cũng không ngoại lệ. “Khổng Tử đứng bên bờ sông , nói rằng: ‘Cũng như nước này trôi chảy, mọi vật đều đi qua. Ngày và đêm, không có vật chi ngừng nghỉ’” (Luận Ngữ). Tuy là một câu nói khá mơ hồ, nhưng chứa đựng bên trong là một sự thương tiếc sâu sắc về những biến đổi cùng những khó nhọc đời người.

Giữa vũ trụ bao la vô tận này, giữa những vòng tuần hoàn bất tận của tự nhiên, cuộc đời của mỗi con người là quá nhỏ bé, trôi qua trong một chớp mắt. Vậy, ta nên hoạch định cuộc sống ngắn ngủi của ta như thế nào đây?

Cùng lúc Khổng Tử thở dài bên dòng sông khi nó chảy qua, ngài cũng nói về một đạo nhân sinh qua cuộc đời của chính mình cho các học trò và cho các thế hệ sau biết:

Ta, mười lăm tuổi để tâm trí vào sự học; ba mươi tuổi vững chí mà lập thân; bốn mươi tuổi tâm trí sáng suốt, hiểu rõ việc phải trái, chẳng còn nghi hoặc; năm mươi tuổi thì biết mệnh trời; sáu mươi tuổi thì hiểu thông, thấu đáo những gì nghe được; bảy mươi tuổi, trong tâm có muốn sự chi cũng không hề sai phép tắc. (Luận Ngữ)

Đây là một chuỗi các sắp xếp đơn giản về từng giai đoạn của cuộc đời con người, trong đó mỗi giai đoạn đều được nhấn mạnh bởi những sự việc đặc biệt. Thử liếc nhanh qua con đường cuộc đời mà bậc hiền nhân đã mô tả cho ta, để xem có thể rút ra được bài học gì từ đó, và nó có ý nghĩa gì đối với ta ngày nay.

 Một cuộc đời của con người không khác gì một khoảnh khắc ngắn ngủi được vay mượn từ thời gian; khi năm tháng trôi qua, chúng ta nắm lấy một vài năm ngắn ngủi ấy và khắc chúng thành một hình dạng nào đó hy vọng sẽ tạo ra một vật trường cửu, để ta có thể được tưởng nhớ khi qua đời.

Như ta đã thấy, tất cả chúng ta đều có những ý hướng và các sự việc thúc đẩy ta, nhưng ta phải bắt đầu bằng việc biết chấp nhận những gì cần chấp nhận trong xã hội mà chúng ta đang sống. Việc học bắt đầu bằng sự biến đổi một con người tự nhiên thành một con người được nhào nặn bởi các chuẩn mực đúng đắn của xã hội. Khi Khổng Tử nói rằng: “Ta, mười lăm tuổi để tâm trí vào sự học”, thì ông đang nói đến xuất phát điểm của ông trên hành trình ấy và đó cũng là điều ông đòi hỏi nơi các học trò của mình.

Khổng Tử thường tự nói rằng: “Chẳng phải ta sinh ra là hiểu biết đạo lý. Thật ra ta là người hâm mộ kinh thi của thánh hiền đời xưa, cho nên ta cố gắng tầm mà học vậy”. Dĩ nhiên, Khổng Tử đâu phải sinh ra đã biết mọi thứ. Nhưng vì quan tâm sâu sắc đến văn hóa và những kinh nghiệm của người xưa, nên ông có thể học một cách chuyên cần.

Ngày nay, chúng ta muốn xây dưng một xã hội có nền giáo dục mà ai cũng có thể tự do tiếp cận. Nhưng loại học vấn nào mới là học vấn tốt đây?

Trong thời đại thông tin ngày nay, thực sự có quá nhiều điều để học. Trẻ em ngày nay không còn đợi cho đến tuổi mười lăm mới bắt đầu “để tâm trí vào sự học” nữa; nhiều em đã bắt đầu học trước khi chúng lên năm. Nhưng thực sự thì chúng học được gì? Một vài đứa trẻ nhớ được trị số của π (pi) đến rất nhiều đơn vị đằng sau dấu chấm thập phân; những đứa khác thì có thể đọc thuộc lòng những bài thơ dài trong kinh điển Trung Quốc để góp vui trong các bữa tiệc. Nhưng những điều ấy có thực sự có ích cho phần còn lại của cuộc đời chúng không? Có bao nhiêu “xu hướng ham học” của ngày nay  là cái mà Khổng Tử nói đến như “học để tự hoàn thiện bản thân”? Và có bao nhiêu sự học để sử dụng những gì mà chúng ta đã học được?

Trong thời hiện đại, một trong những điều gây lo lắng nhất cho chúng ta là có quá nhiều thông tin; một trong những khó khăn lớn nhất của ta là có quá nhiều sự lựa chọn. Chúng ta rất cần một kế hoạch được hoạch định khôn ngoan để đưa chúng ta đi qua mê cung của sự lựa chọn để có thể học được cái mà thật sự cẩn học.

Thái độ của Khổng Tử luôn luôn là “đi quá xa cũng như đi quá gần”. Tất cả mọi thứ đều không được thái quá; nếu bạn tham ăn, bạn sẽ cắn một miếng quá to nhưng bạn không nhai được; hay khi bạn nhập quá nhiều dữ liệu vào não( đặc biệt là những dữ liệu không cần thiết), bạn sẽ trở nên giống như ổ cứng của một máy vi tính, đầy những thông tin thụ động vốn chẳng để làm gì cả. Bạn sẽ làm tốt hơn nếu biết sử dụng những tri thức có giới hạn của mình và học cách thành thạo chỉ những việc thật sự thiết yếu thôi, như thế là để hấp thụ nó vào trong cuộc đởi bạn một cách hợp lý.

Khổng Tử nói rằng: “Học mà chẳng chịu suy nghĩ thì chẳng được thông minh. Suy nghĩ mà chẳng chịu học thì khó mà thành tài”. Bạn phải học, song song với việc suy nghĩ và sử dụng những gì bạn đã học được.

Thông qua việc học, kinh nghiệm và luyện tập, chúng ta sẽ dần dần tiến bộ, đi đến chỗ hiểu được các sự việc cả về mặt trí tuệ lẫn mặt trực quan. Đấy là trạng thái mà ta có được khi đến tuổi ba mươi.

Ngày nay, dường như chúng ta càng đạt đến tuổi trưởng thành chậm hơn, đặc biệt là trong các thành phố lớn, nơi những người 30 tuổi vẫn bị gọi là những “cô bé, cậu bé”. Vậy, chúng ta phải đánh giá một người có hay không có “vị trí” trong thế này thế nào cho thỏa đáng? Và việc “có vị trí” bao hàm những trách nhiệm gì?

Ví dụ, khi trẻ em bắt đầu đến trường mẫu giáo, chúng tin rằng mặt trời thì sáng, hoa thì tươi thắm đẹp đẽ, tâm hồn con người đều tốt, thế giới đầy những tình cảm yêu thương, một thế giới mà hoàng tử và công chúa sống bên nhau hạnh phúc trọn đời, không có bất kỳ phiền não hay đau buồn nào.

Nhưng khi đến tuổi thiếu niên, ở trẻ sẽ xuất hiện xu hướng muốn nổi loạn mạnh mẽ, và đến tuổi hai mươi, khi trẻ bắt đầu bước vào xã hội người lớn, chúng sẽ nghĩ rằng thế giới này không đúng như chúng nghĩ, người lớn đã lừa gạt chúng, cuộc sống chỉ toàn những điều xấu xa, tồi tệ và giả dối. Đó là “những người trẻ giận dữ” mà chúng ta thường nghe nói đến. Thời gian trưởng thành này có sự trống vắng đặc biệt, là kết quả của một phản ừng không thể tránh được trong tâm trí người trẻ. Nhưng khi đến tuổi ba mươi, chúng ta đạt đến một trạng thái hiểu biết đầy đủ, nghĩa là chúng ta không còn nghĩ rằng mọi thứ trước mắt chúng ta đều đẹp đẽ và tươi sáng như khi ta 4 tuổi nữa, và cũng không nghĩ rằng mọi thứ xấu xa và đen tối như khi ta ở độ tuổi 20.

“Tam thập nhi lập” trước hết và trên hết là một thế đứng nội tâm; còn việc tìm kiếm một vị trí trong xã hội là hệ quả từ đó.

Từ điểm nhìn của sự độc lập tinh thần nội tâm, sự học thật sự tốt có nghĩa là ta áp dụng tất cả những gì ta đã học vào chính bản thân ta, để những gì ta đã học trở thành vốn riêng của mình. Đây là quan điểm về việc học mà văn hóa Trung Quốc xưa đã đặt ra và còn giá trị mãi đến hôm nay.

Vì vậy, khoảng thời gian từ 15 tuổi đến 30 tuổi là khoảng thời gian dành cho việc học. Nhưng làm thế nào một người đạt đến được trạng thái thống nhất, nơi mà mọi điều ta đã học được trở thành của riêng ta?

Người Trung Quốc chiếm lĩnh tri thức bằng một trong hai cách: “Tôi cắt nghĩa lục kinh”. Cách khác là “lục kinh cắt nghĩa tôi”.

Phương pháp đầu đòi hỏi sự học cả đời về các điển tích, điển cố, nguyên văn các cuốn sách kinh thư thi ca, kéo dài mãi cho đến lúc già; vào lúc tóc đã bạc trắng và đã đọc mọi sách vở, bạn sẽ đủ sức bình giải các kinh điển.

Nhưng phương pháp thứ hai, tức “Lục kinh cắt nghĩa tôi”, lại nằm ở một mức độ cao hơn. Nó gồm việc sử dụng tinh thần của các kinh điển để cắt nghĩa và thể hiện cuộc đời của chính bạn.

Ba mươi là tuổi bắt đầu xây dựng nội tâm độc lập, tự chủ và vững mạnh( theo quan điểm của Khổng Tử). Thế giới nội tâm này không được mâu thuẫn với thế giới bên ngoài. Nói thẳng ra, nó tạo ra một sự hài hòa, trong đó cái bên trong và cái bên ngoài đều được nâng lên. Điều này giống như hai câu đối trên núi Thái Sơn: “Biển vươn xa tận cùng cực, trời là bờ; Leo đến đỉnh cao nhất của ngọn núi, ta trở thành đỉnh của ngọn núi đó”. Mục tiêu của chúng ta không phải là chế ngự hay khuất phục biển và núi, mà thay vào đó, núi và biển đều được xem như nâng cao chúng ta lên. Giống như biển trải dài vô tận không có bờ bến nào ngoài bầu trời, làm cho chúng ta cảm nhận như toàn bộ thế giới trải rộng ra trước mắt ta; và khi ta lên đến đỉnh cao nhất của một ngọn núi, điều quan trọng không phải là ta đang đạp chân lên ngọn núi cao mà là đỉnh ngọn núi đã nâng ta lên một tầng cao mới.

Đây là trạng thái mà người Trung Hoa gọi là “Lục kinh cắt nghĩa ta”.

Khổng Tử không giảng luận về ba việc: Quái dị, phản loạn, quỷ thần. Khổng tử không thích nói về những việc như quỷ thần vì sự quan tâm của ngài tập trung vào những hành vi hữu hình, thiết thực.

Có lần Tử Lộ hỏi Khổng Tử về đạo thờ quỷ thần, Khổng Tử điềm nhiên nói: “Đạo thờ người còn chưa biết sao biết được, đạo thờ quỷ thần?”. Trong tâm trí của mình, thậm chí bạn còn chưa thể hiểu đúng được việc của những người đang sống; thì làm thế nào bạn  lại đi thờ cúng quỷ thần? Nghĩa là khi bạn bắt đầu học, bạn phải luôn ghi nhớ và bắt đầu với những gì đang có trước mắt bạn. Đừng suy nghĩ ngay về những gì thâm sâu, khó nắm bắt khi bạn chưa đủ khả năng.

Tử Lộ vẫn chưa từ bỏ: Ông hỏi tiếp: “Dám hỏi thầy chết là như thế nào?”.

Lần nữa, Khổng Tử lại trả lời rất từ tốn: “Sống còn chưa biết, làm sao biết chết?”.

Lời Khổng Tử cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị: Khi học, trước hết phải gắng hết sức để hiểu những sự việc trong cuộc sống mà chúng ta có thể với đến được. Đừng vươn mình quá xa chỉ để chạm tới những thông tin không cần thiết, hoặc mơ hồ, hoặc cả hai. Đến khi nào đến tuổi “nhi lập”, thì chính thông qua việc học mà chúng ta “lập thân” được.

Giữa tuổi ba mươi và bốn mươi, người ta đi từ những năm tháng “lập thân” để đến cái mà Khổng Tử gọi là những năm tháng “chẳng còn nghi hoặc”. Nhưng có phải là ai cũng đạt đến  việc “chẳng còn nghi hoặc” khi đến tuổi bốn mươi?

Trong xã hội hiện đại của mỗi chúng ta, những người ở tuổi bốn mươi có thể xem như đã sống đến nửa đời người. Một số người đã có danh tiếng và có vị thế trong nghề nghiệp, nhưng trên họ là một thế hệ nhiều tuổi hơn họ, dưới họ có một thế hệ trẻ hơn họ, điều này gây áp lực rất lớn lên họ. Vậy, trong tình huống thử thách ấy, đâu là con đường tốt nhất để giúp tâm hồn ta chẳng còn nghi hoặc và lo sợ?

Khổng Tử thường xuyên đào sâu ý tưởng “chẳng còn nghi hoặc”. Làm thế nào một con người có thể thoát khỏi những nghi hoặc và lo sợ? Nó đòi hỏi phải thật sự có Trí.

Những năm tháng từ lúc “lập thân” đến khi “chẳng còn nghi hoặc” là thời gian ý nghĩa nhất đời người. Trước khi đến tuổi ba mươi, người ta sống bằng sự thêm vào, không ngừng tiếp nhận từ thế giới: kinh nghiệm, của cải, những mối quan hệ, danh tiếng..v…v Nhưng càng có nhiều của cải vật chất, chúng ta càng dễ trở nên nghi hoặc và bối rối.

Sau tuổi ba mươi,chúng ta phải bắt đầu sống bằng sdự loại ra- tức là bạn phải học cách buông bỏ những điều mà tâm hồn bạn không cần đến.

Tâm hồn bạn giống như một ngôi nhà: Khi người chủ vừa mới dọn vào ở, họ muốn bày biện đồ đạc, rèm cửa, những đồ trang trí khác. Kết quả là ngôi nhà bị chất đầy những thứ linh tinh đến nỗi ta không còn chỗ để chứa chính bản thân mình. Chúng ta trở thành những người sống ôm đồm nhiều thứ không cần thiết.

Học cách sống bằng sự loại ra nghĩa là bỏ đi những người mà ta không muốn làm bạn, từ chối những việc mà ta không cần thiết phải làm, không màng đến tiền tài phù phiếm khia ta đã có đủ hoặc có nhiều. Chỉ khi ta dám buông bỏ và biết cách buông bỏ, thì chùng ta mới có thể giải phóng bản thân khỏi tất cả những nghi hoặc.

Vậy, việc thoát khỏi những nghi hoặc là gì? Đó là khi một người có thể nghĩ và lảm theo những ý tưởng của học thuyết trung dung.

Nói theo triết học, trung dung là chừng mực đúng đắn nhất mà nhờ đó sự vật được tạo ra. Ngày nay, nó thường bị hiểu sai là ám chỉ đến sự tầm thường, sự ranh mãnh, xảo trá thấp hèn; đa số nhìn nhận thuyết Trung Dung là đại diện cho sự thỏa hiệp về nguyên tắc có lợi, thậm chí là làm mờ đi ranh giới giữa đúng và sai.

Thuyết Trung dung nói rằng: “Những tình cảm như vui mừng, hờn giận, đau thương, khoái lạc khi chưa phát sinh nơi tâm ta, thì gọi là Trung; khi mà cái tâm ta ở mức giữa, không chênh bên này, không lệch bên kia, tới chừng đối cảnh mà chúng ta phát sinh phải thế, thì gọi là Hòa…Trung là cội lớn của thiên hạ….Hòa  là đạo thông đạt của thiên hạ. Nghĩa là trạng thái lý tưởng của con người là trạng thái mà mọi thứ của người đó đều nằm trong sự hài hòa, với trời, với đất và với vạn vật trong tự nhiên, mỗi cái đều an nhiên trong vị trí riêng của mình. Thái độ này có nghĩa là nếu thế giới bên ngoài có đối xử không công bằng với bạn, thì lúc này bạn vẫn biết nơi bạn đang đứng và điều đó sẽ giúp bạn xử lý những tai họa, để tìm lại cho bạn một chỗ đứng vững chắc trong cuộc đời.

Khi ở tuổi hai mươi và ba mươi, chúng ta xông pha trong cuộc đời, nhưng phải đến độ tuổi bốn mươi, tức những năm tháng chẳng còn nghi hoặc, chúng ta mới có sự điềm tĩnh khó làm dao động, và một cảm thức về trách nhiệm một cách nghiêm túc nhất. Và khi chúng ta đạt đến trạng thái này, một sự chuyển biến tích cực và mãnh liệt sẽ diễn ra trong con người ta.

Sau đó, khi mười năm nữa trôi qua, chúng ta sẽ đến tuổi năm mươi, nhiều thay đổi hơn nữa sẽ xảy ra.

Vào tuổi năm mươi, Khổng Tử nói rằng ngài biết mệnh trời. Ngài muốn nói gì?

Nếu chúng ta muốn trả lời câu hỏi này, trước hết ta phải hiểu rõ Khổng Tử muốn nói gì qua câu “Tri Thiên Mệnh”.

Khổng Tử nói rằng: “Ta không oán trời, ta không trách người. Còn về đạo lý thì ta khởi học từ mức thấp đến mức cao. Biết ta chăng, chỉ có trời. Như chúng ta đã vbiết chìa khóa cho từ này là từ “Tri” (biết): Bạn phải có khả năng biết chấp nhận những gì không thể thay đổi trong số mạng của bạn. Khi bạn làm được điều này là bạn đã nhận ra ttấ cả những thuận lợi và khó khăn, điều tốt, điều xấu trong đời đều là chuyện thường tình, không có gì là quá bi thảm; nhờ đò, bạn có thể khắc phục, cải thiện nó một cách hợp lý và phản ứng lại nó một cách tích cực.

“Ta không oán trời, ta không trách người” có lẽ là câu nói ta rất thường được nghe, thậm chí cả trong xã hội ngày nay. Nhưng nói thì dễ hơn làm. Nếu bạn có thể thôi không phàn nàn,l nếu bạn có thể làm chủ mọi sự chỉ trích và chê bai trong tâm hồn mình thì bạn đã đạt đến rất gần cái ngưỡng “Tri Thiên Mệnh”.

Khổng Tử nói rẳng: “Người quân tử thì tấn lên mức cao; kẻ tiểu nhân chỉ giữ được mức thấp”. Chỉ có kẻ tiểu nhân mới dành hết thời gian để ngồi lê đôi mách , cãi nhau vì những chuyện vặt vãnh. Bậc quân tử, trái lại, quan tâm nhiều hơn đến phong thái, cốt cách, đến việc xây dựng sự xác tín cho mình và theo đuổi sứ mạng của mình. Khổng Tử nói rằng: “Chẳng hiểu mệnh trời, chẳng đáng là quân tử. Chẳng biết lễ, không thể đứng được với người. chẳng biết phân biệt lời nói của người, thì chẳng hiểu người”.

Ngài tin rằng sự hoàn hảo nội tâm của một người và tham vọng theo đuổi sứ mạng là quan trọng hơn rất nhiều so với việc áp đặt những mệnh lệnh của mình lên xã hội và bắt người khác cư xử theo một cách nhất định.

Đối với Khổng Tử, ba giai đoạn cuộc đời- hiểu mệnh trời, biết lễ, biết phân biệt lời nói của người- xuất hiện theo trình tự ngược lại. Chúng ta học ăn, học nói rồi đi đến chỗ hiểu người khác, hiểu xã hội bằng cách giao tiếp với người khác và đọc sách vở. Nhưng chỉ mỗi việc biết phân biệt lời nói của người khác thôi thì chưa đủ để biết lễ nghi- tức mọi việc giúp bạn biết tôn trọng người khác. Nếu sự tôn trọng nhiều hơn một chút sẽ giúp bạn bớt phàn nàn hơn. Cấp độ cao nhất là hiểu mệnh trời. Hiểu mệnh trời là trở thành mọt bậc quân tử- lý tưởng của Khổng Tử. Khi trở thành người quân tử, bạn sẽ tạo ra được một hệ thống các giá trị của bản thân, nội tâm bạn sẽ tràn ngập một sức mạnh điềm tĩnh, thực tế, mãnh liệt, và bạn có thể sử dụng sức mạnh ấy trong  mọi sự tương tác với thế giới bên ngoài.

Tri Thiên Mệnh có nghĩa là, đến tuổi năm mươi, bạn sẽ có môt sự kiên định nội tâm. Bạn sẽ đạt đến trạng thái không oán trời, không trách người. Thế giới nội tâm của bạn sẽ được thống nhất hoàn toàn và đạt đến độ vững chắc, bền bỉ, mãnh liệt nhất- không thể bị dao động trước những thành tố gây hại từ thế giới bên ngoài.

Tri Thiên Mệnh cũng có nghĩa là khi cả thế giới xu nịnh bạn, bạn sẽ không để những lời xu nịnh đó làm bạn lên mây, ngược lại, khi mọi người xung quanh soi mói sai lầm của bạn, bạn cũng không gục ngã, không tổn thương, mà sẽ kiên trì theo đuổi điều đúng đắn mà bạn tin tưởng.Đây chính là vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa cái bên tronmg và cái bên ngoài và hiểu được sự vẻ vang cùng sự hổ thẹn.

Điều đó được gọi là chín chắn và kiên định. Nó là một tiến trình mà tâm hồn chúng ta dần trở nên mạnh mẽ hơn qua kinh nghiệm, và ta có được năng lực dẫn dắt những sự việc bên ngoài và biến chúng thành sức mạnh trong ta.

Trạng thái cao nhất mà ai cũng muốn đạt đến là trạng thái tinh thông. Điều mà Khổng Tử gọi là Tri Thiên Mệnh. Điều này đạt được thông qua những năm tháng học tập và rèn luyện miệt mài, lĩnh hội mọi chân lý và cuối cùng thông qua chúng đạt đến sự hài hòa cao nhã. Và chỉ khi ấy bạn mới đạt đến trạng thái cao hơn nữa.

Một khi bạn có hiểu biết thấu đáo về thiên mệnh và có một sức mạnh kiên định nội tâm, bạn sẽ đạt đến trạng thái mà Khổng Tử gọi là “hiểu tthông, thấu đáo những gì nghe được”. Khi bạn biết tôn trọng người khác, bạn có thể biết cách lập luận chuẩn xác, chặt chẽ đằng sau mọi vấn đề.

Châm ngôn có câu: “Hai đám mây chỉ có thể hội tụ để tạo ra mưa khi chúng gặp nhau ở cùng một độ cao”.

Vậy, ai là người hiểu thông thấu đáo những gì nghe được? Họ là những người, dù đám mây của họ có ở 5.000 hay 500 mét độ cao, họ cũng luôn ý thức về nơi người khác đang đứng. Đây là cách mà Khổng Tử áp dụng với mọi học trò của mình, giúp cho mỗi bài học phù hợp với từng học trò.

Những người muốn đạt đến tầm hiểu thông, thấu đáo những gì nghe được phải để lòng mình rộng mở để gặp gỡ những tinh thần khác ở nhiều độ cao khác nhau; chứ không bám vào những định kiến của riêng mình và ngoan cố bảo vệ nó.

Sau khi đã có đủ kiến thức và được tôi luyện qua những trải nghiệm trong cuộc sống, mọi sự rèn luyện, học hỏi, nỗ lực của ta sẽ mang lại sự tinh thông thật sự. Trạng thái “hiểu thông thấu đáo những gì nghe được” của Khổng Tử là sự hội tụ những quy tắc của thế giới bên ngoài vào bên trong tâm hồn ta.

Có lần tôi đọc được một câu chuyện như sau:

Ngày xưa, trong một ngôi đền có một bức tượng Phật được điêu khắc từ đá granite hết sức tinh xảo. Hàng ngày đều có những người đến khấn vái, cầu nguyện. Những bậc thang dẫn đến bức tượng cũng được cắt gọt từ cùng loại đá đã làm ra bức tượng ấy.

Đến một ngày nọ, những bậc thang trở nên bất mãn và đưa ra lời phản kháng: Chúng ta vốn là anh em, cùng sinh ra từ một tảng đá. Cớ gì mà họ có quyền chà đạp lên chúng tôi chỉ để quỳ lạy anh? Anh có gì hay nào?”.

Bức tượng Phật điềm nhiên trả lời: “Đó là gvì các anh chỉ phải chịu 3, 4 nhát dao, còn tôi thì đã trải qua mười ngàn nhát cắt, mười ngàn nhát đục mới được như ngày hôm nay.

Hãy nhìn vào trạng thái của cuộc đời con người mà Khổng Tử đã nói, chúng ta càng đi xa trong cuộc đời, chúng ta càng có nhiều hơn cái mà ngài nhấn mạnh- nội tâm. Và chúng ta càng trở nên điềm tĩnh, kiên định hơn. Nhưng trước khi bạn đạt đến trạng thái này, bạn phải được tôi rèn và biến đổi hàng trăm, hàng ngàn lần.

Chúng ta nên xem sự tiến bộ của cuộc đời con người từ tuổi mười lăm đến tuổi bảy mươi mà Khổng tử đã dạy như nguồn ánh sáng soi sáng cho ta, trong đó chúng ta có thể kiểm thảo bản thân mình qua những giai đoạn khác nhau của cuộc đời mình.

Thông qua đó, chúng ta có thể thấy liệu tinh thần của riêng ta có vững vàng hay không, chúng ta có dần bới đi sự nghi hoặc tiêu cực hay không, chúng ta có gặt hái được những chân lý lớn lao của thế giới hay không, chúng ta có cảm thông và hiểu biết với những thất bại của người khác hay không, hoặc chúng ta có thể theo đuổi, chinh phục sứ mạng của đời mình hay không? Nếu vào tuổi hai mươi hoặc ba mươi chúng ta có thể đạt đến, vượt kế hoạch thì khi ta bốn mươi, năm mươi, khả năng rất cao là ta sẽ xây dựng được một hệ thống các giá trị rõ ràng và sáng sủa. Điều này cho phép ta có khả năng biến những áp lực của xã hội lên tan thành một sức mạnh linh động cho phép ta phục hồi khi tổn thương, khi mỏi mệt, khi sa cơ, thất thế và nếu chúng ta có khả năng đạt được sự điềm tĩnh, vững vàng của khao khát tinh thần mà ta đang theo đuổi nhưng không đi quá ranh giới thì chúng ta có thể nói rằng chắc chắn mình đã sống một cuộc sống ý nghĩa

Bàn về Luận Ngữ và Khổng Tử , về bất kỳ kinh điển nào, về mọi kinh nghiệm của các bậc hiền nhân, những nhà thông thái xưa, cuối cùng là một mục đích thiết yếu là làm cho cuộc đời ta có ý nghĩa hơn dưới ánh sáng minh triết của họ. Nhờ đó, ta có thể rút ngắn con đường ta phải đi , giúp ta bắtb đầu suy nghĩ và cảm nhận, phát triển lòng nhân ái và sự bao dung càng sớm càng tốt. Chúng ta sẽ có khả năng sống tốt với những tiêu chuẩn công bằng xã hội của bậc quân tử, có khả năng đứng dậy với sự kiêu hãnh, cân bằng về nội tâm và những bổn phận xã hội, bổn phận nghề nghiệp của ta.

Dù bạn ở đâu, bạn cũng có thể để sức mạnh tinh thần của các kinh điển xưa hòa quyện với những luật lệ và quy tắc đúng đắn của xã hội đương đại, để nó trở thành một thành tố không thể thiếu trong cuộc sống của bạn, để mỗi người có thể xây dựng cho mình một cuộc sống có giá trị. Đây chắc chắn là ý nghĩa tối hậu mà tư tưởng Khổng Tử mang đến cho chúng ta trong cuộc sống hôm nay.

Thần Ánh Sáng - Nguồn: Triết học tuổi trẻ

Lượt xem: 1327

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 11
Lượt truy cập: 34736777

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik