Khi nào người có HIV nên điều trị kháng retrovirus (ARV)? Chủ Nhật, 27/07/2014, 00:00
Hiện nay, liệu pháp điều trị kháng retrovirus (gọi tắt là điều trị ARV) cho người có HIV được nhìn nhận là một trong những biện pháp tích cực giúp người có HIV cải thiện sức khoẻ và kéo dài thời gian sống của mình. Tuy nhiên, không phải tất cả những người có HIV và những người liên quan đều hiểu rõ điều đó. Và câu hỏi: Khi nào nên bắt đầu điều trị kháng retrovirus? luôn là mối quan tâm đầu tiên của họ khi đề cập đến vấn đề này.
1. Vì sao những người có HIV cần điều trị kháng retrovirus (ARV)?
Điều trị kháng retrovirus (ARV) có thể cải thiện sức khoẻ và kéo dài thời gian sống cho người có HIV thông qua:
- Làm giảm tối đa và ngăn chặn lâu dài sự nhân lên của virus HIV trong cơ thể người có HIV
- Phục hồi chức năng miễn dịch của người có HIV
- Giảm tần suất mắc và tử vong do các bệnh liên quan đến HIV (đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng cơ hội, lao, …)
2. Những người có HIV trong giai đoạn nào được chỉ định điều trị thuốc kháng ARV?
Hiện nay, Bộ Y tế đã có hướng dẫn về việc phân chia các giai đoạn lâm sàng HIV/ AIDS cho người lớn và vị thành niên như sau:
Lâm sàng giai đoạn I: Không có triệu chứng, bệnh lý hạch lympho toàn thân dai dẳng, hoạt động bình thường
Lâm sàng giai đoạn II: Sút cân (dưới 10% trọng lượng cơ thể), có biểu hiện nhẹ tại da và niêm mạc (nấm họng, loét miệng tái diễn, viêm góc miệng, viêm tiết bã nhờn), đã mắc zona trong vòng 5 năm trở lại đây, nhiễm trùng đường hô hấp trên (viêm xoang) tái phát, hoạt động có biểu hiện triệu chứng nhưng nhìn chung vẫn bình thường.
Lâm sàng giai đoạn III: Sút cân (trên 10% trọng lượng cơ thể), tiêu chảy mạn tính hoặc sốt kéo dài không rõ nguyên nhân trên 1 tháng, nhiễm nấm cadida ở miệng, bạch sản dạng lông ở miệng, lao phổi trong vòng một năm trở lại đây, nhiễm vi khuẩn nặng (viêm phổi, viêm cơ mủ), hoạt động có triệu chứng: nằm liệt giường dưới 50% số ngày trong tháng trước đó.
Lâm sàng giai đoạn IV: Có hội chứng suy mòn do HIV (sút trên 10% trọng lượng cơ thể, tiêu chảy và sốt kéo dài trên một tháng không rõ nguyên nhân, mệt mỏi), hoạt động có bệnh lý: nằm liệt giường trên 50% số ngày trong tháng trước đó, có bệnh lý não do HIV (như rối loạn khả năng tri thức hoặc rối loạn chức năng vận động), có các bệnh như: viêm phổi do Pneumocystis jiroveci, bệnh do toxoplasma ở não, nhiễm nấm cryptococcus, candida thực quản, nhiễm virus Herpes simplex ở da, niêm mạc hoặc nội tạng ….
Người có HIV được chỉ định dùng thuốc kháng ARV khi ở trong giai đoạn AIDS (giai đoạn lâm sàng IV) hoặc theo số tế bào TCD4 hoặc theo tổng số tế bào limphô, cụ thể như sau:
Nếu có số TCD4:
+ Người có HIV ở giai đoạn lâm sàng IV, không phụ thuộc số TCD4 là bao nhiêu
+ Người có HIV ở giai đoạn lâm sàng III khi số TCD4 < 350 tế bào/mm3
+ Người có HIV ở giai đoạn lâm sàng I hoặc II khi số TCD4 < hoặc = 200 tế bào/ mm3
Nếu không có số TCD4:
+ Người có HIV ở giai đoạn lâm sàng IV không phụ thuộc tổng số tế bào lymphô là bao nhiêu
+ Người có HIV ở giai đoạn lâm sàng II hoặc III khi tổng số tế bào lymphô < hoặc = 1200 tế bào/ mm3
Người có HIV chưa có chỉ định điều trị thuốc kháng ARV cần được tiếp tục theo dõi về lâm sàng và miễn dịch 3 – 6 tháng một lần để xem xét tiến triển của bệnh và chỉ định điều trị ARV trong tương lai.
3. Khi nào người có HIV nên quyết định điều trị kháng ARV?
Người có HIV chỉ nên quyết định tham gia điều trị thuốc kháng ARV khi có chỉ định của bác sỹ và khi đã thực sự sẵn sàng tuân thủ điều trị, thể hiện ở một số yếu tố:
- Có những hiểu biết về HIV/AIDS và về việc điều trị ARV
- Nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ điều trị
- Có những hiểu biết về các tác dụng phụ của các thuốc ARV
- Nhận thức được sự cần thiết phải theo dõi sau khi điều trị
- Có người hỗ trợ/ giám sát điều trị
- Có cuộc sống ổn định
- Sẵn sàng tuân thủ điều trị hoặc dự phòng nhiễm trùng cơ hội, sẵn sàng tham gia thăm khám định kỳ hoặc tham gia các lớp tập huấn trước điều trị
Việc điều trị thuốc kháng ARV cho những người có HIV là điều trị suốt đời, chính vì vậy, thời điểm thích hợp nhất để người có HIV bắt đầu tham gia điều trị là khi có chỉ định của bác sỹ và khi thực sự sẵn sàng tham gia vào việc điều trị. Nếu thiếu một trong hai yếu tố đó thì việc điều trị thuốc kháng ARV không giúp ích gì cho người có HIV, thậm chí còn đẩy người có HIV vào tình trạng nguy hiểm (do tác dụng phụ của thuốc, do kháng thuốc, dị ứng thuốc ...).
Ngọc Trang
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 27 điều bạn nên biết trước khi “mất” trinh tiết Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Hướng dẫn vắt sữa, trữ sữa và bảo quản sữa mẹ Thứ Ba, 05/11/2024, 17:34
- Mang thai hộ - Thông tin cần biết Thứ Ba, 16/07/2024, 00:00
- 6 chế độ ăn uống ảnh hưởng đến đời sống tình dục ở nam giới Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tìm hiểu về bệnh ung thư Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Làm thế nào để dự phòng và can thiệp? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: những yếu tố nguy cơ và ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Trầm cảm sau sinh: Bóng ma vô hình của những người mẹ Thứ Năm, 11/07/2024, 00:00
- Chu kỳ đáp ứng tình dục là gì và tại sao lại quan trọng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Ảnh hưởng của rượu đối thai nhi Thứ Ba, 09/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Biểu hiện lâm sàng và nhiễm trùng cơ hội hay gặp ở trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ Thứ Bẩy, 26/07/2014, 00:00
- Bạn gái và HIV - Những điều cần biết Thứ Sáu, 25/07/2014, 00:00
- Thống kê và đặc điểm HIV/AIDS theo từng khu vực - Năm 2003 và 2005 Thứ Năm, 24/07/2014, 00:00
- Tóm tắt tình hình dịch AIDS toàn cầu Thứ Tư, 23/07/2014, 00:00
- Bệnh hột xoài Thứ Hai, 21/07/2014, 00:00
- Một số lưu ý liên quan đến phá thai Chủ Nhật, 20/07/2014, 00:00
- Phá thai an toàn Thứ Bẩy, 19/07/2014, 00:00
- Dậy thì muộn ở bạn gái Thứ Sáu, 18/07/2014, 00:00
- Dậy thì sớm ở bạn gái Thứ Năm, 17/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Bắc Ninh Thứ Tư, 16/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Quảng Ninh Thứ Ba, 15/07/2014, 00:00
- Địa chỉ tư vấn, xét nghiệm HIV tại Hải Phòng Thứ Hai, 14/07/2014, 00:00