Hội chứng nhi hóa Thứ Năm, 20/11/2008, 10:40
Hồn nhiên ngây thơ luôn là điều mà nhiều cô gái muốn có?
Tuổi học sinh, sinh viên chúng mình có biết bao điều ngây thơ, trong sáng, chẳng phải có không ít những người đã qua lứa tuổi này đều “thèm muốn” sự hồn nhiên, vô tư đó hay sao. Nhưng sự “ngây ngây, thơ thơ” thái quá, không đúng với con người thật của mình thì lại là chuyện khác.
Những cái đầu không chịu lớn
Sinh năm 1987, Hà, (ĐH Sư phạm I, Hà Nội), phát triển hoàn toàn bình thường như bao bạn bè đồng trang lứa: học khá, xinh đẹp, gia đình khá giả, bản thân Hà cũng rất ngoan ngoãn. Ai tiếp xúc với Hà cũng có nhận xét ban đầu giống nhau là Hà rất đáng yêu. Phong cách ăn mặc của Hà cực kì baby, ai nhìn vào cũng trầm trồ, “trông như em bé vậy”. Hà cũng rất thích được mọi người gọi bằng cái tên baby như thế. Nhưng dần dần các bạn trong nhóm nhận ra rằng, Hà cứ trẻ con quá đáng làm sao ấy. 22 tuổi rồi mà Hà vẫn còn nũng nịu mẹ: “Con ứ ăn đâu”. Đi đâu, Hà cũng chỉ thích ăn bằng thìa vì “ở nhà mẹ tớ toàn mua thìa cho tớ ăn thôi”. Bạn bè đi cắm trại là phải nhớ mang theo một cái thìa, không có thìa là Hà không ăn cơm và lại khóc cho mà xem. Hà còn thừa cảm xúc đến mức, chỉ cần các bạn nói gì lớn tiếng một chút là nàng lại nước mắt ngắn dài: “Cậu mắng tớ, ở nhà mẹ tớ cũng chưa bắt tớ phải làm những việc này đâu”. Các bạn Hà phải hết sức cẩn thận lời ăn tiếng nói kẻo lại làm Hà xúc động, họ bảo nhau, “Hà nhạy cảm đấy, cẩn thận kẻo làm nó dỗi”. Những buổi họp nhóm dần mất vui vì: “Eo ơi, mọi người nói cái gì vậy? Ít nhất thì đừng nói như thế trước mặt tớ, mọi người đã già hết rồi, chỉ có tớ là vẫn còn trẻ con nhất, chẳng biết gì cả”. Thế nhưng Hà lại nói với vẻ rất hài lòng. “Tớ thích làm trẻ con”. Và đây là quyền mà “trẻ con” có: “Tớ là trẻ con nên tớ không biết nấu đâu đấy, tớ cũng không rửa bát đâu vì tay tớ sẽ hỏng mất”.
Với cái cách trẻ con quá đáng của Hà, các bạn dần dần tránh Hà vì “nó khó chiều lắm”. Thương hiệu “búp bê baby” của Hà đã truyền đi và Hà thành đối tượng trêu chọc của các bạn nam cùng lớp. Hôm nào đến lớp, Hà cũng phải khóc đến sưng mắt thì thôi cho dù chuyện chẳng có gì. Linh, bạn ngồi cùng chỗ với Hà cũng phải chuyển chỗ, lý do chỉ vì “bạn ấy hay khóc lắm”. Bạn bè thân thiết cũng không thể lúc nào cũng dỗ Hà nữa. Còn Ly, cái vẻ ngây ngây, thơ thơ của Ly khiến mẹ Ly nhiều lần tìm đến bác sĩ tâm lý để hỏi han vì lo: “Con tôi có bị bệnh về thần kinh không?”. Thế nhưng kết quả là Ly hoàn toàn bình thường. Ly cũng biết điều đó. Nhiều lần Ly hồn nhiên bảo: “Tớ xem phim rất ấn tượng với tính cách hồn nhiên ngây thơ của các nhân vật trong phim nên tớ bắt chước. Con kiến tớ biết chứ nhưng đó là lời thoại trong phim đấy. Tớ phải bắt chước cho thật giống và tớ đã làm được”. Sự thẳng thắn của Ly khiến các bạn vừa ngạc nhiên, vừa buồn cười. Nhiều lúc ngồi trong lớp, bạn bè thấy Ly ngồi lơ đãng đưa mắt ngó ra ngoài cửa sổ thì lại lắc đầu: “Mày biết cảnh này ở phim nào không? (?!!)”.
Vì muốn gây sự chú ý, muốn có được sự quan tâm của mọi người, nhiều bạn đã lựa chọn cho mình cách "không chịu lớn". Điều này khác hẳn với sự hồn nhiên, ngây thơ vốn thuộc về bản chất lứa tuổi. Chủ nhân của những “cá tính tự tạo” này dần dần sẽ mất phương hướng và sống mãi với tính cách không phải đúng lứa tuổi của mình nữa. Người thân, bạn bè sẽ dần xa lánh bạn vì họ không phải là những người trông trẻ. Thành, Đại học Dân lập Phương Đông, chia sẻ: “Tớ ghét nhất là những cô gái hay giả tạo, giả ngây thơ. Nhưng con trai sẽ nhận biết được ngay điều đó. Đứng trước một cô gái giả nai, ngây ngây thơ thơ, tớ chỉ muốn đi chơi game ngay lập tức”.
Những “em bé lớn” này trở thành gánh nặng của mọi người và họ cũng không thể tìm thấy chỗ đứng của mình. Lớn thế nào cho đúng cách chúng mình cũng cần phải học. Và bạn thấy không, mọi người vẫn thường chúc nhau rằng: “Be yourself” (Hãy là chính bạn), đó mới là đẹp nhất.
An Hoài
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
Các tin khác
- Yêu thời hi-tech: cả thèm chóng chán? Thứ Hai, 10/11/2008, 13:29
- Tâm sự bạn trẻ - Tiếp sức chiến dịch Hoa Phượng đỏ lần thứ ba năm 2008 Thứ Ba, 22/07/2008, 10:29
- Thái Lan: Tranh cãi độ tuổi được chuyển đổi giới tính Thứ Hai, 21/07/2008, 15:04
- Người trẻ đang chọn xu hướng kết hôn sớm? Thứ Sáu, 04/07/2008, 10:46
- Biểu diễn nghệ thuật hưởng ứng ngày phòng chống ma tuý thế giới Thứ Hai, 30/06/2008, 15:38
- Gặp cô học trò viết thư cho Bin Laden Thứ Bẩy, 28/06/2008, 10:52
- Tâm sự bạn trẻ_cuộc gặp gỡ tình cờ Thứ Sáu, 23/05/2008, 11:02
- Nh?ng tr? đùa quá l? (ti?p) Thứ Ba, 11/03/2008, 00:58
- Truy?n thông chưa nói đúng v? Thứ Hai, 04/02/2008, 09:42
- Khi n? sinh đ?ng lo?t ng?t x?u Thứ Bẩy, 10/11/2007, 08:55
- ''H?u trư?ng'' ngư?i m?u tu?i Thứ Năm, 08/11/2007, 19:32
- Khi tr? em là n?n nhân c?a s? Thứ Năm, 08/11/2007, 09:35