HÃY ĐỂ STRESS LÀM ĐỒNG MINH CỦA BẠN Thứ Hai, 28/10/2019, 18:17
Child in Mind
Trong hầu hết mọi trường hợp, Stress luôn được định nghĩa một cách tiêu cực. Đa số chúng ta đều cho rằng stress gây thiệt hại nhiều hơn là mang lại lợi ích đối với thể chất và tinh thần, kèm theo đó là hàng loạt các nghiên cứu, thực nghiệm, bài tập giúp cho việc đối phó, giảm nhẹ, né tránh stress nhiều nhất có thể.
Một cuộc khảo sát bởi trường đại học Harvard trên đối tượng người dân Mỹ cho biết rằng 85% người được hỏi trong cuộc khảo sát đồng ý rằng stress tác động tiêu cực đến sức khỏe, cuộc sống, gia đình của họ.
Nhưng có thật sự những gì stress đem lại chỉ toàn là thiệt hại?
Một nghiên cứu về stress đã cho ta thấy một kết quả đáng kinh ngạc: “Cách ta đánh giá stress có hại hay không ảnh hưởng trực tiếp đến nguy cơ tử vong vì stress”.
30.000 người trưởng thành ở Mỹ đã được quan sát trong suốt 8 năm về việc “Liệu họ có tin rằng stress có hại cho sức khỏe của họ không?”.
43% người gặp nhiều stress trong suốt những năm ấy có nguy cơ tử vong NHƯNG NÓ CHỈ ĐÚNG VỚI NHỮNG NGƯỜI TIN RẰNG “STRESS CÓ HẠI”. Cũng những người gặp nhiều stress nhưng không tin rằng stress có hại lại là những người có nguy cơ tử vong thấp nhất, kể cả đối với những người gặp ít stress.
182.000 người Mỹ tử vong khi ở độ tuổi rất trẻ không phải vì stress mà vì tin rằng “STRESS CÓ HẠI CHO HỌ” được ước tính trong vòng vòng 8 năm.
Bạn đã bao giờ trải qua trường hợp vào những phút cuối cùng trước khi vào phòng thi, bỗng nhiên bạn có thể ghi nhớ được rất nhiều thông tin, rất nhiều công thức quan trọng?
Hay ngày gần ngày thi lên cấp, thi đại học, bạn học miệt mài hơn, hăng say hơn, hiệu quả hơn, có thể “xơi tái” những bài văn mà thậm chí trong năm học bạn chưa từng động đến?
Hoặc cận kề deadline với sếp, bạn bỗng làm việc với tốc lực nhanh hơn bình thường, các ý tưởng tuôn trào mà chỉ mới vài ngày trước đó, bạn tưởng như đã hoàn toàn bế tắc vì không tìm ra cách hoàn thành.
Stress, hiểu đơn giản là những phản ứng của cá nhân trước các sự kiện khó khăn, với biểu hiện ở ba mặt:
- Những suy nghĩ tiêu cực
- Những cảm xúc căng thẳng
- Những hành động phẫn nộ
Từ rất xa xưa con người đã luôn phải đối mặt với căng thẳng. Khi ở trong một tình huống mà bộ não đánh giá là nguy hiểm như đứng trước một con sư tử, cơ chế phòng vệ được kích hoạt, các hormone bắt đầu tiết ra và các bộ phận được kích thích hoạt động với gấp đôi gấp ba công suất để giải cứu và bảo vệ bản thân:
- Cơ thể bạn được vận hành với công suất cao hơn.
- Phản xạ của bạn nhanh hơn, quyết đoán hơn.
- Các giác quan của bạn nhạy bén hơn.
Một pha “tăng tốc” như vậy có thể kéo dài từ 5 phút cho đến 20-30 phút, ngay sau đó, cơ thể sẽ dần rơi vào trạng thái kiệt quệ và cần những “quãng nghỉ” để có thể phục hồi lại hoạt động chức năng.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu như không có những quãng nghỉ phù hợp?
Nếu như những “pha tăng tốc” này diễn ra liên tục, hàng giờ hàng ngày, cơ thể sẽ không có thời gian “phục hồi”, kéo theo đó là những rối nhiễu tâm lý bắt đầu hình thành và ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
Bởi vậy, ta có thể lợi dụng ưu điểm của stress để cho mình những pha tăng tốc thích hợp trong tuần chạy deadline hay trong kỳ ôn thi, xen kẽ vào đó là những pha dưỡng sức hợp lý để lấy lại năng lượng, hồi sức cho tâm trí và cơ thể.
Mỗi khi stress tìm đến bạn hãy thử nhìn nó theo một lăng kính khác và biến stress từ kẻ thù thành đồng minh của bạn, chủ động tạo nên quãng nghỉ cho bản thân mình. Đừng tìm cách lẩn tránh hay theo đuổi một cuộc sống “không còn stress”, hãy theo đuổi những gì có ý nghĩa với bạn.
Cùng với sự đồng hành từ dự án, chúng mình mong rằng mỗi người trong chúng ta, đặc biệt những bạn học sinh cuối cấp đang phải đối mặt với những kỳ thi quan trọng sẽ có thể tận dụng những ưu điểm của stress đúng cách để có thêm sức mạnh vượt qua mốc thời gian quan trọng này.
Yêu thương
Nguồn: The Happiness Project
[Tài liệu tham khảo: Kelly McGonigal, Ph.D. (2015). "The Upside of Stress: Why stress is good for you, and how to get good at it"]
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
Các tin khác
- Dù phải quay lưng với cả thế giới, chỉ cần phía sau có người mình thương Thứ Hai, 28/10/2019, 10:40
- Vội vã yêu rồi vội vã xa Thứ Hai, 28/10/2019, 10:34
- Cảm ơn đời vì mỗi bình minh thức giấc vẫn thấy được yêu thương Thứ Hai, 28/10/2019, 09:00
- Món ăn hỗ trợ nam giới hiếm muộn Thứ Tư, 23/10/2019, 19:52
- Dưỡng ẩm cho làn da Thứ Tư, 23/10/2019, 16:00
- Nếu một này em chọn cô đơn Thứ Ba, 22/10/2019, 14:22
- Xa nhau rồi nhưng lòng đã thật sự ‘hết thương cạn nhớ’? Thứ Hai, 21/10/2019, 10:23
- 8 loại trái cây có hàm lượng đường thấp giúp giảm cân Thứ Tư, 16/10/2019, 20:00
- Chữa cảm lạnh bằng mật ong Thứ Tư, 16/10/2019, 19:41
- Ngày đèn đỏ, chị em nên ăn gì để không bị hoa mắt, chóng mặt Thứ Tư, 16/10/2019, 18:51
- Những khu vực nào của Hà Nội đang sử dụng nguồn nước sông Đà? Thứ Ba, 15/10/2019, 21:00
- Hàm lượng Styren trong nước sông Đà vượt giới hạn, Hà Nội khuyến cáo không nên uống Thứ Ba, 15/10/2019, 20:00