Đi và quay về Thứ Năm, 14/11/2013, 00:00
Phải chăng trở về mới là cống hiến? Và nếu trở về, cần chuẩn bị gì cho hành trình khởi nghiệp đầy thú vị mà cũng lắm thử thách?
Những vấn đề này tiếp tục được xới lên trong ngày hội Du học và khởi nghiệp, do Trung tâm hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp phối hợp cùng Hội Du học sinh TP.HCM tổ chức ngày 26.12.
Bí quyết thành công
Khá nhiều doanh nhân tên tuổi từng học tập, làm việc ở nước ngoài đã có mặt trong sự kiện trên. Họ nhiệt tình chia sẻ những trải nghiệm khởi nghiệp của mình.
Ông Johnathan Hạnh Nguyễn, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, khích lệ: “Các bạn cứ ước mơ đi! Ước mơ không tốn tiền. Hồi ở bên Mỹ, tôi mơ bay về VN để làm tỉ phú. Rồi mơ mình sẽ làm từ thiện khi có nhiều tiền trong tay”.
Hóa ra, một số bí quyết cơ bản giúp vị doanh nhân này gặt hái thành công không hề cao siêu, như lời ông chia sẻ: “Không nên bỏ phí bất cứ một giờ nào, ngày nào để có kinh nghiệm. Thời đi học, tôi đã tập trung tối đa vào việc học. Đến khi ra trường, tôi tập đi lên từ những cái nhỏ”. Ông đúc kết: “Phải xác định cho được chúng ta có thế mạnh gì. Từ đó chăm chỉ, kiên trì đeo bám mục tiêu. Con đường thành công không phụ thuộc vào đường dài hay ngắn, mà chính là việc sử dụng thế mạnh của mình như thế nào”.
Từ một cậu bé lượm rác ở Mỹ trở thành một doanh nhân nổi tiếng, ông David Dương, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty xử lý chất thải rắn VN, cũng lưu ý: "Mình cần chọn ngành nghề gì mình đam mê để học, để sau này phục vụ quê hương và bản thân. Và phải học cho đến nơi đến chốn".
Tiến sĩ Lê Nguyễn Minh Quang, cựu du học sinh Pháp, hiện là Tổng giám đốc Công ty Bachy Soletanche VN, cho hay ông đã phải tự đấu tranh tư tưởng gay gắt trước quyết định về hay ở lại. Ông đã dùng một tờ giấy trắng vạch thành hai cột "ở lại" và "quay về", rồi cho điểm cụ thể từng phần. Kết quả, điểm cộng cho mục "quay về" vượt trội hẳn. "Ở Pháp làm việc, tôi có lương cao, mua nhà mua xe. Nhưng về VN, tôi cũng làm được những điều đó và còn được gần gũi gia đình. Mặt khác, nếu tiếp tục ở lại, mỗi tuyến đường, công trình tôi tham gia xây dựng thì người nước ngoài hưởng, chứ không phải người Việt”. Ông kể thêm: “Lúc đó, tôi mường tượng khi trở về cao lắm là tôi ở chức trưởng phòng kỹ thuật, chứ không thể ngờ đến chức tổng giám đốc như bây giờ”.
Theo tiến sĩ Quang, cơ hội mở ra rất lớn cho du học sinh khi về VN. Tuy nhiên, để được những công ty lớn giao trọng trách đòi hỏi cá nhân phải chứng minh liên tục giá trị bản thân. “Phải luôn luôn đặt câu hỏi: Tôi có thể làm gì tốt hơn những cái đã làm được?”, ông Quang tâm tình.
Diễn giả Trần Đăng Khoa, cựu du học sinh Singapore (thứ hai từ phải qua) giao lưu cùng các bạn trẻ
- Ảnh: Như Lịch
Quan trọng là làm được gì
Rất nhiều thắc mắc của những người chuẩn bị khởi nghiệp cũng đã được đặt ra với những doanh nhân trẻ - cựu du học sinh.
Trước câu hỏi: “Có khi nào thấy hối tiếc khi trở về?”, diễn giả Trần Đăng Khoa, Chủ tịch - Giám đốc điều hành TGM Corporation, khẳng định: “Quan trọng không phải là mình ở đâu mà là mình làm được cái gì. Nếu ở nước ngoài mà vẫn gửi ngoại tệ về thì cũng là một cách cống hiến”.
Đỗ Hồng Yến (ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) tâm tư: “Em là du học sinh từ Mỹ trở về khoảng một tháng nay. Do mới về nên có những lúc cảm thấy lạ lẫm cô đơn, không biết làm sao tạo lập được những mối quan hệ".
Doanh nhân trẻ Phạm Anh Khoa, sáng lập viên, Giám đốc điều hành Học viện Yola, tư vấn: "Cái gì cũng cần sự khởi đầu. Em nên tham gia nhiều hoạt động như thế này để trao đổi kinh nghiệm. Điều cần thiết là mình mở lòng ra bởi mối quan hệ nào phải có hai chiều thì mới bền vững”.
Diễn giả Trần Đăng Khoa nhìn nhận: "Lúc đi du học, tôi đã gặp khó khăn rồi chứ không phải đợi đến lúc trở về mới gặp. Theo tôi, khó khăn thường nằm trong chính bản thân ta. Khó khăn là một phần cuộc sống, chúng ta phải sống với nó thôi".
Đề cập đến chuyện khởi nghiệp, anh Phạm Anh Khoa nhắn nhủ: "Không có cái gì là màu hồng cả. Để có những bàn thắng, những giây phút vinh quang, người ta phải trải qua giai đoạn khổ luyện ít ai nhìn thấy. Do vậy, cần phải kiên định với những gì mình làm".
Như Lịch
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
Các tin khác
- Hàng loạt nữ sinh lớp 7 bị ép 'phê' thuốc ho Thứ Năm, 31/10/2013, 00:00
- Tuyển tri thức trẻ về phát triển nông thôn, miền núi Thứ Tư, 30/10/2013, 00:00
- Ăn vặt có phải riêng con gái? Thứ Hai, 24/11/2008, 15:35
- Tin nhắn sex hành teen Thứ Sáu, 21/11/2008, 13:39
- Báo động tình trạng vệ sinh trong các xóm trọ sinh viên Thứ Năm, 20/11/2008, 13:05
- Hội chứng nhi hóa Thứ Năm, 20/11/2008, 10:40
- Yêu thời hi-tech: cả thèm chóng chán? Thứ Hai, 10/11/2008, 13:29
- Tâm sự bạn trẻ - Tiếp sức chiến dịch Hoa Phượng đỏ lần thứ ba năm 2008 Thứ Ba, 22/07/2008, 10:29
- Thái Lan: Tranh cãi độ tuổi được chuyển đổi giới tính Thứ Hai, 21/07/2008, 15:04
- Người trẻ đang chọn xu hướng kết hôn sớm? Thứ Sáu, 04/07/2008, 10:46
- Biểu diễn nghệ thuật hưởng ứng ngày phòng chống ma tuý thế giới Thứ Hai, 30/06/2008, 15:38
- Gặp cô học trò viết thư cho Bin Laden Thứ Bẩy, 28/06/2008, 10:52