DẤU HIỆU NHẬN BIẾT BỆNH TỰ KỶ Ở TRẺ Thứ Ba, 01/08/2023, 00:00
Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển mà các nhà nghiên cứu cho biết có đến 15% trẻ em thế giới được chẩn đoán mắc chứng bệnh này, tức cứ mỗi 68 bé sẽ có một bé tự kỷ.
Mặc dù chứng bệnh tự kỷ xuất hiện ở mọi trẻ em đến từ các tầng lớp và nền văn hoá khác nhau, nhưng dựa trên kết quả kháo sát của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh (CDC) cho thấy các bé trai có khả năng gặp phải chứng bệnh này cao hơn các bé gái 4,5 lần.
Theo Autism Navigator, các dấu hiệu tự kỷ thường dễ dàng nhận biết ở trẻ nhỏ. Tuy hiện tại chưa có phương pháp chữa trị nhưng phát hiện và can thiệp sớm sẽ hỗ trợ các trẻ phát triển các kỹ năng quan trọng để học tốt, tham gia các hoạt động yêu thích và dễ dàng tìm việc làm khi đến tuổi trưởng thành.
Tiến sĩ Latha Soorya đến từ Trung tâm Y tế Nghiên cứu, Điều trị và Dịch vụ Đại học Rush cho biết dấu hiệu nhận biết và biểu hiện tự kỷ ở mỗi trẻ một khác, thế nhưng tất cả các bé mắc chứng bệnh này đều có những dấu hiệu chung nhất định như sau:
KHÓ KHĂN TRONG GIAO TIẾP
Đây là một dấu hiện dễ dàng nhận biết trẻ tự kỷ rõ ràng nhất. Các chuyên gia cho rằng các bé mắc chứng tự kỷ thường ít nói hơn các bé bình thường khác. Tuy nhiên không phải lúc nào trẻ ít nói hay nói chậm cũng đều mắc chứng tự kỷ. Mỗi bé từ hai đến ba tuổi rưỡi đều có quá trình phát triển ngôn ngữ riêng, có bé thường xuyên nói từng chữ nhưng chưa nói được thành câu và cũng có bé đã có thể nói nguyên câu hoàn chỉnh. Hoặc có thể trong cách sinh hoạt của gia đình bé không được tự do phát biểu ý kiến của bản thân.
Nhưng trong trường hợp bé có biểu hiện tự cô lập và không có xu hướng chia sẻ, nói chuyện hay kết bạn với bất cứ ai kể cả bố mẹ hay bạn bè cùng trang lứa thì các bậc phu huynh hãy đưa bé đến các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.
BÉ KHÔNG SỬ DỤNG CỬ CHỈ
Bố mẹ nên biết dù các bé chưa đến tuổi biết nói đều sẽ có những cách giao tiếp bằng nhiều cử chỉ và biểu cảm khác nhau như vẫy tay, lắc đầu, “mi gió”. Những cử chỉ nhỏ này thường xuất hiện ở trẻ sau 12 tháng tuổi và dần dần có nhiều động tác đa dạng hơn với mức độ thường xuyên trong những tháng tiếp theo. Tuy nhiên với những trẻ mắc chựng tự kỷ, bé sẽ không có những cử chỉ và điệu bộ để giao tiếp với người xung quanh.
THƯỜNG XUYÊN TRÁNH NÉ ÁNH MẮT NGƯỜI ĐỐI DIỆN
Không nhìn mắt người đối diện kể cả gọi tên được xem là một trong những biểu hiện bé gặp khó khăn trong giao tiếp. Các nhà nghiên cứu từ Viện Tâm thần học về Trẻ vị thành viên Hoa Kỳ đã làm một cuộc so sánh và đánh giá mức độ nhìn vào khuôn mặt người đối diện của những trẻ có nguy cơ bị tử kỷ cao và những trẻ có nguy cơ bị tự kỷ thấp. Kết quả cho thấy họ không phát hiện có sự khác biệt nào giữa hai nhóm trẻ sáu tháng tuổi nhưng ở các bé 12 tháng tuổi, các chuyên gia thấy nhóm những bé có nguy cơ tự kỷ cao có số lần nhìn mặt người đối diện ít hơn hẳn so với nhóm còn lại. Vì thế bố mẹ hãy thường xuyên chú ý đến những biểu hiện và phản ứng của con trẻ.
BÉ KHÔNG CÓ XU HƯỚNG BẮT CHƯỚC
Tiến sĩ Soorya cho biết thêm, các bé bình thường ở độ tuổi từ 3 đến 5 thường học hỏi bằng cách quan sát và thể hiện khả năng sáng tạo và giàu trí tưởng tượng của mình qua các hoạt động như làm đẹp cho búp bê, chơi đồ hàng hay diễn lại những cảnh hành động trên phim hoặc những tình huống xảy ra xung quanh mình. Đối với các trường hợp tự kỷ, các bé không có xu hướng bắt chước hay tự động chơi các trò chơi đóng vai nếu không có sự yêu cầu hay chỉ dẫn của người lớn. Cho nên các bậc cha mẹ hãy khuyến khích con trẻ mình học hỏi bằng cách bày ra những trò chơi yêu cầu bé phải quan sát, bắt chước và nhập vai nhằm đem lại sự vui tươi, lanh lợi.
LUÔN BỊ ÁM ẢNH BỞI SỰ TRẬT TỰ VÀ LẶP LẠI.
Khi thấy con trẻ hay có những hành động lặp đi lặp lại thay vì sáng tạo, thay đổi thì đó chính là lúc các bậc phu huynh nên lưu ý. Việc lặp đi lặp lại và sự ám ảnh trật tự thể hiện qua việc qua câu chữ và thói quen của trẻ. Nếu có chuyện nào đó xảy ra bất ngờ khác với thường ngày hay làm ảnh hưởng đến thói quen, trẻ tự kỷ sẽ khó có thể chấp nhận và thích nghi được với những thay đổi đó. Các bé sẽ nổi giận, phản ứng vô cùng mạnh mẽ và có xu hướng bạo lực. Những biểu hiện như vậy thường xảy ra ở các bé lớn, nhưng bố mẹ có thể quan sát để nhận ra sự ám ảnh trật tự và lặp lại của con trẻ ngay từ lúc sơ sinh.
GẮN BÓ BẤT THƯỜNG
Không phải là chuyện lạ khi con bạn yêu thích một thứ nào đó ví dụ như “cơn sốt” nhân vật Elsa hay bài hát Let It Go trong phim hoạt hình Nữ Hoàng Băng Giá. Tuy nhiên, việc yêu thích quá mức đến ám ảnh lại là một vấn đề nghiêm trọng cần phải quan tâm. Các bé mắc chứng tự kỷ không thể để một món đồ chơi hay đồ vật nào đó rời xa mình dù ở bất cứ và bất cứ khi nào như đó là thứ quan trọng và giá trị nhất với bé. Hoặc các bé sẽ bắt buộc phải xem một bộ phim hoạt hình bé thích khi ăn, nếu không sẽ không ăn và phản ứng rất dữ dội.
Các chuyên gia còn cho biết thêm các dạng “yêu thích quá mức” hay còn được gọi là “sở thích hạn chế” khác bao gồm sự lặp đi lặp lại liên tục của sự vật, sự việc như các em có thể ngồi xem quạt xoay hằng giờ liền mà không chán hay bật tắt đèn liên tục.
BÉ KHÔNG CHIA SẺ SỞ THÍCH VỚI BẤT KỲ AI NGAY CẢ BỐ MẸ.
Một đứa trẻ bình thường sẽ luôn muốn khoe với bạn những gì bé thấy, bé làm, nhưng những bé tự kỷ sẽ không thể hiện điều đó. Bé sẽ không kể bạn nghe và cũng không muốn bạn chơi cùng bé. Điều các bạn cần làm không cần phải bắt ép bé phải chia sẻ hay tham gia với các bạn mà hãy khuyến khích bé quan sát các bạn chơi để khơi dậy sự tò mò và dần dần cải thiện sự giao tiếp và tương tác.
KHÔNG PHẢI CÁC DẤU HIỆU TRÊN ĐỀU CHỨNG MINH BÉ TỰ KỶ.
Kể cả khi con bạn có một vài dấu hiệu trên, nhưng không có nghĩa con bạn đang mắc chứng tự kỷ.
Có thể bé đang gặp một vấn đề khác hoặc chỉ đơn giản là phát triển chậm hơn một chút. Các nhà nghiên cứu cho rằng những đứa bé được nhận nuôi từng chịu tổn thương tâm lý sẽ có một trong số các biểu hiện trên. “Hiện tại vẫn chưa có chẩn đoán chính xác về chứng tự kỷ. Chúng tôi đang nói đến những dấu hiệu tham khảo” – Tiến sĩ Soorya cho biết.
HÃY ĐẾN GẶP BÁC SĨ ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN
Bạn cảm thấy lo lắng khi phát hiện những hành động và biểu hiện bất thường của con mình thì đừng chần chừ mà hãy đưa con đến gặp các bác sĩ nhi khoa. Họ sẽ thực hiện những cuộc kiểm tra chuyên môn bằng cách đặt câu hỏi và trò chuyện với trẻ nhằm phát hiện ra những triệu chứng và mức độ tự kỷ ở trẻ.
Theo ELLE
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hẹn hò theo kiểu 'Teamakase' nổi lên như một trào lưu mới trong giới trẻ Hàn Quốc Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Phim tài liệu: Những đứa trẻ trong sương Thứ Bẩy, 16/11/2024, 00:00
- Lịch sử của áo ngực: Từ Corset đến Spandex Thứ Năm, 14/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- TRẺ EM - THỦ LĨNH CỦA SỰ THAY ĐỔI Thứ Ba, 05/11/2024, 00:00
- Tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới Thứ Hai, 04/11/2024, 00:00
- 8 đồ uống bảo vệ sức khỏe đầu thu Thứ Bẩy, 05/10/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Quan hệ tình dục ở tuổi mãn kinh Thứ Sáu, 28/07/2023, 00:00
- Các giai đoạn của cực khoái khi quan hệ tình dục Thứ Sáu, 28/07/2023, 00:00
- Quan hệ trong ngày đèn đỏ: Nên hay không? Thứ Sáu, 28/07/2023, 00:00
- Mang thai IVF 3 tháng đầu có được quan hệ không? Thứ Sáu, 28/07/2023, 00:00
- Vì sao màn dạo đầu trong "chuyện ấy" lại quan trọng? Thứ Tư, 26/07/2023, 00:00
- Thận yếu có ảnh hưởng đến "chuyện ấy"? Thứ Tư, 26/07/2023, 00:00
- Giải mã: Các giấc mơ tình dục có nghĩa gì? Thứ Tư, 26/07/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Tư, 26/07/2023, 00:00
- CÁC CHỨNG RỐI LOẠN TÂM LÝ PHỔ BIẾN LIÊN QUAN ĐẾN TÌNH YÊU Thứ Ba, 25/07/2023, 00:00
- 10 THÓI QUEN ĐƠN GIẢN GIÚP BẠN NÂNG CAO TINH THẦN VÀ HIỆU SUẤT LÀM VIỆC Thứ Ba, 25/07/2023, 00:00
- Tình dục an toàn sau tuổi 50: ngăn ngừa các bệnh lý lây nhiễm Thứ Ba, 25/07/2023, 00:00
- Bệnh giang mai có chữa được không? Thứ Ba, 25/07/2023, 00:00