Cớ sao tình mình chợt phai? Thứ Sáu, 28/01/2022, 10:00
Lúc mới yêu thật vui biết bao. Tuy nhiên, đằng sau những bề nổi, hẳn sẽ có một người luôn lo sợ đối phương cảm thấy nhàm chán. Khoảng cách đôi khi len lỏi vào mối quan hệ sau “thời kỳ trăng mật” thường tạo ra sự hoảng sợ ở một người đã từng bị tổn thương trước đó. Với nỗi sợ phải chịu đựng cảm giác bị bỏ rơi một lần nữa, người này giữ chặt lấy người bạn đời của mình và đi tìm cho mình sự an yên trong tâm hồn. Nếu người kia bị kích động bởi sự bất an và trả lời một cách thiếu kiên nhẫn, thì sự lo lắng của người đó có thể tăng lên, dẫn đến vô tình tạo ra một hố sâu trong mối quan hệ. Người này cần sự đồng cảm nhưng người kia lại không sẵn lòng và không có khả năng làm như thế.
Thông thường, những người vô cảm thường đổ hết mọi tội lỗi cho nỗi lo lắng và quan tâm quá mức của nửa kia. Không thể đặt mình vào vị trí của người yêu và thừa nhận chính sự lạnh nhạt của bản thân là nguyên nhân tạo ra khoảng cách trong mối quan hệ. Chàng trai liên tục ngó lơ cô gái và chu kỳ này tiếp diễn. Sau một vài tháng, khoảng cách ấy dần lớn hơn. Vào thời điểm này, cô không thể đứng yên nhìn mối quan hệ dần rạn nứt nên thường cố gắng khắc phục vấn đề và trở lại gần gũi như xưa, nhưng anh lại cảm thấy khó chịu với áp lực đó. Cuối cùng, chính anh là người đặt dấu chấm hết cho cuộc tình đó và chuyển hướng sang một đối tượng khác không đặt nặng vấn đề thân mật. Mối quan hệ mới của anh trông giống như một giao dịch kinh doanh thì đúng hơn; “Em thúc đẩy bản ngã của tôi và tôi sẽ tiếp thêm sức mạnh cho em”, nhưng không hiểu sao nó lại được mọi người xem là một chuyện tình đáng mơ ước.
Ngoài ra, người có chỉ số cảm xúc cao sẽ nhanh chóng hiểu được vấn đề ngay khi người bạn đời của họ bày tỏ sự lo sợ về sự phai nhạt trong tình cảm. Người con trai ấy có thể thông cảm cho nỗi lo lắng của cô và thể hiện sự thấu cảm chân thành về cảm xúc và nguyên nhân khiến cô cảm thấy như vậy. Giờ đây, cô cảm thấy bản thân được quan tâm, được kết nối và bớt cô đơn hơn nhiều. Anh cũng cảm thấy tốt hơn vì đã có thể trấn an người con gái mình yêu. Hai người vẫn giữ sự gần gũi bởi lẽ ở họ có sự đồng cảm một cách nhất quán.
Sau đây là hai ví dụ minh họa sự khác biệt giữa một đối tác có chỉ số cảm xúc thấp và một đối tác có chỉ số cảm xúc cao. Người chưa sẵn sàng về mặt cảm xúc không thể cảm nhận được quan điểm của nửa kia ngay tức khắc. Anh ta có thể bị ngắt kết nối khỏi những cảm xúc khó chịu của chính mình và do đó không thể tiếp cận chúng để hòa hợp với bạn đời. Thay vào đó, anh chỉ trích cô vì có những cảm xúc mà anh ta không chấp nhận hoặc chẳng thể thấu hiểu.
Tuy nhiên có vẻ như thời gian đầu, anh đã từng rất quan tâm cô. Sự thay đổi đột ngột từ tôn trọng sang thờ ơ là điều đau đớn đối với người đang đầu tư vào mối quan hệ mới này. Có thể hiểu rằng, việc người này giảm bớt tình cảm và sự gần gũi thường khiến người kia lầm tưởng rằng bản thân đã làm gì sai trái. Thế nhưng, việc đánh mất tình yêu không phải lúc nào cũng do việc đòi hỏi sự thân mật quá mức từ một phía. Đôi khi đó là kết quả của một người có chỉ số cảm xúc thấp, người có thể tạo ra sự gần gũi nhưng không thể duy trì lâu dài.
Xóa bỏ khoảng cách khác với duy trì sự gần gũi. Thuở ban đầu, ai cũng cố gắng thể hiện những “hành động tốt nhất” của mình. Chàng trai biết cách để khen ngợi, ủng hộ và thông cảm cho cô gái. Khi dấn thân vào một tình yêu mới, anh nhận ra sự quan tâm là vô cùng quan trọng. Ở giai đoạn đầu, anh cũng trở nên thoải mái và cởi mở hơn khi đã kiểm soát được mọi chuyện. Người thiếu tình cảm có xu hướng viết lại câu chuyện của chính mình để đóng vai nạn nhân trong quá khứ. Điều này cho phép anh ta thu hút sự cảm thông và sử dụng nó để làm lợi thế cho mình khi cần bào chữa cho một hành động gây tổn hại cho mối quan hệ hiện tại.
Ngoài ra, sự đồng cảm - một yếu tố cần thiết cho việc thân mật - khác nhiều so với sự quan tâm và hỗ trợ. Dù thường đi đôi với nhau, nhưng sự cảm thông thực tế là nỗ lực để hiểu chính xác cảm xúc của người mình yêu. Ví dụ, Lisa cảm thấy bị tổn thương khi Tim đã không nhắn tin hay gọi điện trong một vài ngày. Sự vô tâm đột ngột của Tim là điều đáng ngạc nhiên và cô sợ rằng anh đã mất hứng thú với mình. Cô liên lạc với Tim để nói về điều đó. Tim thú nhận rằng anh cảm nhận được nỗi lòng của Lisa và hiểu cảm giác của cô. Từ khi còn nhỏ, cha của Tim đã bỏ đi và điều này khiến anh vô cùng đau khổ. Anh nhớ lại nỗi tức giận mà ông ấy đã gây ra. Anh đồng cảm với Lisa, “Em đã phải chịu tổn thương và lo lắng vì anh đã không liên lạc vài ngày qua. Anh hiểu rồi. Em có lý do để cảm thấy như vậy. Anh xin lỗi. Cơn đau nửa đầu chết tiệt xuất hiện và anh hầu như không thể làm gì. Anh cảm thấy mình cần giải thích mọi chuyện đã xảy ra cho em hiểu. Anh xin lỗi. Anh thật sự không có ý định để em một mình."
Ngoài ra, Tim trả lời cuộc gọi của Lisa và đáp lại bằng sự cảm thông. “Anh cảm thấy có lỗi với em, Lisa à. Nếu như không dựa dẫm vào anh quá nhiều, thì có lẽ giờ đây em đã có nhiều bạn bè rồi. Anh nghĩ em nên theo đuổi một sở thích để có thể kết bạn nhiều hơn.” Mặc dù phản ứng này là thông cảm, nhưng nó thiếu sự đồng cảm. Tim không hiểu cảm xúc của Lisa, thay vào đó anh chê trách và trốn tránh trách nhiệm bằng cách đổ lỗi cho cô vì có ít bạn bè.
Nhiều người cũng sẵn sàng dành thời gian để động viên đối tác có chỉ số cảm xúc thấp phát triển. Tuy nhiên, cơ hội mà người này trưởng thành có thể vô cùng nhỏ. Một cấu trúc phòng thủ vô thức cứng nhắc và mạnh mẽ giúp ngăn chặn những cảm xúc khó chịu đánh thuế bản ngã mong manh, như sự đồng cảm, thấu hiểu và tự nhận thức thường khá tĩnh. Trừ khi người đó có động lực cao và có thể đầu tư vào liệu pháp để nhìn nhận được những sai lệch đáng kể trong nhận thức, khả năng thay đổi là rất nhỏ.
Một người có cùng cảm nhận với người bạn đời sau khi chấm dứt tình cảm có thể xem xét khả năng có chỉ số cảm xúc thấp. Họ chẳng thể thông cảm và có thể không bao giờ nhìn lại bản thân. Giỏi trong việc xóa bỏ khoảng cách nhưng lại rất tệ trong việc duy trì sự gần gũi, họ có thể bỏ chạy khỏi mối quan hệ đó nếu áp lực trở nên quá lớn. Tốt nhất là bạn nên cố gắng tìm kiếm và đầu tư vào một người sống tình cảm một chút.
Dịch giả : Đông Đông - Nguồn: Tâm lý học tuổi trẻ
Lượt xem: 742
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chưa có nhận xét nào
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- Màng trinh của bạn đáng giá bao nhiêu? Thứ Năm, 27/01/2022, 16:00
- Bạn có đang "mắc kẹt" trong một mối quan hệ mập mờ? Thứ Hai, 24/01/2022, 09:00
- 11 Cách Tốt Nhất Để Ngừng Yêu Một Người Không Yêu Mình Thứ Tư, 19/01/2022, 15:29
- Làm thế nào để nói với trẻ thiếu niên về tình dục? Thứ Năm, 13/01/2022, 15:00
- Tình yêu là gì? Thứ Tư, 12/01/2022, 13:40
- Our beloved summer: Liệu kiêu hãnh có là nguyên nhân cản trở hạnh phúc? Thứ Tư, 12/01/2022, 13:07
- Khi trở thành người cũ đừng oán trách nhau Thứ Ba, 11/01/2022, 15:00
- 13 dấu hiệu của một tình yêu nghiêm túc và trưởng thành Thứ Sáu, 07/01/2022, 12:00
- Cố chấp Thứ Năm, 06/01/2022, 15:00
- Thói quen nhỏ nhưng rất quan trọng để duy trì hôn nhân bền chặt Thứ Năm, 06/01/2022, 15:00
- Thanh xuân không thể trở lại nên xin đừng rơi nước mắt Thứ Ba, 04/01/2022, 22:21
- Tình yêu đích thực đâu nhất thiết phải trường tồn Thứ Hai, 03/01/2022, 12:00