Cô gái th?p sáng ư?c mơ b?ng t Thứ Năm, 03/05/2007, 20:33
Ảnh minh họa
Yêu màu hồng, thích mua sắm, mê ca hát, gương mặt sáng ngời, nụ cười luôn nở trên môi. Đó là phác họa nhanh về cô gái có tên Trần Thị Thu Trang mà mới gặp không ai nghĩ cô là người khiếm thị.
Lối đi trong bóng tối
Khi sinh ra cô bé Trang bụ bẫm, đáng yêu như bao đứa trẻ khác. Thế rồi, trong một lần bị bệnh sởi, đôi mắt Trang không may bị hỏng. Đôi mắt sáng long lanh ngày nào giờ thay vào đó là đêm đen. Lúc đó, Trang mới hai tháng tuổi.
Đau đớn, hụt hẫng nhưng bố mẹ vẫn nuôi hy vọng, gõ cửa khắp nơi tìm thầy thuốc giỏi để chữa trị nhưng đôi mắt Trang vẫn không thể sáng trở lại được.
Lớn lên cảm nhận được sự mất mát, Trang tự hỏi: “Tại sao mình không biết mặt bố mẹ? Tại sao mình không ngắm được khuôn mặt của mình trong gương? Hàng xóm thi thoảng xuýt xoa: “Con bé Trang xinh và đáng yêu thế mà mắt lại bị khiếm thị”, khiến mình càng buồn hơn”.
Lên mười tuổi, Trang vào học nội trú tại trường Nguyễn Đình Chiểu. Ngày đầu tiên đến trường bố mẹ ôm Trang vào lòng khóc rất nhiều vì thương, lo và nhớ. Xa vòng tay yêu thương của gia đình, những bước đi chập chững vào đời của Trang đã nhanh chóng hòa vào nhịp sống mới.
Vốn có năng khiếu ca hát, Trang tham gia vào đội văn nghệ trường và nhanh chóng trở thành “sơn ca” của đội. Lần đầu tiên Trang tham gia hội diễn Văn nghệ là tại Cung Văn hóa thiếu nhi Hà Nội với bài hát truyền thống của người khiếm thị: Ai đã đem lại màu xanh cho em.
Từ những lời hát, Trang như được trải lòng mình với mọi người và không còn thấy cô đơn như trước nữa bởi lúc nào cô cũng nhận được sự đồng cảm, yêu thương. Trang ước mơ được mang tiếng hát của mình đến các ngôi chùa và trường học.
Tại ngôi trường này, Trang được trang bị cho mình những kiến thức về văn hóa và bồi bổ thêm kiến thức âm nhạc. Được giao lưu, gặp gỡ và tiếp xúc với nhiều người.
Hơn nữa sống với những khuyết tật Trang nhận thấy hầu hết họ là những người sống nội tâm nhưng thường không dám bộc lộ. Cũng từ đó, Trang nuôi ước mơ trở thành chuyên gia tâm lý để chia sẻ tâm sự với nhiều người.
Thắp sáng ước mơ bằng trái tim
Với những người sáng mắt có những việc còn ngại khó nhưng Trang luôn tự nhủ phải cố gắng hết sức để gia đình và thầy cô hài lòng. Chính vì nghị lực đó mà thành tích của Trang đáng để nhiều người nể phục.
Những năm tháng học tại trường Nguyễn Đình Chiểu, Trang luôn dẫn đầu về thành tích học tập, bên cạnh đó còn tham gia nhiều chương trình văn hóa văn nghệ. Đạt 6 giải vàng liên tục từ năm 2000 đến 2006 trong hội diễn: Tiếng hát từ trái tim.
Theo đuổi ước mơ, năm lớp 12, cô làm đơn thi vào khoa Tâm lý trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội. Lớp học có hơn 50 sinh viên, duy chỉ mình Trang kém mắt nhưng điểm học tập trên lớp luôn đạt từ 7,5 trở lên. Đến nay, Trang đã là sinh viên năm cuối.
Với những kiến thức được tích luỹ trong trường học và trong quá trình hoạt động xã hội cùng những đồng tiền cóp nhặt từ các buổi diễn văn nghệ, Trang hy vọng trong thời gian tới cô sẽ mở được trung tâm tư vấn tâm lý tư nhân. Mặc dù vậy cô vẫn không từ bỏ ước mơ mang lời ca tiếng hát đến với mọi người.
Thời gian biểu của Trang dày đặc kết hợp cả học và đi diễn. Với phương tiện đi lại là xe buýt, hằng ngày, Trang tham gia rất nhiều vào các tổ chức hội. Hiện Trang đang là Ủy viên Ban chấp hành Hội Người mù quận Cầu Giấy; thành viên của Trung tâm nghệ thuật tình thương do nghệ sĩ nhân dân Tường Vi làm chủ nhiệm; thành viên của “Câu lạc bộ trẻ em khuyết tật Hà Nội.
Trang cho biết: “Giao lưu, đi lại nhiều nó thành quen, giờ ở nhà một ngày thấy bủn rủn tay chân không chịu được. Hơn nữa gặp gỡ nhiều người mình sẽ có cơ hội nắm bắt tâm lý của họ”.
Trang luôn cảm thấy mình là người may mắn bởi gặp nhiều người tốt và bạn tốt luôn bên cạnh sẻ chia, giúp đỡ. Trang là người luôn đặt ra mục tiêu cho cuộc sống của mình và cố gắng đạt được mục tiêu đó. Phương châm sống của cô gái này là muốn đem lại hạnh phúc cho mọi người bằng tiếng hát và sự chân thành xuất phát từ trái tim.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
Các tin khác
- C?u bé khi?m th? v?i m?c tiêu Thứ Sáu, 20/04/2007, 20:45
- Giao thông Ti?p c?n dành cho N Thứ Ba, 17/04/2007, 20:09
- Live show Lam Trư?ng trư?c gi? Thứ Sáu, 23/03/2007, 03:50
- V?ng bư?c trên đôi chân t?t ng Thứ Sáu, 16/03/2007, 18:58
- Bi/Rain r?i VN Thứ Ba, 13/03/2007, 19:19
- Nam Phi b?t đ?u kh?i đ?ng cho Thứ Ba, 13/03/2007, 19:05
- Dặn con khi “chơi blog” Thứ Hai, 05/03/2007, 19:31
- Những sinh viên ngại ''xê dịch'' Thứ Hai, 05/03/2007, 19:04
- Nam Định hòa SLNA 2-2 trong trận đấu giàu cảm xúc Thứ Hai, 05/03/2007, 08:47
- Trở về từ cõi chết Thứ Sáu, 02/03/2007, 18:41
- Tháng Thanh niên đã chính thức mở màn Thứ Tư, 28/02/2007, 19:25
- Phá kỷ lục của chính mình để chiến thắng nỗi đau Thứ Hai, 26/02/2007, 20:28