Chuy?n m?t cô gái không đư?c s Thứ Hai, 24/09/2007, 10:04
Phan Thị Thương Hoài (người ngồi giữa, tóc búi dài hai bên) chụp ảnh lưu niệm cùng lớp dạy chữ Brai cho người khiếm thị huyện Đô Lương, Nghệ An
Dáng người nhỏ nhắn, nước da trắng muốt và mái tóc hai búi dài thết xuống bờ vai, dù số phận không nuông chiều người con gái xinh đẹp ấy nhưng bù lại, chị lại có một nghị lực phi thường.
Chúng tôi gặp Phan Thị Thương Hoài khi cô đang dự lớp học vi tính văn phòng nâng cao cho người khiếm thị tại thành phố Vinh (Nghệ An).
Đây là một trong những chương trình mà Thương Hoài cùng những người mù tiêu biểu được tỉnh hội người khiếm thị Nghệ An hỗ trợ.
Cha mẹ Hoài đều là công nhân viên chức đã nghỉ hưu, bố từng là cán bộ ngành bưu điện, mẹ là y tá, nhà tận Kỳ Sơn, huyện miền núi Tân Kỳ (Nghệ An). Sinh được 4 người con, 3 đứa đầu đều lành lặn, học giỏi, thế nhưng ngày đứa con út Phan Thị Thương Hoài chào đời lại trở thành những chuỗi ngày bi kịch.
Sinh ra, một đứa bé non nớt không có ánh sáng của cuộc đời, quờ quạng tìm bú mẹ một cách bản năng đến tội nghiệp. Biết con gái bị mù, chỉ một ngày sau khi chào đời, Thương Hoài được đưa xuống Bệnh viện Vinh khám điều trị, nhưng ngay cả bác sĩ giỏi nhất Bệnh viện Vinh lúc bấy giờ cũng chỉ có một lời khuyên duy nhất:“Hãy đem cháu lên tuyến trên, ở đó may ra người ta chữa được !”.
Với đồng lương ít ỏi của gia đình công chức những năm 80, nhưng gia đình vẫn cố xoay xở vay mượn để đem Hoài đi chữa trị. Thương Hoài được đưa ra Bệnh viện Mắt Trung ương với một hy vọng “còn nước, còn tát”; nhưng bác sĩ khám cho Hoài đã lắc đầu… Hoài cứ thế lớn lên trong những thiệt thòi của người không thấy được ánh sáng quanh mình.
Hành trình xuyên bóng tối
Khát khao làm “người bình thường” cả về đời sống vật chất cũng như tinh thần đã thôi thúc Hoài gượng dậy, đối chọi với những gai góc của cuộc đời. Và đó là những cái ngày mà nó hóng hớt bên bàn học của anh trai, vểnh cái tai lên một cách thèm khát để nghe lấy cái chữ, và dù mắt không nhìn thấy, nhưng Thương Hoài vẫn lần mò tìm đến quyển sách của anh mà gạch những dòng nguệch ngoạc lên đó.
Thấy con như thế, cha mẹ đau thắt lòng, mù lòa, nhưng Hoài luôn khao khát được học, được đọc, được trở thành người không vô dụng, không ăn bám và dựa dẫm, không cần sự thương hại.
Bước ngoặt cuộc đời đã diễn ra vào năm đó, khi ở tỉnh hội người khiếm thị thành phố Vinh mở trường học dành cho trẻ khiếm thị. Khăn gói xuống núi, Thương Hoài hớn hở ra đi để tìm lấy cho mình con đường đi tới ánh sáng.
Lúc này cô bé đã 11 tuổi. 5 năm học chữ nổi Brai, Thương Hoài đã bộc lộ sự thông minh tuyệt vời và tinh thần khát khao học tập bằng những tấm giấy khen học sinh xuất sắc.
Tốt nghiệp cấp 1, với người mù, biết viết cái chữ đã là một kì tích. Nhưng với Thương Hoài thì không dừng lại ở đó, lúc này Hoài đã bắt đầu biết ước mơ, mơ được một ngày làm cô giáo, mơ về một mái ấm…
Về quê, gia đình chạy mãi cũng xin được cho Hoài vào học cấp 2 để hòa nhập cộng đồng, lúc này cả trường THCS Kỳ Sơn chỉ có một học sinh khiếm thị duy nhất là Hoài, và cô bé cũng trở nên nổi tiếng với thành tích học tập của mình, học kỳ nào cũng đạt học sinh tiên tiến xuất sắc.
Cả trường biết đến một nữ sinh mù ngày nào cũng ngồi sau xe đạp của người mẹ để đến trường, tiếng gõ chữ Brai lộc cộc đầy lạ lẫm với các bạn cùng lớp.
Để có thể học hết cấp 2 tại một ngôi trường không phải dành cho người khiếm thị, ngoài nghị lực của bản thân thì công lao lớn nhất mà Hoài luôn mang ơn là người mẹ.
Ngày mưa hay nắng, mẹ cũng quàng nilon rách bươm chở Hoài vượt đường đất 7 cây số đến trường, đêm về lại thức khuya 1, 2 giờ sáng ngồi để nghe con đọc và chép lại bài cho con. Cô bé tốt nghiệp THCS loại giỏi mà không nhờ một sự ưu ái hay thương hại nào khác.
Hoài có một quyết định dứt khoát trong đời: Sẽ đi dạy, nuôi sống bản thân rồi sẽ học tiếp khi có điều kiện. Là một hội viên năng nổ và nhiệt tình nhất của hội người khiếm thị huyện Tân Kỳ, năm học lớp 8, Hoài được huyện cử đi học lớp sư phạm chữ nổi Brai tại T.Ư Hội Người khiếm thị Việt Nam tại Hà Nội để về dạy cho con em địa phương.
Và 3 tháng học, Thương Hoài trở thành 1 trong 3 học sinh xuất sắc nhất khóa học. Và từ ngày tốt nghiệp lớp sư phạm, Thương Hoài âm thầm học tập tiếp, tốt nghiệp cấp 2, trở thành một cô giáo dạy chữ Brai nổi tiếng của tỉnh hội người khiếm thị Nghệ An. Hằng ngày, Thương Hoài lại lên lớp đem ánh sáng đến cho người khiếm thị khắp hai huyện miền núi của Nghệ An là Đô Lương và Tân Kỳ.
Năng lực và sự thông minh, Thương Hoài nhanh chóng hòa nhập và bắt nhịp cuộc sống, cô được cử đi học lớp công tác phụ nữ tại Hà Nội, rồi được bầu vào Ban chấp hành Hội người khiếm thị huyện Tân Kỳ, trở thành hội viên trẻ thành đạt và năng nổ nhất!
Thương Hoài còn có nhiều năng khiếu như: làm thơ, đàn ghita, hát nhạc trữ tình, cô lại còn viết bài gửi báo cộng tác cho các tờ báo dành cho người khiếm thị như tạp chí Đời Mới, Hương Đêm Xứ Nghệ...
Trên hành trình tìm ánh sáng, Thương Hoài là tấm gương nghị lực phi thường. Đối với cô, mong ước duy nhất là được làm người bình thường, và cô đã trở thành “một người bình thường” theo đúng nghĩa.
Chính mẹ của Hoài đã “bật mí” cho tôi một tin vui: “Nói ra nó ngại, chú đừng để nó biết nha, nó đã có người yêu, là một anh chàng cũng hoàn cảnh tương tự cùng lớp học vi tính văn phòng ở Vinh, chúng nó đang tính chuyện xây dựng mái ấm đấy !”.
Chính bác Nguyễn Tam, Chủ tịch Hội người khiếm thị huyện Tân Kỳ cũng đã hết lời khen ngợi Thương Hoài, một bí mật bác cũng “bật mí” với tôi, đó là “sắp tới Thương Hoài sẽ thay bác làm Chủ tịch của Hội, khi tuổi đời mới chỉ 24”.
Thái Bá Dũng (Báo chí K29, ĐHKH Huế)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Tầm quan trọng của sự nhất quán khi dạy con Thứ Sáu, 01/03/2024, 14:00
- KỸ NĂNG SỐNG LIÊN QUAN ĐẾN SỨC KHỎE SINH SẢN/SỨC KHỎE TÌNH DỤC CỦA VỊ THÀNH NIÊN VÀ THANH NIÊN Thứ Sáu, 12/01/2024, 00:00
- Vì sao người ta theo đuổi “đa sự nghiệp”? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Vì sao bạn muốn nghỉ việc nhưng lại chần chừ? Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Hiring freeze - Khi tạm dừng là việc cần làm để tồn tại Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Mình đứng lên từ cú sốc bị xem thường vì làm nhiều nghề Thứ Ba, 21/03/2023, 00:00
- Cần lời khuyên về sự nghiệp? Hãy thử tìm đến những career influencer Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Overeducated: Khi bằng cấp bị “rớt giá” Thứ Tư, 08/03/2023, 00:00
- Hãy cư xử như một senior nếu muốn trở thành một senior Thứ Sáu, 24/02/2023, 14:07
- Beyoncé: Cần cù bù vào tài năng Thứ Ba, 24/01/2023, 00:00
Các tin khác
- Th? tinh trong ?ng nghi?m: Nư? Thứ Hai, 17/09/2007, 14:53
- Th? tinh trong ?ng nghi?m: Nư? Thứ Sáu, 14/09/2007, 10:10
- T?nh nguy?n hè c?a SV: vui như Thứ Ba, 28/08/2007, 15:12
- Gi?i tr? thành th? TQ thích k? Thứ Năm, 02/08/2007, 14:14
- Đ?o di?n Đ? Thanh H?i: ''Tôi k Thứ Tư, 01/08/2007, 16:05
- Đôi chân n?n nót ư?c mơ Thứ Năm, 26/07/2007, 17:23
- Đ?ng hành cùng Nh?t k? Vàng An Thứ Năm, 26/07/2007, 17:13
- "Phóng viên" t?nh nguy?n tu?i Thứ Năm, 26/07/2007, 14:42
- Giáo d?c gi?i tính cho tr?: s? Thứ Sáu, 06/07/2007, 10:22
- Nh?t k? Vàng Anh: m?t góc nh?n Thứ Sáu, 06/07/2007, 09:57
- T?p hu?n CNTT cho c?ng tác viê Thứ Năm, 05/07/2007, 17:17
- N? sinh Vi?t Nam đo?t gi?i CNT Thứ Ba, 26/06/2007, 18:59