“Chuyện ấy” lần đầu Thứ Hai, 30/11/-0001, 00:00
“Chuyện ấy” lần đầu sẽ đồng hành cùng bạn trong suốt cuộc đời, cùng với những kỉ niệm cũng như cảm xúc buồn vui mà nó đem lại…
Bạn Nguyễn Thu Lan (22tuổi), nhớ lại “chuyện tình trên thảo nguyên” của mình: “Nói thảo nguyên cho oai chứ thực ra đó là một bãi cỏ ở SVĐ Mỹ Đình. Hôm ấy là Valentine. Sau khi đi chơi, địa điểm bọn mình dừng lại là bãi cỏ ở SVĐ Mỹ Đình. Trăng thanh, gió mát. Thế là bọn mình quyết định làm “chuyện ấy”. Cả hai đứa đều “lần đầu” nên chẳng biết làm thế nào. Cảm giác lúc đó lẫn lộn khó tả lắm…”
Khác với Lan, bạn Trần Hoàng Cường (23 tuổi) lại thích thú khi kể về “lần đầu” của mình: “Cảm giác rất tuyệt. Lần đầu mình biết được những bí mật về cơ thể người bạn khác giới. Những điểm khác biệt khiến mình rất hứng thú. Lần đầu tiên khó khăn và mình phải mất rất nhiều thời gian. Nhưng những lần sau thì quen dần và dễ dàng hơn nhiều”
“Khi mọi bí mật được bật mí, đó là lúc hứng thú nhất. Những lần sau muốn tìm lại cảm giác đó là không thể” - Tiến (22 tuổi) chia sẻ.
Chính cảm giác vụng về, non nớt, lúng túng của “lần đầu” lại được đánh giá cao hơn sự nhuần nhuyễn và thành thục sau này. Nhiều đức lang quân đã tâm sự: “Ngay đêm đầu tiên vợ mình đã tỏ ra rất có kinh nghiệm chuyện phòng the khiến mình thấy sợ và bị yếu thế”
“Sau đó mình thấy hối tiếc vì mình đã đánh mất cái quý nhất của người con gái. Điều mình lo ngại nữa là “đau” kinh khủng, lại chảy máu nữa. Mình đã khóc rất nhiều vì sợ hãi và lo lắng…” - Lan tâm sự.
Phương (18 tuổi) sau khi quan hệ lần đầu cũng đã vô cùng hối hận: “Mình luôn trong tình trạng lo lắng, nếu anh ấy bỏ mình thì mình sẽ ra sao? Mình sẽ yêu người khác thế nào? Và nếu người yêu sau này biết mình đã làm “chuyện ấy” thì người ta sẽ nhìn mình ra sao đây? Chính vì thế mà mình không thể tập trung vào học được”.
Không phải chỉ con gái mà cả con trai cũng gặp rắc rối với “chuyện ấy” lần đầu. Quan niệm con trai chẳng có gì để mất nên chẳng cần đắn đo suy nghĩ đã khiến nhiều nhiều boy “lâm nạn”. “Thằng bạn mình kể lần đầu tiên mặc dù đã chuẩn bị tâm lý nhưng vẫn thấy hơi “cóng”. Về đau mất một tuần, phải nghỉ “dưỡng thương”, con bé người yêu nó cũng thế. Chắc phải lâu lâu mới dám quan hệ lại” - Th. (23 tuổi) kể lại.
Còn Thanh Bình (23 tuổi) sau “lần đầu” bỗng phát hiện ra mình “trục trặc kĩ thuật”: “Mới 1, 2 phút đã xuất… Bạn gái mình kết luận: anh bị xuất tinh sớm và cần đến bệnh viện điều trị ngay. Mất cả hứng thú”.
Hoàng Tùng (17 tuổi) thì sau quan hệ lần đầu đã phải đối mặt với khủng hoảng: “Tôi cứ nghĩ rằng phải nhiều lần “không an toàn” thì mới nguy hiểm, chứ lần đầu tiên thì có làm sao đâu. Nhưng được một thời gian, thấy “chỗ ấy” đau, rát và ngứa ngáy khủng khiếp. Tôi cho rằng có lẽ là tại quần áo chật, ẩm, hoặc nguồn nước không tốt mà thôi. Một thời gian sau, những triệu chứng ấy dường như càng nặng thêm. Bạn thân của tôi nói rằng có thể tôi bị lây STIs, nhưng tôi vẫn cố tình không tin. Đến lúc đi gặp bác sĩ, tôi điếng người khi nghe bác sĩ nói: “Để muộn thêm tí nữa không chữa trị là vô sinh đấy cháu ạ”. Suy nghĩ quá đơn giản cộng với sự thiếu hiểu biết, chút nữa thì tôi đã phải ân hận cả đời”.
Còn Quang (18 tuổi) cũng nhớ như in cái lần đầu được ông anh đưa đi thử “cảm giác mạnh”: “Mình chẳng biết gì, mấy bà ấy chủ động phục vụ từ A đến Z. Sau đó về mình thực sự thấy tiếc cái “sự nghiệp” giữ gìn đời trai 18 năm nay. Không những thế, ông anh lại lỡ miệng làm bố mẹ biết khiến mình bị một trận tơi bời. Bạn bè thì hễ cứ gặp mình là lại “tủm tỉm” khiến mình không thể chịu được. Cảm giác tội lỗi thế nào ý”.
* * *
Bản thân chuyện ấy không phải là xấu. Nhưng nếu thiếu kiến thức, thiếu hiểu biết sẽ dễ dẫn đến những hậu quả đáng tiếc cho chính bản thân bạn và người ấy. Để điền nốt chữ X thứ ba, cần có sự cân nhắc, suy nghĩ và chuẩn bị kĩ càng, đặc biệt là cần lắm một bản lĩnh để giải quyết những vấn đề “hậu” chuyện ấy, phải không các bạn?
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00