Giao diện tiếp cận

Cầu vồng đến muộn Thứ Năm, 11/06/2020, 18:04

Cầu vồng đến muộn

Chẳng phải sau cơn mưa nào cũng sẽ có cầu vồng, đủ nắng, đủ mưa, những màu sắc lung linh ấy sẽ lại xuất hiện. Tôi tin rằng tất thảy mọi chuyện trên đời này đều do duyên số, duyên đến khi đủ đầy. Mối nhân duyên giữa cha mẹ và con cái cũng từ đó mà thành.

Vợ thằng Thành có bầu, cái tin mà đến đêm hồi hôm qua thì cả làng trên, ngõ dưới ai nấy cũng đều nghe được. Dù bận rộn thế nào thì người ta vẫn phải buộc lòng nghe được cái tin ấy. Chỉ bởi, thằng Thành nó đã cất công cả ngày trời để đi khoe cho thiên hạ biết vợ nó có bầu. Nếu là người ta chắc cũng chẳng đến nỗi thế, chỉ là do đó là vợ thằng Thành nên mới to chuyện như vậy.

Thằng Thành nó mừng rơn, mừng còn hơn bắt được cục vàng, à không, mà còn hơn thế nhiều nữa, nên nó muốn chia sẻ với mọi người về điều đấy, những mong nhận được lời chúc phúc từ mọi người. Cái bầu của bé Hân như là một dấu mốc mới trong cuộc đời hai vợ chồng nó, để bớt khổ, bớt trách trời oán đất. Số là vợ chồng thằng Thành cưới nhau cũng chừng năm năm rồi, cũng cưới trước vợ chồng tôi vài năm, ấy vậy mà giờ tôi con gái con trai đủ cả, còn vợ chồng nó từ hồi cưới nhau về ở chung bao nhiêu người thì giờ vẫn chỉ có thế. Ngặt một nỗi bà mẹ chồng bé Hân chẳng phải kiểu người dễ chịu gì, khổ chồng khổ, bất hạnh chồng lên bất hạnh. Dăm bữa nửa tháng xóm giềng lại nghe được bên nhà ấy xôn xao to nhỏ. Chuyện nhỏ thành chuyện to, chẳng biết đến bao giờ mới hết cái cảnh đau lòng ấy.  

Thằng Thành ít nói, đôi mắt hơi lầm lầm lì lì dễ làm người ta khó chịu, nhưng nó tốt tính, ít bao giờ gây hấn với ai. Thế nhưng đã có lần thằng ít nói ấy gào khóc trước mặt tôi rồi nắm mạnh vào tay tôi, trách nhẹ: “Sao số mày sướng quá vậy Hùng, còn tao, sao nó khổ thế này hả Hùng”. Tôi gạt tay nó, giải thích: “Chứ mày không thấy vợ chồng tao làm bữa nào ăn bữa đó hả, mượn nợ tùm lum đó hả”. Thằng Thành lại khóc, nước mắt nước mũi tèm nhem, kể lể: “Vậy thì có gì nào, bà già tao bắt tao lấy vợ mới, cứ mỗi ngày mỗi ngày, bà ấy lại qua nói chuyện bắt tao lấy vợ mới, mai mối đủ đường. Còn bé Hân nữa, bà già nói tao không được, chuyển sang nó đay nghiến hoài, tao nghe hoài tao mệt quá mày ơi”. Nói rồi thằng Thành thở dài, ngồi bệt xuống nền thay vì cái ghế nhựa bốn chân trong nhà tôi. Nó say rồi, lần đầu tiên trong hơn hai mươi năm làm bạn với nó tôi mới chứng kiến nó say thế này. Thành không khoái nhậu, nó đã từng ghét nhậu nhẹt chè chén là đằng khác, vậy nhưng chừng hai năm nay, nó lại tìm đến cái thứ mà nó từng bảo là chết tiệt đó. Nó hay kêu tôi, rồi mấy lúc thấy cái thái độ khó chịu ra mặt của vợ tôi, nó lại thôi, rồi ngồi nhậu một mình. Không chỉ thế, độ tuần nay lại tập tành hút thuốc, khi chừng hai năm trước nó giúp tôi cai thuốc.                        

Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà một cảnh. Ai cũng có cái khổ của riêng mình, có những nỗi niềm tưởng như chẳng thể sẻ chia cùng ai. Vợ chồng tôi, hai nách hai đứa nhỏ, chồng bồng vợ bế, rồi cả hai vợ chồng lại đều ít chữ, không bằng cấp chỉ làm những công việc ngoài đồng áng, ngày ngày bán mặt bán lưng ngoài trời nắng nóng. Cái làn da trắng trẻo hồi con gái của cái Đoan vợ tôi được thay thế bởi cái màu da rám nắng, thô ráp. Cái Đoan gầy đi trông thấy so với hồi trước, nó cũng không còn son sắt như cái hồi mới cưới nữa. Tối, khi hai đứa con đã ngủ, Đoan rúc vào lòng tôi, nức nở: “Không lẽ mình cứ nghèo vầy hoài sao anh?”. Tôi thương vợ, thương con, nhưng cái nghèo cứ mãi đeo bám gia đình tôi như cái nghiệp, dù cả hai vợ chồng đều chăm chỉ, nhưng cuộc sống vẫn cứ khó khăn trăm bề. Đồng tiền kiếm được thì ít mà bao nhiêu cái phải chi tiêu. Kiếp làm thuê, làm hoài vẫn chỉ làm thuê. Số nghèo chẳng biết bao giờ mới khá lên nổi.

Hồi đó thực ra khi mới cưới, ba tôi có chia cho tôi phần đất tổ tiên, cũng chừng năm sào, để hai vợ chồng có vốn làm ăn. Nhưng đợt đó má tôi bị tai biến, thế là phải bán mảnh đất để lấy tiền chạy chữa cho má, rồi cố gắng vay mượn người này người kia đủ đường, ấy vậy nhưng má tôi cũng chỉ sống được thêm vài tháng nữa rồi qua đời. Cách đây hơn năm, ba tôi cũng té ngoài giếng, rồi theo má đi luôn. Cái Đoan thì không có cha mẹ, nhỏ lớn nó sống chung với bà ngoại, đầu năm vừa rồi ngoại cũng vừa mất. Tang trùng tang, vợ chồng tôi bám vào nhau sống qua ngày để nuôi hai đứa con.

Người ta nói người giàu cũng khóc cũng không có sai, nhà thằng Thành có của ăn của để, lại được học hành tử tế, bé Hân cũng là cô giáo cấp một, thu nhập ổn định. Kinh tế khá giả cùng với ngôi nhà khang trang được cha mẹ thằng Thành xây cho làm Thành vượt lên cả nhà ông chủ tịch ở xóm bên. Thế mà oan nghiệt thế nào, thằng Thành cưới vợ năm năm mà không có mụn con. Họ đồn bé Hân không biết đẻ. Mà thực ra chẳng phải họ nào, chính là bà Thắm, mẹ thằng Thành đi đồn khắp làng rằng bé Hân không biết đẻ. Bé Hân là nhỏ em họ xa nhà vợ tôi, nhưng lại lớn hơn vợ tôi một tuổi. Từ nhỏ bé Hân đã nhỏ con so với đám bạn nên ai nấy đều gọi nó là bé Hân. Đến tận bây giờ, khi đã trở thành cô giáo, bé Hân vẫn lọt thỏm so với các cô giáo đồng nghiệp khác. Hồi đó tôi quen vợ tôi cũng nhờ bé Hân làm mai, bé Hân bảo em có cô chị xinh đáo để lắm, rồi giới thiệu giúp tôi. Mà lúc đầu, cả tôi và thằng Thành đều để ý bé Hân, cái dáng người nhỏ con nhưng cái khuôn mặt lại hết sức dễ thương, có tài ăn nói nên ai cũng lấy làm quý. Rồi sau thời gian, khi bé Hân nói muốn làm mai cho tôi, tôi đã hiểu ra là bé Hân chịu thằng Thành chứ không phải tôi. Nói chứ cũng một thời gian tôi hậm hực với thằng Thành trước khi quen Đoan, cũng chẳng dễ, bạn bè mà cùng thích một người dễ làm người ta bực tức lắm. Hôm thằng Thành cưới, tôi còn không định sang, mà sáng đó nó qua nhà nài nỉ nên tôi đành bấm bụng cất bớt cái sự giận hờn vô lý mà qua dự đám.

Trưa hôm qua, khi vừa chở vợ đi khám trên bệnh viện thành phố về thì Thành tức tốc qua nhà tôi, nó muốn báo cho tôi biết đầu tiên. Mừng chứ, mừng cho nỗi lo đau đáu của vợ chồng thằng bạn được gạt sang một bên. Tôi đùa “Thế đặt tên con chưa?”. Tôi thực ra chỉ muốn hỏi cho vui, vì cái bầu mới chỉ vừa mới được hai ba tuần, còn chưa biết được con trai hay con gái. Thế nhưng thằng Thành lại chần chừ, đăm chiêu ít lâu rồi hỏi ngược lại tôi:

- Mà Hùng, hồi đó mày đặt tên cho con Linh với thằng Minh hả?

- Nào có, ba tao đặt đó.

Thằng Thành lại im lặng, đưa mắt nhìn cái bức ảnh duy nhất của gia đình tôi treo trên tường. Được một lúc thì nó lại tự lẩm nhẩm:

- Vài bữa bé Hân sinh em bé, tao cũng chụp giống vầy, còn nhiều hơn nữa cơ.

 

Tôi cười, tôi hiểu được niềm vui đang ngập tràn trong nó. Mà nó thì thiếu gì đâu mà không chụp được mấy bức hình, chỉ là đang thiếu người, thiếu những cái đứa nhỏ xinh xinh mà nó vẫn thường nhắc để cùng nhau đứng chung trong một tấm hình. Tôi vẫn nhớ cái hôm đầu tiên mà thằng Thành nhìn thấy bức ảnh của gia đình tôi, tôi đã thấy nó len lén thở dài. Chúng tôi chơi với nhau từ bé nhưng đó cũng là lần đầu tôi nhìn thấy.                                                                                            

- Ủa rồi mày có điện cho mẹ mày chưa?

- Nãy ở bệnh viện tao có điện rồi, mà bả không có tin, bả kêu tao xạo bả.

Thành nói thế rồi thôi. Thật ra chuyện này đúng là khó mà tin được. Thằng Thành kể, đến chính vợ chồng nó còn không tin nổi khi nghe được tin từ bác sĩ. Sau nhiều năm ròng chờ đợi một điều gì đó, niềm hy vọng dần mất đi. Thành từng nói với tôi nó không quá quan trọng chuyện con cái, chỉ cần vợ chồng hạnh phúc bên nhau là đủ rồi, thế nhưng sau này nó mới hiểu ra, không có con là vợ nó khổ, người ta nói ra nói vào, rồi mẹ nó cứ ngày qua ngày đay nghiến điều đó, nó chịu không nổi.

Sau hôm ấy cuộc sống của vợ chồng Thành đã trở nên dễ dàng hơn. Ấy vậy mà khổ, đến tháng thứ bảy thì bé Hân đẻ non, bé yếu nên đứa nhỏ cũng mất. Đứa con đầu lòng vất vả lắm mới có được, đứa con tưởng như đem lại niềm hạnh phúc vô bờ đôi với hai vợ chồng giờ lại không còn nữa. Người ta thường nói hy vọng càng nhiều thì thất vọng càng lớn, hoan hỉ chưa được bao lâu thì ai đó lại vô tình dẫm đạp lên nụ cười ấy, thằng Thành thất thần nhìn qua tấm kính trước cửa phòng mổ của bé Hân. Tôi chỉ biết đặt tay lên vai thằng bạn, hy vọng đem lại chút gì đó dù nhỏ bé để dịu đi phần nào nỗi buồn của nó. Mẹ thằng Thành ngồi ngay băng ghế chờ, hai mắt ướt nhòe. Chẳng có tiếng khóc nào được thật sự bật ra, chỉ có những cái kìm nén đến quặn lòng. Đau, đau lắm chứ.  Điều duy nhất họ mong mỏi lúc này là sự bình an của sản phụ đang nằm trong phòng, với biết bao nhiêu thiết bị hiện đại để mong cứu được bé Hân. Ông trời chắc vẫn còn có mắt, vẫn tỏ đường cho gia đình thằng Thành. Nhưng khi sinh linh nhỏ bé chẳng còn nữa, nụ cười cũng dường như trở nên xa vời hơn.

***

- Em về rồi hả? Mà sao không điện anh đi đón?

Tôi ngước đầu lên hỏi vợ khi cô ấy mới bước vào nhà, tôi còn đang loay hoay vo gạo để lo cơm nước cho mấy đứa nhỏ.

- Dạ, em đi nhờ cái Loan, nó cũng ghé thăm cái Hân nữa.

- Rồi có ai ở trên đó với thằng Thành nữa không em?

- Có bác gái nữa anh ạ.

Tôi giúp vợ cất giỏ đồ vào tủ rồi hỏi chuyện. Bé Hân mới sanh hai hôm trước. Tôi quen gọi là thằng Thành con, mà tên thật của nó là Bảo, ra đời sau ngày chị gái mất hai năm, lần đầu bé Hân phải thụ tinh nhân tạo còn thằng Thành con thì chỉ tự nhiên mà chào mọi người. Thằng Bảo có phần yếu ớt, so với những đứa trẻ khác nhưng may mắn là vẫn tự nhiên khỏe mạnh. 

Chẳng phải sau cơn mưa nào cũng sẽ có cầu vồng, đủ nắng, đủ mưa, những màu sắc lung linh ấy sẽ lại xuất hiện. Tôi tin rằng tất thảy mọi chuyện trên đời này đều do duyên số, duyên đến khi đủ đầy. Mối nhân duyên giữa cha mẹ và con cái cũng từ đó mà thành. Trải qua rất nhiều chuyện, chúng tôi đã có thể thấy được nụ cười của vợ chồng thằng Thành, của bà Thắm. Rồi chắc chắn tôi sẽ nhìn thấy tấm ảnh gia đình nó treo chễm chệ trong cái “dinh thự” to bự chảng của nhà nó. Tôi có thể hình dung được cái vẻ mặt đắc ý của thằng Thành sau bao nhiêu năm chờ đợi được làm điều đặc biệt ấy. Tôi bảo với Thành: “Làm cha khó lắm đấy nha, đừng đùa”, thằng Thằng chẳng khó khăn gì mà đáp lại tôi ngay: “Chứ mày còn làm được, chả lẽ tao lại không à”.

Gia đình tôi cũng trở nên khá khẩm hơn, sau một đợt vay vốn ngân hàng, chăn nuôi có lời đem lại thu nhập khá hơn nhiều, dù vẫn còn mắc nợ nhà nước những tôi tin cuộc sống chắc chắn sẽ thay đổi. Vợ tôi cũng có thể vui vẻ hơn sau mấy năm trời vất vả. Những đứa con của tôi cũng sẽ được ăn học tử tế như bao đứa trẻ khác.

Cầu vồng vẫn thường đến muộn và vì thế, hãy cứ chờ đợi. Ắt hẳn một ngày nào đó, may mắn sẽ mỉm cười với chúng ta.

© Thanh Phượng - blogradio.vn

Lượt xem: 1795

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 16
Lượt truy cập: 34735331

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik