Giao diện tiếp cận

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong mối quan hệ một chiều Thứ Năm, 31/03/2022, 14:00

Các dấu hiệu cho thấy bạn đang ở trong mối quan hệ một chiều

Các mối quan hệ lành mạnh được đặc trưng bởi sự trung thực, tin tưởng lẫn nhau và cam kết giữa mọi người. Tuy nhiên, trong mối quan hệ đơn phương, thường có cảm giác như một người đang dành tối đa công sức bản thân, nỗ lực cho mối quan hệ trở nên hiệu quả.

Trong quan hệ này, người đó sẽ trở thành người chủ động liên lạc với người kia và luôn phải nỗ lực hết mình. Do đó, đối với bất kỳ mối quan hệ đơn phương nào cũng sẽ nhanh chóng cạn kiệt và khó duy trì.

Mặc dù mối quan hệ đơn phương không phải lúc nào cũng có một người bị lợi dụng, nhưng mối quan hệ này thường chỉ ra vấn đề trong giao tiếp hoặc khả năng tương thích giữa hai người. Có thể một bên không cảm thấy sự bền chặt về mối quan hệ này như đối phương, hoặc có thể một bên không chắc chắn mối quan hệ đó thế nào.

Bài viết này sẽ thảo luận về các đặc điểm của mối quan hệ đơn phương, nguyên nhân và giải pháp giúp bạn nếu thấy mình thuộc loại mối quan hệ này.

 Mối quan hệ một chiều là gì?

Mối quan hệ một chiều 

Mối quan hệ một chiều có thể được định nghĩa là mối quan hệ giữa các cá nhân không cân bằng, trong đó một người dành nhiều công sức hơn và một người kiểm soát nhiều hơn.

Sự mất cân bằng này có thể là một trong nhiều yếu tố, chẳng hạn như một người cam kết hay quan tâm hơn đến mối quan hệ.

Trong một mối quan hệ lành mạnh và cân bằng, bạn có thể phụ thuộc vào đối phương và biết tầm quan trong của bản thân với họ. Đây là mối quan hệ bình đẳng, tương hỗ và mang lại sự ổn định, an toàn.

Trong mối quan hệ đơn phương, một người làm hầu hết công việc, cho dù liên quan đến tài chính, thể chất, tình cảm hay tinh thần. Trong một mối quan hệ lãng mạn, điều này có thể là một người luôn phải khơi ra chủ đề để nói, lên kế hoạch cho hầu hết các buổi gặp mặt chung hoặc đảm nhận hầu hết các nhiệm vụ mà cặp đôi này nên chia sẻ như nhau.

Tổng kết 

Mối quan hệ một phía được đặc trưng bởi sự mất cân bằng; trong đó một người hy sinh nhiều hơn, đầu tư nhiều hơn và làm nhiều hơn.

 Dấu hiệu của mối quan hệ một chiều

Mối quan hệ một chiều dưới nhiều hình thức khác nhau. Có thể liên quan đến mối quan hệ của bạn với vợ hoặc chồng bạn, nhưng nó cũng có thể liên quan đến các mối quan hệ giữa các cá nhân khác bao gồm mối quan hệ với cha mẹ, bạn bè và đồng nghiệp.

Do đó bạn cần lưu ý một số dấu hiệu của mối quan hệ một chiều sau đây: 

Bắt đầu hầu hết các hoạt động và cuộc trò chuyện: Người kia hiếm khi tìm đến bạn và mở lời trước. Thay vào đó, bạn phải bắt đầu gần như mọi cuộc trò chuyện, tương tác giữa hai người và lên kế hoạch cho phần lớn những gì cần làm cùng nhau.

Phải tự mình đưa ra hầu hết các quyết định quan trọng trong mối quan hệ: Theo một cách nào đó người kia có thể ẩn ý nói với bạn rằng họ không quan tâm hoặc đơn giản là họ từ chối hoàn toàn trách nhiệm khi đưa ra các quyết định quan trọng. Dù bằng cách nào thì bạn cũng là người gánh vác trách nhiệm cho những quyết định quan trọng, trong khi người kia đầu tư công sức chỉ ở mức tối thiểu.

Là người nhận lỗi sai: Sau một cuộc xung đột hoặc tranh cãi, người kia hiếm khi đứng ra nhận trách nhiệm về hành động của họ hoặc sửa chữa những tổn hại mà họ đã gây ra. Thay vào đó, bạn thường là người nhận lỗi về mình và tự giải quyết vấn đề.

Hy sinh mọi điều để khiến đối phương vui vẻ: Bạn có thể cảm thấy mình phải phớt lờ những mong muốn và nhu cầu của bản thân vì bạn đang bận rộn duy trì mối quan hệ một chiều.

Cảm giác bất an và không thực sự biết mình đang đứng ở đâu: Khi người kia dường như không quan tâm hoặc không nỗ lực nhiều để duy trì mối quan hệ này, điều đó khiến bạn nghi ngờ về dự định, cam kết và sự đầu tư của họ vào mối quan hệ này.

Giao tiếp kém: Bạn có thể cảm thấy như họ không lắng nghe, không quan tâm hoặc không thực sự hiểu ý của bạn khi bạn nói chuyện. Khi bạn nói, bạn cảm thấy không hài lòng và không nhiệt tình.

Các khoản đóng góp tài chính không cân bằng: Bạn là người phải thanh toán tất cả các khoản chi phí chung trong nhiều trường hợp, họ hy vọng bạn phải có nghĩa vụ tài chính cho họ.

Bao biện: Bạn thấy mình thường viện lý do tại sao người kia không đóng góp gì cho mối quan hệ này. Người kia có lẽ đang trải qua một ngày tồi tệ hoặc đối mặt với căng thẳng gì đó khiến họ không thể gặp bạn.

Trong mối quan hệ một chiều, sẽ có một bên dẫn dắt hầu hết mọi khía cạnh của mối quan hệ này. Bao gồm những hoạt động tham gia cùng nhau và thời điểm những hoạt động này diễn ra. Điều này cũng có thể được nhìn thấy trong tình bạn hoặc giữa những người đang hẹn hò.

Do sự mất cân bằng này, người đảm nhận hoàn toàn các hoạt động chung này dần cảm thấy bực bội, có thể bị kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần. Nếu bạn nghĩ rằng mối quan hệ của bạn có thể chỉ là một chiều, điều quan trọng là phải xem liệu cả hai có dành cho nhau sự bình đẳng trong mối quan hệ này hay không.

Tổng kết 

Các dấu hiệu cho thấy bạn có thể đang ở trong một mối quan hệ một chiều bao gồm sự mất cân bằng trong giao tiếp, đầu tư về mặt tình cảm, tài chính và các khía cạnh khác của mối quan hệ.

 

Nguyên nhân của mối quan hệ một chiều 

Đôi khi các mối quan hệ bị mất cân bằng vì một người lôi kéo hoặc tiêm nhiễm những vấn đề xấu. Tuy nhiên, trong những trường hợp khác, nhiều yếu tố có thể góp phần làm cho mối quan hệ trở nên phiến diện.

  • Kỹ năng giao tiếp kém

Một hoặc cả hai người có thể gặp khó khăn trong việc chia sẻ cảm xúc, nhu cầu và sở thích của họ. Thực hành và cải thiện kỹ năng giao tiếp có thể giúp tăng cường sự rõ ràng về các giải pháp, cách ứng xử khả thi và cách khắc phục và hàn gắn nếu điều đó được cả hai bên mong muốn.

  • Không cảm thấy an toàn

Một người sợ mất mối quan hệ nếu họ không tự lo liệu mọi thứ. Điều này dẫn đến việc họ phải chịu trách nhiệm trong mối quan hệ.

  • Kỳ vọng có xung đột

Mỗi người đưa ra những quan điểm riêng của họ về ý nghĩa của mối quan hệ và hy vọng được giải thoát khỏi mối quan hệ này. Nếu bạn tận tâm và tận lực cho mối quan hệ hơn đối phương, thì bạn nhất định sẽ cảm thấy phiến diện.

  • Vấn đề cá nhân

Nếu một người đang đối mặt với điều gì đó căng thẳng hoặc đang trải qua các triệu chứng liên quan đến vấn đề sức khỏe tâm thần, điều đó ảnh hưởng đến cách họ cư xử trong một mối quan hệ. Họ có thể không dành được sự quan tâm cần thiết nếu họ đang bị ảnh hưởng bởi những vấn đề như vậy.

  • Phong cách quyến luyến

Phong cách quyến luyến có thể đóng một vai trò trong cách mọi người cư xử trong các mối quan hệ lãng mạn. Ví dụ, một người có phong cách quyến luyến, lo lắng, bận tâm rằng đối phương không cảm thấy bạn xứng với họ.

Dẫn đến việc một bên trở nên đeo bám và thù hận trong mối quan hệ trong khi người kia cố gắng phòng bị tốt nhất có thể. Trong các mối quan hệ lãng mạn, kiểu hành vi này thường khiến một người trở nên phụ thuộc vào cảm xúc.

  • Hành vi gây hấn thụ động

Mối quan hệ một chiều cũng có thể do những hành động có chủ đích nhằm tạo gánh nặng cho đối phương những trách nhiệm mà người kia không muốn giải quyết.

Một ví dụ điển hình là một hiện tượng được gọi là "trang bị hóa sự kém cỏi", trong đó một người cho rằng không có khả năng đảm nhận các nhiệm vụ cơ bản. Khi làm như vậy, họ chuyển gánh nặng trách nhiệm cho người kia. Đó là một dạng của hành vi gây hấn thụ động có thể góp phần vào các mối quan hệ một chiều.

Tổng kết

Có một số yếu tố có thể góp phần vào mối quan hệ một chiều. Những kinh nghiệm từng có, các vấn đề sức khỏe tâm thần, sự bất an và kỹ năng giao tiếp kém đều có thể đóng một vai trò nào đó.

 

Tác động của mối quan hệ một chiều

Mối quan hệ một chiều có thể cực kỳ độc hại, đặc biệt nếu một người cố tình lợi dụng người kia. Một số tác hại của kiểu quan hệ này bao gồm:

Gia tăng căng thẳng: Sự căng thẳng khi ở trong mối quan hệ này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn. Mặc dù các mối quan hệ lành mạnh có thể hoạt động như một bộ đệm bảo vệ chống lại căng thẳng, nhưng nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số mối quan hệ tạo ra căng thẳng và có tác động tiêu cực đến sức khỏe. Các vấn đề về giấc ngủ, lo lắng, trầm cảm và giảm khả năng miễn dịch chỉ là một vài trong số những tác động có thể có do căng thẳng quá mức.

Cảm giác cô đơn: Ngoài sự căng thẳng khi đảm nhận hầu hết công việc trong mối quan hệ, việc thiếu nỗ lực chung có thể khiến bạn cảm thấy bị cô lập và cô đơn. Bạn cảm thấy như mình không thể nói chuyện với đối phương về những vấn đề bạn đang phải đối mặt hoặc cảm xúc thực sự của bạn.

Mất lòng tự trọng: Sự thất vọng liên tục mà bạn trải qua trong mối quan hệ đơn phương này có thể khiến bạn cảm thấy bị từ chối, không được trợ giúp và không được quan tâm. Điều này khiến bạn khó cảm thấy tự tin và an toàn vào bản thân.

 

Cách thay đổi mối quan hệ một chiều

Khi nói đến việc thay đổi mối quan hệ một chiều, cả hai người cần phải cùng chung tư tưởng và sẵn sàng làm công việc cần thiết để tạo ra sự thay đổi. Bắt đầu bằng cách thành thật với bản thân về cuộc trò chuyện mà bạn có thể đang né tránh với đối phương và lý do tại sao.

  • Hãy trung thực về mối quan hệ của bạn

Thử đặt câu hỏi cho bản thân về mối quan hệ. Ví dụ, người này có nhất quán trong hành vi của họ trong tất cả các mối quan hệ của họ hay là hành vi một chiều trong mối quan hệ dành riêng cho bạn hay không? Đây có phải là người mà bạn cảm thấy thoải mái khi chia sẻ mong muốn và cảm xúc của mình không? Làm thế nào để họ nhận được phản hồi?

Đánh giá những gì bạn đang cống hiến cho mối quan hệ, cũng như những gì bạn đang nhận được và không nhận được. Những gì bạn muốn nhận được, và ranh giới của bạn xung quanh những gì bạn có thể và không thể chấp nhận là gì?

Điều quan trọng là có một cuộc trò chuyện trung thực và cởi mở với đối phương về cảm xúc, mong muốn và ranh giới. Yêu cầu các thay đổi cụ thể hoặc xem xét kỹ hơn, nhận biết các yêu cầu của bạn có thể được đáp ứng hoặc có thể không được đáp ứng vì bạn không thể thay đổi người khác.

  • Thử tham gia trị liệu

Liệu pháp cặp đôi có thể hữu ích trong những tình huống như vậy. Thông qua liệu pháp, đối phương đóng góp ít hơn có thể học các kỹ năng giúp họ duy trì hiệu quả hơn và đóng góp nhiều hơn cho mối quan hệ.

Đối với những người bạn đời đang tự gánh vác trách nhiệm trong mối quan hệ, liệu pháp có thể giúp họ giải quyết một số lý do khiến họ phải gánh vác gánh nặng này. Nó cũng có thể giúp họ giải quyết bất kỳ vấn đề phụ thuộc nào có thể đóng một vai trò nào đó khiến họ phải gánh vác quá nhiều. Trị liệu cũng có thể giúp mọi người phát triển các kỹ năng giao tiếp để họ nói ra những gì họ cần và mong đợi một cách tốt hơn.

Cuối cùng, điều quan trọng là phải hiểu rằng bạn không thể thay đổi một người không sẵn sàng hoặc không thể đóng góp và trở thành một đối tác hỗ trợ.

Tổng kết

Mối quan hệ một chiều có thể được khắc phục, nhưng nó đòi hỏi cả hai người phải đồng lòng đóng góp một cách bình đẳng cho mối quan hệ.

 

Khi nào nên kết thúc mối quan hệ một chiều

Kết thúc một mối quan hệ thường có thể là một thách thức, nhưng cuối cùng, bạn có thể đổ vỡ mối quan hệ hoặc nhận ra rằng người kia không sẵn sàng đóng góp vào mối quan hệ theo cách có thể chấp nhận được. Một số dấu hiệu cho thấy đã đến lúc kết thúc mối quan hệ một chiều bao gồm:

Khi người kia phản đối, mặc dù bạn đã đưa ra những lí do hợp lý về những gì họ làm cho mối quan hệ

Nếu bạn đưa ra mối quan tâm và mong muốn của mình và họ thừa nhận từ chối yêu cầu của bạn

Nếu họ đang chọc tức bạn để khiến bạn nghĩ rằng những gì bạn đang trải qua hoặc kiểu hành vi quan hệ này là bình thường

Vì bản chất của mối quan hệ một chiều, những nỗ lực chấm dứt mối quan hệ có thể gặp phải sự phản kháng khi người không đóng góp gì cho mối quan hệ ý thức rằng nguồn hỗ trợ của họ đang rời đi. Nhắc nhở bản thân về lý do tại sao bạn rời đi và tìm sự hỗ trợ từ bạn bè, gia đình hoặc bác sĩ trị liệu.

Tổng kết

Nếu mối quan hệ một chiều đang ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần hoặc thể chất của bạn, bạn cần phải đưa ra quyết định ngay để bảo vệ hạnh phúc của mình. Nếu người kia không sẵn sàng lắng nghe và không cố gắng thay đổi, bạn nên nghiêm túc xem xét việc chấm dứt mối quan hệ và bắt đầu một mối quan hệ khác với người khác tốt hơn.

Lượt xem: 668

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 5
Lượt truy cập: 34719799

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik