Bạn trẻ ngày nay vẫn thiếu quyền và sự đồng thuận trong quan hệ tình dục Thứ Sáu, 25/11/2022, 00:00
Dù xã hội thay đổi, quan điểm về tình dục đã cởi mở hơn nhưng theo TS Khuất Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (ISDS), thanh niên vẫn đang thiếu quyền và sự đồng thuận trong quan hệ tình dục, yếu tố quan trọng để có một mối quan hệ hạnh phúc.
Tại Lễ hội "Tinh tỉnh Tình yêu" ngày 13/8, TS Khuất Thu Hồng nhận định, hiện nay, các quan điểm về tình dục đã thay đổi rất nhiều.
Quan điểm tình dục cởi mở hơn nhưng vẫn thiếu
Kể từ cuộc sống hàng ngày, phim ảnh, báo chí thì các quan điểm về tình dục đã cởi mở, thẳng thắn hơn. Ngay cả Bộ GDĐT cũng đã ban hành tài liệu về giáo dục giới tính trong trường học và đào tạo, hướng dẫn giáo viên dạy về kiến thức này cho các em học sinh.
"Tuy nhiên, tôi vẫn nhìn thấy những khoảng trống, những quan niệm xưa cũ: Con gái phải thế nào, con trai nên thế nào. Con trai vẫn được giáo dục theo khuôn mẫu cũ về tình dục như mình phải chủ động, dày dạn, tình trường phải từng trải. Còn con gái vẫn được giáo dục là phải giữ gìn, trong trắng, ngây thơ…
Những khuôn mẫu cũ rích ấy vẫn tồn tại. Chính những khuôn mẫu ấy làm các bạn gặp trở ngại trong việc thỏa thuận, thương thuyết và đạt được sự đồng thuận, bảo vệ được quyền của mình trong quan hệ tình dục.
"Chúng ta cần phải biết quản lý hành vi tình dục của mình để hưởng niềm vui của tình dục mang lại mà không để lại hậu quả" TS Khuất Thu Hồng chia sẻ tại tại Lễ hội Tinh tỉnh Tình yêu ngày 13/8. Ảnh D.L
Quyền và sự đồng thuận là vô cùng quan trọng giúp các bạn có trách nhiệm hơn với bạn tình, tránh được có thai ngoài ý muốn và những tổn thương về tinh thần cũng như sức khỏe, giúp các bạn đạt được hạnh phúc khi quan hệ tình dục… ", TS Hồng chia sẻ.
Biết cách tránh thai nhưng quan hệ tình dục vẫn mang thai vì "muốn ngây thơ"
TS Hồng chia sẻ, bà từng nghiên cứu về hành vi phá thai của vị thành niên. Bà đã gặp nhiều bạn gái đi phá thai và bạn trai đưa bạn gái đi phá thai và phát hiện ra một điều chua xót.
"Giả định ban đầu của tôi là các bạn đến phá thai vì các bạn thiếu kiến thức, các bạn không biết các biện pháp tránh thai nên các bạn mới bị mang thai ngoài ý muốn.
Nhưng không, kết quả ngược lại. Khi tôi hỏi các bạn gái đó về các biện pháp tránh thai, các bạn kể vanh vách. Khi tôi hỏi tại sao không tránh thai mà lại để mang thai ngoài ý muốn thì các bạn gái bảo: "Em biết nhưng em không dám nói với bạn trai vì sợ bạn trai đánh giá là từng trải, là con gái mà thành thạo, sành sỏi, kinh nghiệm như vậy".
Đấy là 1 điều rất là tồi tệ. Vì chúng ta sợ bị đánh giá là hiểu biết, từng trải đã khiến cho các bạn ấy phải trả giá đắt. Đó chính là khuôn mẫu về giới rất là nặng nề, rất là cũ kỹ khiến nhiều bạn rơi vào tình huống "biết mà vẫn phải chịu hậu quả".
Còn khi tôi hỏi các bạn trai đưa bạn gái đi phá thai thì câu trả lời của họ khiến tôi buồn kinh khủng. Các bạn ấy cho biết họ cũng biết hết các biện pháp tránh thai nhưng "giờ giải quyết nhanh lắm, dễ lắm, còn rẻ nữa. Lỡ ra thì em đưa bạn gái đi giải quyết nhanh gọn".
Điều này cho thấy, giữa bạn trai và bạn gái không hề có sự trao đổi, sự đồng thuận trong quan hệ tình dục, không có sự thông cảm, sự cởi mở. Và các bạn trai không chia sẻ trách nhiệm tránh thai với các bạn gái còn các bạn gái thì muốn giữ cho mình hình ảnh ngây thơ rồi chịu hậu quả nặng nề", TS Hồng chia sẻ.
Theo TS Hồng, dù câu chuyện này đã diễn ra hàng chục năm trước nhưng hiện tại vẫn còn "tính thời sự". Vì bà vẫn gặp những câu chuyện buồn về trẻ vị thành niên hay thanh niên đi phá thai ngoài ý muốn chỉ vì không có quyền và sự đồng thuận khi quan hệ tình dục. Chỉ vì, nhiều em vẫn bị giáo dục theo khuôn mẫu giới đầy định kiến...
Theo các chuyên gia tình dục, những giá trị, chuẩn mực và hành vi tình dục của người trẻ không ngừng thay đổi, nhưng việc giáo dục về sức khỏe sinh sản – tình dục tại Việt Nam còn nhiều khoảng trống và chưa theo kịp với nhu cầu và tình hình thực tế.
Giáo dục sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục có nhưng chưa đầy đủ
Bà Linh Hoàng, Nhà sáng lập Học viện Giáo dục giới tính (WeGrow Vietnam) cũng nhận định, giáo dục giới tính toàn diện có 4 nền tảng cốt lõi đó là quyền, phẩm chất, kiến thức và cuối cùng mới là kỹ năng.
Nhiều bạn trẻ có kiến thức nhưng chưa biến nó thành năng lực được. Không có năng lực đó là vì điều quan trọng nhất là phẩm chất và quyền không có.
Nhiều bạn trẻ không biết thế nào là trách nhiệm, không biết thế nào là dũng cảm, là tử tế, không vượt ra khỏi khuôn mẫu giới…
"Tất tần tật những điều đó phải có trong câu chuyện giáo dục giới tính toàn diện. Như vậy mới giúp các bạn có hành vi tình dục an toàn, biết bảo vệ, chia sẻ trách nhiệm với bạn tình…
Trong khi đó, câu chuyện giáo dục giới tính ở nhà trường chỉ xoay quanh việc giáo dục cấu tạo cơ thể, các thay đổi khi dậy thì, cách tránh thai… còn các nội dung quan trọng khác như về quyền, về các mối quan hệ, về bạo lực, về giá trị, văn hóa, tình dục… lại bị lờ đi", bà Linh Hoàng chia sẻ.
TS Phạm Vũ Hoàng, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Dân số KHHGĐ (Bộ Y tế) cho biết, chương trình giáo dục về sức khỏe sinh sản – tình dục trong và ngoài nhà trường chưa đầy đủ và phù hợp với sự phát triển trong tình hình mới.
Hơn nữa, việc cung cấp dịch vụ thân thiện về sức khỏe sinh sản, tình dục chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng của vị thành niên, thanh niên.
"Tình trạng quan hệ tình dục sớm, quan hệ tình dục không an toàn, mang thai ngoài ý muốn và phá thai không an toàn, nguy cơ lây nhiễm bệnh lây truyền qua đường tình dục… của vị thành niên, thanh niên vẫn chưa được cải thiện đáng kể, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, vùng sâu, các khu công nghiệp tập trung; ở nhóm vị thành niên, thanh niên yếu thế", ông Hoàng chia sẻ.
Dù đã cởi mở hơn nhưng nhiều bạn trẻ vẫn e ngại khi nói về tình dục (Các bạn trẻ chụp ảnh lưu niệm tại Lễ hội Tinh tỉnh Tỉnh yêu ngày 13/8). Ảnh CTV
Theo các chuyên gia tình dục, những giá trị, chuẩn mực và hành vi tình dục của người trẻ không ngừng thay đổi, nhưng việc giáo dục về sức khỏe sinh sản – tình dục tại Việt Nam còn nhiều khoảng trống và chưa theo kịp với nhu cầu và tình hình thực tế.
Giới trẻ vẫn thiếu không gian an toàn và đủ cởi mở để có thể bày tỏ những nhu cầu, suy nghĩ và quan điểm của mình.
Với thế hệ thanh niên đông đảo khoảng 22 triệu người trong độ tuổi từ 10-24, những định kiến và sự e ngại này trở thành rào cản hành trình người trẻ tiếp cận với các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản – tình dục và dẫn đến những hậu quả tiêu cực như mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn.
Theo Khảo sát hành vi sức khỏe học sinh toàn cầu tại Việt Nam năm 2019 đối với lứa tuổi học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 (13-17 tuổi) được Bộ Y tế và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố ngày 25/4/2022, tỷ lệ quan hệ tình dục trong học sinh giảm nhẹ, nhưng tỷ lệ quan hệ tình dục trước 14 tuổi tăng gấp hai lần.
Trong số học sinh từng quan hệ tình dục, hơn 42% có sử dụng bao cao su và 44% sử dụng các phương pháp ngừa thai khác, thấp hơn so với năm 2013. Khoảng 63% có sử dụng bao cao su trong lần quan hệ tình dục gần đây nhất.
Theo Danviet.vn
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TÊN GỌI TEENAGER (TRẺ VỊ THÀNH NIÊN) Ở MỸ Thứ Sáu, 22/11/2024, 00:00
- Tìm hiểu về Ngày Lễ Độc thân? Thứ Hai, 11/11/2024, 00:00
- Thế hệ Alpha có khiến mọi người lo lắng? Thứ Tư, 10/07/2024, 00:00
- Sách giáo dục giới tính của Thụy Điển tại Hàn Quốc bị cấm rồi lại được dỡ bỏ Chủ Nhật, 07/07/2024, 00:00
- Nhà từ thiện tỷ phú Melinda French Gates: vượt ra ngoài cuộc hôn nhân trước đây của bà với Bill Gates Thứ Hai, 01/07/2024, 00:00
- Giáo sĩ người Mỹ gốc Hàn gợi ý văn hóa Shabbat giải quyết tỷ lệ sinh thấp ở Hàn Quốc Thứ Bẩy, 29/06/2024, 00:00
- Ngày gia đình Việt Nam 2024 Thứ Bẩy, 22/06/2024, 00:00
- Robot tình dục thế hệ tiếp theo được hỗ trợ bởi AI của Trung Quốc sẽ lên kệ Thứ Sáu, 21/06/2024, 00:00
- Chính phủ Tokyo đang tung ra ứng dụng hẹn hò để cải thiện tỷ lệ sinh Thứ Tư, 19/06/2024, 00:00
- Thái Lan: Hạ viện thông qua luật hôn nhân đồng giới Thứ Ba, 18/06/2024, 23:00
Các tin khác
- Đẩy trách nhiệm tránh thai cho vợ - chồng sai hay đúng? Thứ Tư, 23/11/2022, 00:00
- Tránh thai: Trách nhiệm không chỉ của riêng người vợ Thứ Tư, 23/11/2022, 00:00
- Thế nào gọi là tình dục đồng thuận? Thứ Tư, 23/11/2022, 00:00
- Bao giờ có bình đẳng giới? - Nhào nặn trẻ từ trong nôi vào hai cái khuôn: đàn ông - đàn bà Thứ Ba, 22/11/2022, 00:00
- Bao giờ có bình đẳng giới? - Những lời khen là dây trói vô hình Thứ Ba, 22/11/2022, 00:00
- Chăm sóc, bảo vệ trẻ em gái: Trách nhiệm của cả cộng đồng Thứ Sáu, 11/11/2022, 00:00
- Bộ Giáo dục lý giải việc hoãn thi IELTS Thứ Sáu, 11/11/2022, 00:00
- Xâm hại tình dục trẻ em và cách phòng chống Thứ Tư, 02/11/2022, 00:00
- Trẻ em gái vị thành niên: Quyền được hưởng một cuộc sống an toàn Thứ Ba, 01/11/2022, 00:00
- Đa ái - Xu hướng gia đình mới của Mỹ Thứ Ba, 11/10/2022, 00:00
- Thí sinh Thái Bình giành Quán quân Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 22 Thứ Ba, 04/10/2022, 00:00
- 5 Yếu Tố Giúp Phụ Nữ Yêu Thương Bản Thân Thứ Hai, 03/10/2022, 17:00