5 điều nên tránh mỗi sớm mai thức dậy Thứ Hai, 09/07/2018, 10:40
Thức dậy buổi sáng là khởi đầu cho ngày mới, có những thói quen xấu đã ảnh hưởng đến tâm trạng, chất lượng làm việc cả ngày hôm đó.
Vậy hãy cùng tìm hiểu những điều nên tránh để có ngày mới tràn đầy năng lượng!
Đặt nhiều đồng hồ báo thức cùng một lúc
Bạn thường để nhiều đồng hồ báo thức cùng một lúc, đó là ý niệm sai lầm! bạn có khả năng ngủ lại và việc đánh thức mình trở nên khó khăn và còn mệt mỏi hơn thế nữa. Chỉ cần một đồng hồ báo thức là đủ! Tốt nhất bạn nên tập thói quen ngủ và thức dậy đúng giờ kể cả ngày nghỉ, để đồng hồ sinh học của cơ thể tự động báo thức.
Dậy muộn
Có lúc nào bạn nghĩ nên thức dậy sớm trước 10 phút để dành một ít thời gian uống ngụm cà phê buổi sáng không? Buổi sáng là thời gian lý tưởng nhất cho chính mình để dùng bữa điểm tâm, làm đẹp hoặc thiền định…và điều quan trọng không tạo ra sự vội vàng, căng thẳng để bắt đầu ngày mới.
Dán mắt vào điện thoại ngay khi thức dậy
Vừa choàng tỉnh giấc, việc đầu tiên là tìm ngay chiếc điện thoại với những lời nhắn tin, email…hãy dành thời gian để suy nghĩ, sắp xếp những việc cần làm trong ngày hoặc có những trao đổi trò chuyện với gia đình. Thêm vào đó, các chuyên gia về sức khỏe thị giác cảnh báo điều này có hại cho mắt, làm khô mắt.
Không làm thoáng phòng
Bạn vừa mới thức dậy? đó là thời điểm tốt để làm thông thoáng căn phòng, 5 đến 10 phút là đủ để thay mới không khí. Vì vậy mỗi sớm mai thức dậy, khi ánh mặt trời ló dạng, hãy mở tung các cửa để luồng không khí trong lành ùa vào, bạn sẽ cảm thấy thoải mái để bắt đầu một ngày mới.
Không dùng bữa sáng
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bữa điểm tâm thật sự cần thiết để bạn bắt đầu ngày mới với tràn đầy năng lượng, thêm vào đó tránh được thói quen ăn vặt, giúp tăng cường trí nhớ, tăng độ tập trung và nâng cao hiệu suất làm việc. Bữa điểm tâm sáng cung cấp cho bạn tối thiểu 1/4 năng lượng của cả ngày.
Bs Ái Thủy
(theo E Santé)
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Hiệu ứng Zeigarnik và trí nhớ Thứ Sáu, 28/06/2024, 00:00
- Mối quan hệ toxic là gì? 5 dấu hiệu "tình yêu" độc hại Thứ Sáu, 17/05/2024, 14:00
- Mối quan hệ độc hại, vì sao lại khó buông bỏ? Thứ Sáu, 17/05/2024, 13:00
- 3 Đặc điểm nhận dạng một “ma cà rồng” cảm xúc? Thứ Năm, 16/05/2024, 14:00
- Liệu nỗi sợ và chấn thương tâm lý có thể giúp bạn sống tốt hơn? Thứ Sáu, 10/05/2024, 12:00
- Khi yêu thương đủ lớn mọi giới hạn điều được xóa nhòa Thứ Năm, 11/04/2024, 14:00
- MỐI QUAN HỆ LÀNH MẠNH Thứ Tư, 03/04/2024, 00:00
- Ngày Thế giới nhận thức về tự kỷ (2-4): Yêu thương, thấu hiểu, đồng hành cùng trẻ tự kỷ Thứ Ba, 02/04/2024, 00:00
- 3 điều không nên kiểm soát trong cuộc sống hôn nhân Thứ Sáu, 22/03/2024, 12:00
- Những hệ luỵ khi chồng nhận xét quá thẳng thắn về bạn đời Thứ Năm, 21/03/2024, 15:00
Các tin khác
- Yêu cô ấy thì nhất định anh phải là một người biết nhường nhịn Thứ Sáu, 06/07/2018, 09:43
- Ngôn ngữ cơ thể tố cáo bạn đời không còn yêu bạn nữa Thứ Ba, 03/07/2018, 16:20
- ĐỪNG BAO GIỜ LÀ CẢ THẾ GIỚI CỦA NHAU Thứ Ba, 26/06/2018, 14:56
- Lãng mạn trong tình yêu giống như phụ gia bánh ngọt, có thì ngon hơn mà không có cũng... chẳng sao Thứ Hai, 18/06/2018, 10:04
- 4 trường hợp và 3 độ tuổi không nên đánh con mà các bậc phụ huynh cần ghi nhớ kỹ Thứ Sáu, 15/06/2018, 09:44
- Hôn nhân hạnh phúc, 'liều thuốc' kỳ diệu Thứ Tư, 13/06/2018, 10:00
- Bạn gái và những thay đổi cảm xúc tuổi dậy thì Thứ Hai, 11/06/2018, 11:39
- Các cách gây ấn tượng với chàng Thứ Hai, 11/06/2018, 10:54
- Cơn ác mộng giúp bạn kiểm soát nỗi sợ Thứ Sáu, 08/06/2018, 18:30
- Kiểm tra răng sữa, phát hiện tự kỷ chính xác 90% Thứ Sáu, 08/06/2018, 15:30
- 4 bước vượt qua nỗi buồn chia tay theo khoa học Thứ Năm, 07/06/2018, 14:30
- 19 cách vượt qua cảm giác xấu hổ, tiếc nuối và tội lỗi Thứ Hai, 28/05/2018, 11:08