3 bước để khởi động một năm mới hiệu quả Thứ Ba, 02/03/2021, 00:00
Thử trả lời một câu hỏi nhé.
“Trong 365 ngày vừa qua, có bao nhiêu ngày của bạn đã trôi qua trong lãng phí?”
Chưa bàn đến những kế hoạch chưa thể thực hiện vì tình hình khách quan, liệu có bao nhiêu dự định vẫn còn dang dở vì chính bạn mắc căn bệnh trì hoãn? Có thể chính bạn cũng không nhận ra mình đã bỏ lỡ bao nhiêu điều trong một năm vừa qua. Thử ngồi vào bàn, lục lại xem bạn đã đặt ra những kế hoạch nào trong năm cũ, bao nhiêu cái đã được hoàn thành, bao nhiêu cái vẫn còn đang dang dở và bao nhiêu cái thậm chí còn chưa được bắt đầu.
Mỗi ngày trì hoãn bạn chỉ cảm thấy là 24 tiếng đồng hồ trôi qua, ngắn ngủi nhỉ? Nhưng đến khi đã trải qua một năm 365 ngày, bạn mới thấy mỗi ngày quan trọng đến nhường nào. Vậy trong năm vừa qua bạn đã có bao nhiêu ngày lãng phí?
Bước sang một năm mới, ắt hẳn mỗi người chúng ta có cảm giác muốn bắt đầu lại, muốn “reset” lại bản thân cũng như khởi động cho những kế hoạch đang ấp ủ. Thế, làm cách nào để khởi động một năm mới thật hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi đó!
“Trong 365 ngày vừa qua, có bao nhiêu ngày của bạn đã trôi qua trong lãng phí?”
TRƯỚC TIÊN, CHÚNG TA CẦN XÁC ĐỊNH ĐƯỢC “TRÌ HOÃN” LÀ CĂN BỆNH NHƯ THẾ NÀO?
Theo Wikipedia, “Trì hoãn là thuật ngữ trong tâm lý học chỉ về những thói quen của con người có xu hướng để chậm lại, tự hoãn lại, chưa muốn bắt tay vào làm ngay một công việc phải làm, hoặc có tâm lý chờ và để một thời gian sau đó mới thực hiện”.
Leon Ho đã chia trì hoãn thành 5 loại chính.
- Đầu tiên là người cầu toàn. Đây là những người gặp vấn đề với việc bắt đầu. Bởi, trước khi bắt đầu thực hiện một công việc nào đó, người cầu toàn thường lựa chọn một thời điểm thật hoàn hảo và cố gắng để mọi thứ cũng phải thật hoàn hảo. Họ sẽ cảm thấy rất bức bối nếu bắt tay vào làm mà nhận ra mình còn thiếu cái này, hụt cái kia. Tuy nhiên, trong thực tế, rất khó để đạt được một thời điểm “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” như thế, vì vậy mà những dự định của người cầu toàn thường dễ bị trì hoãn
- Loại thứ hai là người mơ mộng. Người mơ mộng thường là những người nói thì dễ nhưng làm thì khó. Những kế hoạch của họ chỉ lý tưởng khi ở trong đầu mà thôi. Trí tưởng tượng của những người mơ mộng rất sáng tạo, nhưng đôi khi lại “bay cao bay xa” quá. Và họ cũng chỉ thích để mọi thứ trong đầu mà thôi!
- Loại thứ ba là người trốn tránh. Những người này thuộc tuýp suy nghĩ “người chưa bao giờ phạm sai lầm là người chưa bao giờ làm gì cả”. Họ biết công việc của mình và biết hậu quả phải gánh chịu nếu không hoàn thành công việc. Nhưng so với cảm giác không hoàn thành thì họ sợ cảm giác sai phạm hơn. Vì thế, họ chọn không thực hiện những việc mà họ cho là quá sức với mình.
- Loại thứ tư là người thích deadline. Đây là những người thích thú với cảm giác bị “dí” deadline. Họ cố tình trì hoãn công việc của mình cho đến sát kỳ hạn để được sống trong những khoảnh khắc cận kề hạn chót. Họ cho rằng mình sẽ hoạt động hiệu suất nhất dưới áp lực của thời gian. Tuy nhiên, theo mình thì căn bản là bởi họ không có thời gian để kiểm tra lại lần nữa.
- Loại thứ năm là người bận rộn. Những người bận rộn thường có rất nhiều công việc cần giải quyết, và sự trì hoãn sẽ đến khi họ không thể quyết định ưu tiên cho công việc nào trong số đó.
"Người không bao giờ phạm sai lầm là người không bao giờ thử làm những điều mới".
Năm loại người trên tuy không phải ai cũng thực sự mắc bệnh “trì hoãn” (chẳng hạn như người thích deadline), nhưng tựu chung lại thì họ đều là những người đã chần chừ không bắt tay vào công việc. Trì hoãn lâu dần sẽ hình thành trong chúng ta một thói quen xấu. Có không ít người biết mình phải làm gì, nếu không làm thì sẽ nhận hậu quả gì, thế nhưng họ vẫn cứ trì hoãn mãi không làm.
Vậy làm thế nào để thoát ra khỏi vũng lầy của trì hoãn?
3 BƯỚC ĐỂ KHỞI ĐỘNG MỘT NĂM MỚI HIỆU QUẢ
Để bắt đầu một năm mới với nhiều kế hoạch mới, chúng ta cần vượt qua được những cám dỗ của trì hoãn. Trì hoãn chính là vật cản lớn nhất ngăn cản chúng ta tiến gần hơn với những mục tiêu của mình. Đây cũng là một căn bệnh khó trị mà phần lớn các bạn trẻ hiện nay đang mắc phải. Dưới đây là 3 bước để khởi động một năm mới hiệu quả mà mình đã đúc kết được từ những trải nghiệm của chính bản thân – một người từng sa lầy trong “trì hoãn”.
Bước 1: Viết ra những mục tiêu, chia nhỏ và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên
Những kế hoạch nếu cứ mãi được giữ trong đầu thì sẽ không bao giờ được hoàn thành trong thực tế. Đây là trở ngại mà người mơ mộng gặp phải. Trong đầu bạn có những kế hoạch vĩ đại vô cùng, “mình phải làm cái này, mình phải đạt được cái kia, mọi thứ sẽ diễn ra như thế này…”, thế nhưng chưa bao giờ bạn đặt bút viết xuống những mục tiêu. Vì vậy, hãy viết ra tất cả những mục tiêu của bạn, kể cả là mọi thứ vẫn chỉ dừng lại ở bước sơ khai ban đầu. Người cầu toàn thường gặp vấn đề với việc bắt đầu khi cố gắng chu toàn mọi thứ. Có thể có vô vàn những mảnh ghép rời rạc rải rác trong đầu bạn, bạn sẽ không thể nhận ra chúng phù hợp với nhau cho tới khi bạn đặt bút viết xuống mọi thứ. Nhìn từ một vị trí cao hơn, tổng quát hơn, bạn sẽ nhận ra được mình hiện có những gì, cũng như là mình còn thiếu sót điều gì.
Tiếp theo là chia nhỏ những mục tiêu vào từng tháng, từng ngày. “Tôi sẽ đạt IELTS 7.5”. Nếu mục tiêu của bạn chỉ có vậy, chính bạn cũng chẳng biết phải bắt đầu từ đâu. Hãy chia nó thành những kế hoạch nhỏ hằng tháng, hằng ngày, “trong tháng đầu tiên hoàn thành cuốn Cambridge 7, mỗi ngày hoàn thành một bài reading, writing, listening…, luyện nghe 1 bài TED Talk mỗi ngày hay học nói 30 phút mỗi ngày,…”. Nói chung là chia nhỏ mục tiêu càng cụ thể càng tốt, để bạn biết mình cần phải làm gì trong thời gian đó cũng như dễ dàng hơn trong việc theo dõi tiến độ thực hiện.
Cuối cùng, trong một ngày đương nhiên không chỉ có một công việc. Sẽ có một danh sách những việc cần làm trong ngày. Nhiệm vụ của bạn là viết ra tất cả những việc cần làm và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên. Cứ theo đó mà làm. Tuyệt đối tuân thủ một điều, khi danh sách của bạn còn chưa được hoàn thành thì đừng làm việc khác.
Bước 2: Đảm bảo thực hiện bằng cách chia sẻ dự định của mình với một người khác
Có thể những trì hoãn trong công việc sẽ có sự giám sát và thúc ép từ quản lý hoặc deadline. Tuy nhiên, đối với những mục tiêu của bản thân thì sẽ không có ai ngoại trừ chính bạn biết điều đó. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tâm lý trì hoãn. Bỏ lỡ một ngày cũng chẳng ai biết mà, phải không? Đó là lý do chúng ta cần có một người đồng hành cùng mình
Người này có thể là bất kỳ ai, là gia đình, là bạn bè, là người yêu, hoặc đơn giản là một người quen qua mạng, miễn là người đó có sức ảnh hưởng đối với bạn và có đủ khả năng buộc bạn cam kết với lời hứa của mình. Chúng ta không nhất thiết phải chia sẻ cụ thể cho họ về toàn bộ lộ trình của mình (không phải ai cũng có thời gian nghe người khác liên thiên về thứ chẳng liên quan gì tới mình). Chúng ta chỉ cần cho họ biết về những nhiệm vụ hằng ngày là được rồi, và họ sẽ đóng vai trò là người theo dõi việc thực hiện của chúng ta.
Bước 3: Bắt tay vào thực hiện và không quên tự thưởng cho chính mình
Bắt đầu luôn là một việc khó khăn với những người có thói quen trì hoãn. Tuy nhiên, chẳng có phương pháp chữa trì hoãn nào tốt hơn việc bắt đầu cả. Những suy nghĩ kiểu như: “Từ từ đã”, “Để mai làm”, “Mai rồi tính”,… chính là những thứ trực tiếp khiến cho những kế hoạch của bạn bị gác lại. Đừng nghĩ nhiều, cứ làm đi đã!
“Nếu muốn làm việc gì đó, hãy tự giao kèo với bản thân rằng chỉ làm nó trong 5 phút. Khi quãng thời gian đó trôi qua, bạn sẽ thấy có động lực để hoàn thành toàn bộ công việc” - Kevin Systrom
Trong quá trình thực hiện những công việc của mình, bạn rất dễ sa đà vào những thứ vô bổ không liên quan khác như xem youtube, lướt facebook, kiểm tra tin nhắn,… hay những công việc không liên quan đến việc đang làm như trả lời email, đi uống nước, đi qua đi lại,… Để tập trung hết công suất vào công việc hiện tại, bạn có thể thử qua phương pháp Quả cà chua. Việc của bạn là bấm giờ, 25 phút, và cố gắng tập trung toàn lực vào 25 phút đồng hồ này. Chỉ 25 phút thôi mà, không khó lắm phải không? Sau đó thì nghỉ ngơi 5 phút, bạn có thể dành thời gian này cho những thứ linh tinh khác nhưng đừng nên cầm điện thoại lên nhé! Sau đó, lại tiếp tục làm việc 25 phút, cứ như thế cho đến khi hoàn thành được công việc đó. Có một tip đó là nếu trong thời gian tập trung bạn chợt muốn làm một việc gì đó không liên quan thì hãy viết nó ra một tờ giấy và tiếp tục với công việc của mình. Bất kể khi nào trong đầu bạn xuất hiện những thứ không liên quan thôi thúc bạn rời bàn, hãy viết nó ra. Và hoàn thành nó khi bạn có thời gian rảnh sau đó.
Kết thúc mỗi cột mốc trong hành trình của bạn, có thể là một tuần, một tháng, tùy vào mục tiêu lớn bạn đặt ra ban đầu, hãy tự thưởng cho mình một thứ gì đó để tự động viên chính mình. Hoặc có thể nhờ người “giám sát” thưởng cho bạn, biết đâu!
Trên đây là những chia sẻ của mình về 3 bước để khởi đầu một năm mới hiệu quả, mong rằng bài viết này sẽ giúp bạn có một năm mới hoạt động hết công suất. Chúc bạn thành công!
LYs - Nguồn: Triết học tuổi trẻ
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Chấp nhận sự từ chối-Làm thế nào chúng ta có thể biến nỗi đau thành sự phát triển Thứ Hai, 25/11/2024, 00:00
- Rối loạn lo âu về cơ thể: Sự không hoàn hảo của cơ thể không phải là lỗi của bạn! Thứ Hai, 18/11/2024, 00:00
- TẬP HUẤN SỨC KHỎE KINH NGUYỆT CHO CỘNG ĐỒNG KHIẾM THỊ TÌM NGƯỜI HỌC Thứ Sáu, 06/09/2024, 01:56
- ADHD - Bộ não chạy marathon trong khi cơ thể ngồi yên Thứ Hai, 15/07/2024, 00:00
- Tâm thần phân liệt - Một số thông tin cần biết Chủ Nhật, 14/07/2024, 00:00
- Hiệu ứng thông tin sai lệch: Tại sao bạn không nên luôn tin tưởng vào trí nhớ của mình? Thứ Bẩy, 13/07/2024, 00:00
- Để những đứa trẻ khác cha/mẹ cùng nhau lớn lên trong hòa thuận Thứ Sáu, 12/07/2024, 00:00
- Cách đơn giản nhìn thấu một người Thứ Bẩy, 06/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" - Phần 3 Thứ Năm, 04/07/2024, 00:00
- Khoa học về giấc ngủ: Tiết lộ sự hữu ích đằng sau thời gian "không làm gì" – Phần 2 Thứ Tư, 03/07/2024, 00:00
Các tin khác
- Mở lòng ra cho dịu nỗi cô đơn Thứ Năm, 11/02/2021, 20:00
- Loài hoa mang màu cô đơn Thứ Năm, 11/02/2021, 19:00
- Tôi đi tìm hạnh phúc trong những nỗi cô đơn Thứ Năm, 11/02/2021, 19:00
- Hạnh phúc đáng giá bao nhiêu? Thứ Năm, 11/02/2021, 18:34
- Có nỗi buồn nào bằng cô đơn trong chính cuộc tình Thứ Năm, 11/02/2021, 17:30
- Món ăn dân dã chữa yếu sinh lý Thứ Ba, 09/02/2021, 15:15
- Người mẹ ung thư quyết tâm làm fashionista Thứ Hai, 08/02/2021, 10:16
- Có tớ nơi đây luôn nhớ về cậu Thứ Tư, 03/02/2021, 16:00
- Nhút nhát, hướng nội, nhạy cảm- Đâu là sự khác biệt? Thứ Ba, 02/02/2021, 19:17
- Viết cho một năm tuổi trẻ còn chênh vênh nhiều tư lự Thứ Ba, 02/02/2021, 19:12
- Khổng Tử và đạo nhân sinh cho người trẻ Thứ Ba, 02/02/2021, 19:07
- Bạn là người rất đặc biệt nếu sở hữu 5 đặc điểm tính cách sau Thứ Năm, 28/01/2021, 20:00