Giao diện chuẩn

Hoài cẩn thận gấp tờ giấy lại, cất vào hộp rồi đứng lên. Từng giọt nước mắt ấm nồng rơi xuống đám cỏ, nó khẽ thì thào trong tiếng nấc: “Tha thứ cho con, bố nhé!’ Thứ Hai, 04/11/2019, 09:27

 Hoài cẩn thận gấp tờ giấy lại, cất vào hộp rồi đứng lên. Từng giọt nước mắt ấm nồng rơi xuống đám cỏ, nó khẽ thì thào trong tiếng nấc: “Tha thứ cho con, bố nhé!’

Ảnh minh họa: Internet

Hoài cẩn thận gấp tờ giấy lại, cất vào hộp rồi đứng lên. Từng giọt nước mắt ấm nồng rơi xuống đám cỏ, nó khẽ thì thào trong tiếng nấc: “Tha thứ cho con, bố nhé!’

Vậy là đã hai tháng kể từ ngày xách ba lô lên thành phố làm việc, Hoài cũng đã quen dần với cuộc sống xô bồ ở nơi đây. Hai tháng qua, mỗi ngày của nó đều bắt đầu từ lúc năm giờ sáng và kết thúc khi đã mười một giờ đêm. Mệt mỏi, bận rộn khiến nhiều lúc Hoài nghĩ đến việc bỏ tất cả để về quê. Thế nhưng nghĩ đi nghĩ lại, nó lại chẳng muốn về nơi đó. Có lẽ trong lòng nó vẫn còn một nỗi giận chưa thể nào nguôi ngoai.    

Hai tháng trước, khi thời tiết nắng nóng như đổ lửa tràn về miền Trung cũng là lúc Hoài và đám bạn bước vào kì thi đại học. Hoài còn nhớ, ngày đầu tiên thi môn Toán, mẹ dậy từ rất sớm đồ xôi. Mẹ bảo ăn xôi đậu xanh cho thêm phần may mắn. Bố cũng lục đục dậy sớm hơn mọi khi, thêm dầu rồi kiểm tra lại xe máy một lượt thật kĩ càng. Ngồi sau lưng bố đi qua những đồi chè vừa nhú chồi non, qua những cánh đồng quê thơm mùi lúa chín, Hoài hồi hộp lắm. Mười hai năm cố gắng học hành, đây là lúc để nó hiện thực ước mơ của mình là trở thành bác sĩ.

Sinh ra và lớn lên trong gia đình bố mẹ làm nông, Hoài chẳng còn lạ gì những vất vả và khó nhọc của nghề này. Bởi vậy mà nó luôn nỗ lực với mong muốn cuộc sống sau này sẽ bớt cực nhọc hơn. Cổng trường THPT Như Xuân dần hiện ra sau hàng cây, đã có rất đông các thí sinh và phụ huynh đang ngồi chờ. Hoài bước xuống xe, bố khẽ đưa bàn tay thô ráp xoa lên mái tóc cháy nắng rồi dặn dò: “Cố lên con nhé!”. Hoài hít một hơi thật sâu, mỉm cười với bố rồi chạy vào phòng thi. Giám thị đã bắt đầu vào phòng, đánh số báo danh và chuẩn bị gọi tên. Các thí sinh thì tranh thủ kiểm tra lại đồ dùng học tập. “Thôi chết!’ - Hoài bỗng giật mình hoảng hốt khi mở hộp bút ra mà chẳng thấy chiếc máy tính đâu. Phải rồi, vừa nãy trước lúc đi, do hộp bút quá bé mà đồ dùng học tập lại nhiều, nào thì bút chì, bút viết, thước kẻ, compa,… rồi cả thẻ dự thi, thế nên nó đã bỏ chiếc máy tính vào túi áo của bố.

cha

Để tạm hộp bút trên lành lang, Hoài cắm đầu chạy ngay ra cổng trường. Thế nhưng nhìn bên trái, bên phải chẳng thấy bóng dáng bố đâu. Chẳng phải bố đã hứa sẽ đứng chờ cho đến lúc nó thi xong mà. Tim nó lúc này đập nhanh hơn bao giờ hết, cổ họng nghẹn ứ lại, nước mắt đã trực chờ chảy ra nơi khóe mắt. Tiếng loa thông báo của trường bất chợt vang lên, chỉ còn năm phút nữa là đến giờ làm bài. Bây giờ thì nó khóc thật rồi. Thi Toán mà không mang máy tính thì khác nào bảo nó đi cày mà không mang trâu. Chín mươi phút trong phòng thi dài đằng đẵng, Hoài ngồi nghuệch ngoạc được mấy phép toán rồi cứ thế khoanh bừa tất cả những câu còn lại. Nó học giỏi thật đấy, thế nhưng giỏi đến cỡ nào thì cũng chẳng thể ngồi mà tính nhẩm được mấy phương trình với cả đồ thị. Tiếng chuông hết giờ vang lên, các thí sinh lần lượt nộp bài rồi nối tiếp nhau ra về. Hoài cầm hộp bút lao thật nhanh ra khỏi phòng thi. Đi qua những đám đông đang bàn tán về đáp án, nó cắm đầu chạy một mạch ra phía cổng trường. Ngày hôm ấy, cuộc sống đối với Hoài chẳng còn gì để cố gắng nữa. Nó chẳng nói chẳng rằng rồi cứ thế quyết định bỏ luôn hai ngày thi còn lại. Nó gom đồ đạc sang nhà bà nội, ở với bà mấy ngày rồi lên thành phố đi làm.  

Hôm nay cuối tuần, quán vắng khách hơn hẳn. Hoài làm đến hai giờ chiều rồi xin phép chị chủ ra đón xe khách về nhà. Thật ra nó cũng chưa định về thế nhưng ngày mai là giỗ ông nội, nếu nó không về bà nội chắc sẽ buồn lắm. Bánh xe lăn thật chậm, thật chậm rồi dừng hẳn trước con đường dẫn vào làng. Hoài xách ba lô đi dọc hai con đê, qua mấy ngày hè mà nước trong kênh đã cạn gần hết. Ngay trước mặt nó là căn nhà cũ với mái ngói rêu phong đã in màu năm tháng. Nó thấy dáng ai như dáng mẹ đang lúi húi gánh ngô ở đầu  ngõ. Hoài chạy lại gọi mẹ rồi hỏi:

“Bố đâu mà để mẹ phải gánh nặng thế này?”

Nghe tiếng gọi, người phụ nữ với thân hình mảnh khảnh khẽ quay đầu lại, nhìn nó mỉm cười hiền hậu:

“Con về rồi đấy à!”

Đưa tay đỡ gánh ngô trên vai mẹ xuống, Hoài hỏi lại với cái giọng hằn học:

“Bố đâu ạ?”

“Tuần trước, chú Hải ở làng bên bảo trên Điện Biên đang xây dựng công trình nên cần nhiều người. Ở nhà cứ quanh quẩn với mấy đám ruộng cũng chẳng có tiền nên bố con theo chú Hải lên đó làm phụ hồ”.

Dừng lại một chút để nén lại tiếng thở dài trong lồng ngực, người phụ nữ lại nói tiếp:

“Mẹ cũng định gọi nói cho con biết nhưng bố bảo thôi, nói ra sợ con lại suy nghĩ linh tinh”.

Thoáng nhận thấy có chút buồn phảng qua đôi mắt đã hằn sâu những nếp nhăn của mẹ, Hoài cúi đầu, lẳng lặng xách ba lô đi vào nhà. Trên chiếc chõng tre đã cũ, hai mẹ con ngồi xếp lại đống ngô vừa bẻ. Loại ngô nếp dẻo thơm này luộc lên rồi mang ra cổng trường bán cho học sinh thì hết nhanh phải biết. Thế rồi bỗng nhiên nhìn thẳng vào mắt Hoài, mẹ hỏi:

“Hoài này, con có biết ngày hôm đó đã xảy ra chuyện gì không?”

Thực sự là Hoài vẫn chưa hình dung được mẹ đang nói về chuyện gì nữa. Mặt nó ngẩn ra nhưng rồi mẹ lại nói tiếp:

“Hôm đó, con vừa vào phòng thi thì chú Dũng gọi bố đi tháo dỡ công trình bên nhà văn hóa huyện. Con biết rồi đấy, chỗ nào nghe nói trả lương cao thì việc nặng đến mấy bố con cũng sẵn sàng. Thế nhưng công trình xây dựng bên đó còn lởm chởm đồ đạc, bố con leo lên thang, chẳng may trượt chân ngã, mấy người ở đó đưa ông ấy vào viện mãi đến gần trưa mới về”.

cha

Từng câu nói của mẹ khiến trái tim Hoài như bị ai bóp nghẹt lại. Hai tháng qua, mối liên lạc của nó với gia đình chỉ là đôi ba cuộc điện thoại với mẹ. Mà cứ mỗi lần mẹ định nhắc lại chuyện hôm đi thi thì nó lại kiếm cớ bận này bận nọ rồi tắt máy. Chưa một lần nào nó thực sự tĩnh tâm để nghe bố mẹ giải thích rõ ràng mọi chuyện. Còn nhớ, buổi sáng hôm thi Toán trở về, mẹ nó thì đi đi lại lại ở đầu ngõ, bố thì ngồi trên chiếc chõng tre cạnh bể nước. Ừ nhỉ, sao lúc đó nó không dành chút thời gian để nhìn xem ánh mắt mẹ lo lắng ra sao và gương mặt bố thì đang chịu đựng đau đớn như thế nào. Ngày hôm ấy, nó chỉ mải nghĩ rằng tại bố mà nó đã bỏ lỡ ước mơ của đời mình, bỏ lỡ cả những công sức mà bao năm nay nó nỗ lực và phấn đấu. Đưa tay vỗ nhẹ lên vai cô con gái, mẹ Hoài rưng rưng xúc động rồi đặt vào lòng bàn tay nó một chiếc hộp được gấp từ những mảnh bìa carton:

"Bố gửi quà cho con gái đây này. Ông ấy bảo đưa cho con để mua lấy cái xe mà đi làm. Chứ ở trên thành phố mà cứ đi bộ như thế cũng bất tiện”.   

Chiều xuống, ánh nắng chói chang đã tắt. Phía đằng Tây, ông Mặt Trời đang thong thả xuống núi. Hoài cầm chiếc hộp giấy đi dọc qua bờ đê rồi ngồi bịch xuống đám cỏ cạnh ruộng mía. Khuôn mặt Hoài đã nóng ran thế nhưng vừa nãy ngồi với mẹ nó không dám khóc.  Còn bây giờ, chỉ một mình nó với cánh đồng làng rộng lớn, nó cứ thế để mặc cho những giọt nước mắt lăn dài trên gò má. Chiếc hộp từ từ được mở ra, bên trong là một số tiền được gói ghém cẩn thận và một tờ giấy với dòng chữ nghuệch ngoạc:

“Hoài, tha thứ cho bố được không con?”

Cầm tờ giấy mà tay nó run run. Ánh mắt cứ nhìn chằm chằm vào mấy nét chữ vụng về của người cha mà cả đời có mấy lần được cầm bút. Úp mặt lên đầu gối, Hoài khóc như một đứa trẻ. Nó thấy hối hận vô cùng. Nó chỉ ước bây giờ có bố ở đây để nó chạy ngay đến, ôm chầm lấy rồi khóc một trận cho thỏa thích. Thế nhưng bố đi làm cách nhà mấy trăm cây số như thế này, chẳng biết đến khi nào mới về.

Ngoài kia, gió chiều vẫn thổi. Khoảnh khắc hoàng hôn đang dần bao trùm cả xóm. Phía xa xa, mấy đứa trẻ con bị mẹ gọi về mà mặt mày tỏ vẻ phụng phịu, có vẻ như vẫn còn luyến tiếc trận cờ lau đang đánh dở.  Hoài cẩn thận gấp tờ giấy lại, cất vào hộp rồi đứng lên. Một giọt nước mắt ấm nồng rơi xuống đám cỏ, nó khẽ thì thào trong tiếng nấc: “Tha thứ cho con, bố nhé!’.

Thư Thư – blogradio.vn

Lượt xem: 2284

Nhận xét(0 Nhận xét)

Chưa có nhận xét nào

Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét  của bạn.

Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *




Các tin mới hơn


Các tin khác


Đăng ký nhận bản tin

Nhận qua email bản tin thông báo về ấn phẩm, chương trình và sự kiện của Tâm sự 360.

Đối tác

IPPF
Logo-Rockefeller
Save-Child
CORDAID

Liên kết website

CCIHP
Lao động xa nhà

Đóng góp - Tài trợ

Thanh niên Việt Nam cần sự chung tay của bạn để có một cuộc sống lành mạnh, an toàn, thỏa mãn và tương lai bền vững.



Thống kê truy cập

Số người đang online: 6
Lượt truy cập: 34724317

bandar togel terbaik slot online gampang maxwin 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Togel Terbaik Dan Terbesar Min Bett 100 Perak 5Daftar Situs Bandar Togel Terpercaya Situs togel Resmi dan Terpercaya Aplikasi bandartogel terbaik dan terbesar di indonesia 5 Rekomendasi Situs Bandar Togel terbaik Rekomendasi Situs Bandar Togel Terbaik SLOT GACOR : Slot Online Gacor Terbaik SLOT DEMO : Slot Demo Gacor Terlengkap 5 Daftar Situs Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbesar Dan Terbaik Daftar Bo Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik 10 Daftar Bandar Togel Terbaik Rekomendasi Slot Demo Anti Lag Slot Demo Gacor Situs Bandar Togel Resmi Rekomendasi Slot Demo Anti Lag TOTO ONLINE Akun Slot Demo Gacor Terlengkap 10 Daftar Bandar Togel Terbaik