Viêm âm đạo do vi khuẩn: Nguy cơ, biến chứng và cách phòng ngừa Thứ Tư, 23/02/2022, 13:22

Viêm âm đạo do vi khuẩn là nguyên nhân phổ biến nhất của nhiễm trùng âm đạo và cứ 3 phụ nữ thì có 1 người sẽ gặp phải tình trạng này vào một thời điểm nào đó trong đời. Dịch âm đạo của bạn có thay đổi màu sắc hoặc độ đặc và bắt đầu có mùi hơi khó chịu không? Nếu mùi hôi kiểu hơi tanh hoặc ngứa ngáy khi bạn đi tiểu, bạn có thể bị nhiễm trùng âm đạo do vi khuẩn hay còn gọi là viêm âm đạo do vi khuẩn. Bài viết này giải thích cho bạn viêm âm đạo do vi khuẩn là gì, cách xác định bạn đã mắc bệnh viêm âm đạo...
1. Viêm âm đạo do vi khuẩn là gì?
Âm đạo của bạn là nơi cư trú của hàng triệu vi khuẩn giúp âm đạo luôn khỏe mạnh. Một loại vi khuẩn được gọi là lactobacillus giúp ngăn vi khuẩn có hại phát triển. Nó cũng giữ cho môi trường âm đạo ở độ pH có tính axit.
Viêm âm đạo do vi khuẩn là một bệnh nhiễm trùng nhẹ trong âm đạo phát triển khi có sự mất cân bằng giữa vi khuẩn tốt và vi khuẩn xấu. Nhiễm trùng âm đạo là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ. Ước tính cứ 3 phụ nữ thì có 1 phụ nữ sẽ mắc viêm âm đạo ít nhất 1 lần trong đời - con số này chỉ riêng ở Anh là 8,9 triệu phụ nữ.
2. Các triệu chứng viêm âm đạo do vi khuẩn
Khoảng một nửa số phụ nữ mắc viêm âm đạo do vi khuẩn sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào. Nhưng ở một số trường hợp, bạn có thể nhận thấy những triệu chứng sau:
- Sự thay đổi trong dịch tiết âm đạo bình thường. Bạn có thể ra nhiều hơn bình thường hoặc dịch âm đạo loãng và chảy nước hoặc có màu xám trắng.
- Ngứa âm đạo.
- Mùi tanh nồng khó chịu, đặc biệt là sau khi quan hệ tình dục.
- Nóng rát hoặc đau khi đi tiểu.
3. Nguyên nhân viêm âm đạo do vi khuẩn
Nếu bạn có quan hệ tình dục, bạn có thể bị viêm âm đạo bất cứ lúc nào, nhưng nó có nhiều khả năng xảy ra hơn nếu môi trường có tính axit trong âm đạo bị phá vỡ bởi một thứ gì đó làm thay đổi sự cân bằng pH tự nhiên này.
Âm đạo có khả năng tự làm sạch. Nếu bạn bị viêm âm đạo do vi khuẩn và bạn tắm rửa thường xuyên, thực tế bạn có thể đã quá lạm dụng những sản phẩm vệ sinh. Xà phòng thơm và sữa tắm có thể làm đảo lộn sự cân bằng vi khuẩn tự nhiên, khiến âm đạo bị viêm.
Có mùi ở khu vực "dưới đó" là hoàn toàn bình thường. Mùi này có thể thay đổi và trở nên nồng hơn, tùy thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố hàng tháng hoặc lượng mồ hôi bạn đổ ra. Vì vậy, bạn nên chống lại cảm giác muốn rửa âm đạo quá nhiều và để cho nó có mùi tự nhiên.
Nếu mùi thay đổi đáng kể hoặc bất thường, hôi hoặc tanh gây khó chịu thì tốt nhất bạn nên nói chuyện với bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn để tìm hiểu xem có vấn đề gì không.
Các sản phẩm có mùi thơm hoặc xà phòng; thậm chí cả tinh dịch - có tính kiềm, hoặc máu kinh nguyệt đều có thể làm thay đổi môi trường pH của âm đạo và gây viêm.
4. Viêm âm đạo do vi khuẩn có phải là STI không?
Viêm âm đạo do vi khuẩn không phải là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI), nhưng những phụ nữ có hoạt động tình dục và thay đổi bạn tình có nhiều khả năng mắc bệnh này hơn, kể cả những phụ nữ có quan hệ đồng giới. Bạn cũng có nhiều khả năng phát triển và lây truyền STI nếu bạn đang bị viêm nhiễm âm đạo.
5. Chẩn đoán viêm âm đạo do vi khuẩn
Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ phụ nữ nào là chẩn đoán chính xác trước khi cố gắng điều trị nấm âm đạo hoặc viêm âm đạo do vi khuẩn. Những phụ nữ nghi ngờ viêm âm đạo (có thể do nấm hoặc do vi khuẩn) có thể đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa phụ sản để được xét nghiệm chẩn đoán bệnh.
Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ phụ nữ nào là phải được chẩn đoán chính xác trước khi cố gắng điều trị cho bản thân.
6. Biến chứng viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn kéo dài bao lâu và điều gì sẽ xảy ra nếu viêm âm đạo do vi khuẩn không được điều trị? Viêm âm đạo không được điều trị có thể khiến bạn có nhiều nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng khác ở đường âm đạo. Những bệnh nhiễm trùng này có thể dẫn đến các biến chứng khác như viêm vùng chậu và các vấn đề về khả năng sinh sản, vì vậy cần được kiểm tra và điều trị đầy đủ bởi bác sĩ chuyên khoa.
Nếu bạn đang mang thai, điều đặc biệt quan trọng là phải nói chuyện với bác sĩ hoặc nữ hộ sinh của bạn về bệnh viêm âm đạo bởi nó có liên quan đến các biến chứng thai kỳ như sinh non, sẩy thai và nhiễm trùng thứ cấp.
7. Điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn
Viêm âm đạo do vi khuẩn có thể tự khỏi trong vài ngày. Tuy nhiên, nếu nó kéo dài, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ gia đình hoặc dược sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.
Trong thời gian điều trị viêm âm đạo do vi khuẩn, cần kiêng quan hệ tình dục. Cần điều trị cho cả bạn tình. Phải dùng thuốc đủ liều, do bác sĩ chuyên khoa kê đơn. Sau liệu trình điều trị, bệnh nhân cần đi khám lại để được hướng dẫn tiếp.
8. Một số biện pháp ngăn ngừa viêm âm đạo do vi khuẩn
Để ngăn ngừa viêm âm đạo do vi khuẩn ngay từ đầu, hãy thử những cách sau:
✔️ Hãy để âm đạo của bạn yên!
Không bao giờ thụt rửa hoặc cho nước vào bên trong âm đạo để rửa nó. Bạn sẽ loại bỏ vi khuẩn tốt và có thể làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn.
✔️ Tránh xà phòng thơm
Rửa âm hộ bằng xà phòng thơm hoặc các sản phẩm có tính sát trùng có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng độ pH bên trong âm đạo.
✔️ Không vệ sinh quá nhiều lần
Rửa một lần một ngày là đủ. Âm đạo của bạn có khả năng tự làm sạch và dựa vào sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn để luôn khỏe mạnh.
✔️ Sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục
Nếu bạn nhận thấy mình bị viêm âm đạo hãy yêu cầu bạn đời sử dụng bao cao su để bảo vệ mình.
Theo Sức khỏe và Đời sống
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- TẦM SOÁT UNG THƯ CỔ TỬ CUNG VÀ CÁC CÂU HỎI THƯỜNG GẶP Thứ Sáu, 17/11/2023, 13:00
- XÉT NGHIỆM TIỀN HÔN NHÂN BAO GỒM NHỮNG GÌ VÀ CÓ Ý NGHĨA NHƯ THẾ NÀO? Thứ Sáu, 17/11/2023, 12:00
- Tìm hiểu phương pháp lọc rửa tinh trùng cho các cặp vợ chồng có HIV Thứ Năm, 16/11/2023, 14:00
- Có nên tiêm hormone giảm ham muốn khi vợ mang thai không? Thứ Năm, 16/11/2023, 12:00
- Bà bầu ăn trứng vịt lộn được không? Những điều cần lưu ý Thứ Sáu, 10/11/2023, 14:00
- Ra máu báo bao lâu thì chuyển dạ? Máu báo sắp sinh nhiều hay ít? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Đau ngực khi mang thai kéo dài bao lâu, cách giúp giảm khó chịu là gì? Thứ Sáu, 10/11/2023, 13:00
- Góc giải đáp thắc mắc: Máu báo thai có chất nhầy hay không? Thứ Sáu, 10/11/2023, 12:00
- Đàn ông có hết tinh trùng được không? Thứ Năm, 09/11/2023, 14:00
- Sức khỏe tình dục và điều trị ung thư ở nữ giới Thứ Hai, 06/11/2023, 00:00
Các tin khác
- Phân biệt 7 loại dịch tiết âm đạo liên quan đến các bệnh phụ khoa thường gặp Thứ Tư, 23/02/2022, 13:03
- Không hôn và quan hệ tình dục an toàn có ngừa được nguy cơ lây nhiễm SARS-CoV-2? Thứ Tư, 23/02/2022, 12:51
- 6 biện pháp tự nhiên giúp chị em giải tỏa cơn đau khi ‘tới tháng’ Thứ Ba, 22/02/2022, 16:00
- Tất tần tật về kiêng cữ sau khi sinh cho chị em! Thứ Ba, 22/02/2022, 14:00
- Chế độ ăn có nguồn gốc thực vật giúp giảm nguy cơ tái phát ung thư vú Thứ Sáu, 18/02/2022, 09:00
- 6 biện pháp tự nhiên giúp chị em giải tỏa cơn đau khi tới tháng Thứ Năm, 17/02/2022, 16:00
- Phân loại 7 loại dịch tiết âm đạo liên quan đến các bệnh phụ khoa thưòng gặp Thứ Năm, 17/02/2022, 15:00
- Mách chị em 6 cách chăm sóc bản thân trong thời kì đèn đỏ Thứ Năm, 17/02/2022, 15:00
- Bị chuột rút khi mang thai - nguyên nhân và cách phòng ngừa hiệu quả Thứ Tư, 16/02/2022, 15:00
- Cách điều trị đau, sưng tầng sinh môn trong và sau khi mang thai Thứ Ba, 15/02/2022, 15:00
- Tìm hiểu 8 lý do chậm kinh không phải do có thai Thứ Năm, 10/02/2022, 15:00
- Căn bệnh lạ khiến người mẹ bị nổi dị ứng với chính đứa con của mình Thứ Tư, 09/02/2022, 16:00