Thời gian sống của tinh trùng Thứ Ba, 21/01/2020, 19:00

Ảnh minh họa
Thời gian sống của tinh trùng
Tinh trùng được sản xuất như thế nào?
- Để trưởng thành tinh trùng cẩn phải trải qua 4 giai đoạn: Đầu tiên là tinh tử - các tế bào mầm (tế bào gốc) tiếp theo là giai đoạn tinh bào sau đó tới giai đoạn tiền tinh trùng và bước cuối cùng của quá trình sinh tinh là phát triển thành tinh trùng trưởng thành.
Ảnh minh họa: Nguồn internet
- Tinh trùng trưởng thành có 3 phần: đầu, cổ và đuôi. Tinh trùng trưởng thành rất nhỏ (dài 0,05 mm) và bằng mắt thường không thể nhìn thấy.
Thời gian sống của tinh trùng trong các môi trường
Môi trường âm đạo
- Độ pH trong âm đạo thường rơi vào khoảng 3.5 - 4, với môi trường axit "khắc nghiệt" trong âm đạo khiến cho phần lớn tinh trùng vào được âm đạo chưa nhiều thì đã chết hết rồi, cực ít những tinh trùng còn lại may mắn được kéo dài thời gian sống sót là nhờ có lượng tinh dịch làm "đệm", từ đó có cơ hội để thâm nhập vào tử cung và thụ tinh.
- Thời gian sống của tinh trùng trong âm đạo là: Sau hai tiếng "quan hệ", 90% tinh trùng sẽ chết; sau 36 tiếng, đến cả những con chết cũng không nhìn thấy luôn. Trong âm đạo của người mang thai, độ axit càng mạnh khiến cho tinh trùng chết càng nhanh.
Môi trường bên trong cổ tử cung
Ảnh minh họa: Nguồninternet
- Sự thay đổi nồng độ axit, chất nhầy trong cổ tử cung, có ảnh hưởng rất lớn đối với sự thâm nhập của tinh trùng. Khi độ pH nhỏ với 6.5, tinh trùng gần như ngừng hoạt động. Với môi trường pH 7, tinh trùng có khả năng thâm nhập nhẹ và pH 7.5, năng lực thâm nhập của tinh trùng ở mức độ bình thườn. pH 8, tinh trùng có 2 tiếng để tự do thâm nhập.
- Trong cổ tử cung: Sau khi giao hợp 15 phút, bắt đầu phát hiện thấy tinh trùng trong dịch nhầy cổ tử cung, sau 1 tiếng, tinh trùng thâm nhập vào lỗ trong cổ tử cung.
- Trong tử cung: Sau khi giao hợp một tiếng, tinh trùng xuất hiện trong tử cung; sau 6 tiếng, toàn bộ tinh trùng sống và hoạt động khỏe mạnh; sau 12 tiếng, 5/6 số lượng tinh trùng vẫn còn sống; sau 36 tiếng, 1/4 tinh trùng vẫn tồn tại; sau 3 ngày, tinh trùng thường yếu không thể sống được nữa. Tuy nhiên, số ít tinh trùng có sức khỏe tốt thì thời gian sống có thể kéo dài hơn nữa.
Trong ống dẫn trứng
Sau khi giao hợp 14 tiếng tinh trùng vẫn sống bình thường, sau 35 tiếng vẫn có tinh trùng sống, phần lớn chúng hoạt động nhiều nhất trong 14 ngày
Ảnh minh họa: Nguồninternet
Ngoài cơ thể
- Thời gian sống của tinh trùng sau khi được phóng ra ngoài không khí rất mong manh. Tinh trùng rất dễ chết khi đã ra ngoài, thời gian sống trong không khí chỉ tính bằng vài chục giây là đủ để vô hiệu hóa tinh trùng.
- Tuy nhiên, nếu tinh trùng chứa trong tinh dịch thì khả năng sống có thể dao động từ 30- 60 phút.
Thời gian sống của tinh trùng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Tinh trùng có thể tồn tại được rất lâu trong đường sinh sản của người phụ nữ, có thể từ 3- 7 ngày. Tuy nhiên nếu môi trường âm đạo không thuận lợi, chúng cũng có thể chết rất nhanh.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Biến chứng do đa nang buồng trứng Thứ Ba, 19/01/2021, 09:00
- Nhiều nam giới mắc bệnh lậu, bác sĩ chỉ rõ thủ phạm Thứ Hai, 18/01/2021, 19:00
- 10 NGUYÊN NHÂN CHÍNH GÂY VÔ SINH, NGƯỜI CHƯA CÓ GIA ĐÌNH CŨNG NÊN BIẾT ĐỂ TRÁNH Thứ Hai, 18/01/2021, 00:00
- Những điều cần biết về ung thư cổ tử cung Thứ Hai, 11/01/2021, 19:00
- KHUYẾN CÁO MỚI CHO PHỤ NỮ CÓ THAI Thứ Hai, 11/01/2021, 00:00
- Cân nhắc khi dùng tampon Chủ Nhật, 10/01/2021, 09:00
- Tác hại của rượu tới "chuyện ấy" Thứ Ba, 05/01/2021, 09:00
- Quý cô khi làm "chuyện ấy" cần đi khám gấp nếu thấy 5 dấu hiệu này Thứ Hai, 04/01/2021, 20:00
- Phát hiện cơ quan quan trọng bảo vệ mẹ và bé trong suốt thai kỳ Thứ Hai, 04/01/2021, 11:22
- " Cậu nhỏ" cũng bị ung thư Thứ Sáu, 01/01/2021, 09:00
Các tin khác
- Hẹp lỗ tiểu ở nam giới Thứ Ba, 21/01/2020, 15:00
- Giãn tĩnh mạch tinh có bị vô sinh? Thứ Sáu, 17/01/2020, 09:20
- Vì sao thử que 2 vạch siêu âm chưa thấy thai Thứ Năm, 16/01/2020, 20:00
- Bơm tinh trùng có tốt không - Đối tượng có thể áp dụng phương pháp IUI Thứ Năm, 16/01/2020, 20:00
- Những điều cần biết về hiếm muộn vô sinh Thứ Năm, 16/01/2020, 10:01
- Các triệu chứng cảnh báo vô sinh nữ Thứ Sáu, 10/01/2020, 11:00
- Xử lý trục trặc trong quá trình phát triển giới tính Thứ Sáu, 10/01/2020, 10:00
- Khám hiếm muộn gồm những gì? Chi phí như thế nào? Thứ Tư, 08/01/2020, 09:07
- Uống thuốc tránh thai khẩn cấp trong ngày " đèn đỏ" liệu có nguy hiểm không? Thứ Ba, 07/01/2020, 16:00
- Tại sao nam giới cần cắt bao quy đầu? Thứ Ba, 07/01/2020, 15:00
- Vì sao trước khi cưới cần khám sức khỏe tiền hôn nhân Thứ Ba, 07/01/2020, 14:43
- Không có dịch nhầy, trứng có rụng không? Thứ Ba, 07/01/2020, 14:00