Sau mắc COVID-19, khả năng sinh sản của nam giới bị ảnh hưởng trong bao lâu? Thứ Ba, 28/12/2021, 22:02

Theo một nghiên cứu mới về kiểm tra chất lượng tinh trùng ở những bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 có triệu chứng, việc mắc COVID-19 có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới trong nhiều tuần sau khi phục hồi bệnh.
Nghiên cứu này được thực hiện ở Bỉ, lấy mẫu tinh dịch từ 120 đàn ông ở Bỉ có độ tuổi trung bình là 35 trong vòng trung bình 52 ngày sau khi các triệu chứng COVID-19 của những người này hết hẳn. Kết quả, mẫu tinh dịch được lấy từ 35 người đàn ông trong vòng một tháng sau khi khỏi bệnh cho thấy khả năng di chuyển của tinh trùng giảm 60% và số lượng tinh trùng giảm 37%.
Các mẫu từ 51 bệnh nhân được lấy từ một đến hai tháng sau khi hồi phục cho thấy 37% đã giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và 29% có số lượng tinh trùng thấp, giảm tiếp xuống 28% và 6% sau ít nhất hai tháng trôi qua.
Như vậy, theo thời gian kể từ khi phục hồi từ COVID-19 tăng lên, chất lượng của tinh trùng cũng được cải thiện. Theo nghiên cứu này, hiện tượng ảnh hưởng DNA của tinh trùng hầu hết diễn ra trong tháng đầu sau nhiễm. 1/4 người tham gia nghiên cứu có các thông số bình thường về tinh trùng trong khi 25,4% có hai thông số bất thường.
Tuy nhiên, khoảng 53 ngày sau khi được chẩn đoán nhiễm virus, các xét nghiệm PCR tinh trùng đều không phát hiện RNA của virus SARS-CoV-2 trong bất cứ mẫu tinh dịch nào của 120 tình nguyện viên. Các thông số về chất lượng tinh trùng trở lại mức bình thường sau 2 tháng kể từ khi nhiễm.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết họ đã tìm thấy "bằng chứng mạnh mẽ" rằng COVID-19 không thể lây truyền qua đường tình dục qua tinh dịch sau khi một người đã khỏi bệnh.
Tuy nhiên vẫn cần thêm các nghiên cứu để biết chính xác thời gian để phục hồi hoàn toàn các chỉ số về tinh trùng.
Được biết, một số loại virus như cúm có thể làm "hỏng" tinh trùng. Trong trường hợp bị cúm, nhiệt độ cơ thể cao do sốt là nguyên nhân.
Nhưng trong trường hợp của COVID-19, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ nào giữa sự hiện diện hoặc mức độ nghiêm trọng của sốt và chất lượng tinh trùng. Thay vào đó, họ tin rằng nguyên nhân có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus.
Các nhà nghiên cứu cho biết, các thử nghiệm cho thấy nồng độ cao hơn của các kháng thể COVID-19 trong huyết thanh của bệnh nhân có tương quan chặt chẽ với việc giảm chức năng tinh trùng, các nhà nghiên cứu cho biết, điều này cho thấy "nguyên nhân miễn dịch chứ không phải do sốt của rối loạn chức năng tinh trùng tạm thời".
Mặc dù nghiên cứu chỉ ra rằng không có RNA COVID-19 trong tinh dịch của những bệnh nhân đã vượt qua được virus, nhưng thực tế là các kháng thể đang tấn công tinh trùng cho thấy virus có thể "phá vỡ hàng rào bảo vệ tinh hoàn" trong thời kỳ đỉnh điểm của nhiễm trùng, các nhà nghiên cứu cho biết.
Điều này bổ trợ thêm thông tin cho một nghiên cứu trước đó từ Vũ Hán ở Trung Quốc, nơi xét nghiệm PCR trên các mẫu tinh dịch của bệnh nhân nhiễm COVID có kết quả dương tính với coronavirus.
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- 5 cách đơn giản đẩy lùi tình trạng đầy hơi trong kỳ kinh nguyệt Thứ Sáu, 20/05/2022, 10:00
- 3 nguyên nhân được nghi ngờ khiến trẻ em gái ngày càng dậy thì sớm Thứ Năm, 19/05/2022, 00:00
- Nhiễm trùng tiểu trong thai kỳ có thể gây nguy cơ gì nếu không điều trị? Thứ Ba, 17/05/2022, 15:00
- Những lưu ý giúp phụ nữ mang thai ngừa biến chứng sản giật Thứ Sáu, 13/05/2022, 11:00
- Những lưu ý giúp phụ nữ mang thai ngừa biến chứng sản giật Thứ Năm, 12/05/2022, 00:00
- 9 nguyên nhân gây đau xương sườn khi mang thai Thứ Ba, 10/05/2022, 15:00
- Những nghề nghiệp ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của nam giới Thứ Sáu, 06/05/2022, 09:00
- Dấu hiệu sớm cảnh báo ung thư buồng trứng Thứ Ba, 03/05/2022, 15:00
- Thực phẩm giúp giảm tác dụng phụ của thuốc tránh thai Thứ Ba, 03/05/2022, 15:00
- Đau bụng kinh có ảnh hưởng tới sinh sản không? Thứ Ba, 03/05/2022, 14:00
Các tin khác
- 5 yếu tố không ngờ gây chậm kinh chị em cần chú ý Thứ Ba, 28/12/2021, 21:56
- Cách xác định các cơn co thắt chuyển dạ thật và giả Thứ Ba, 28/12/2021, 21:47
- Quan hệ tình dục sau sinh - 4 cách để cặp đôi "giữ lửa" Thứ Ba, 21/12/2021, 21:32
- Quan hệ tình dục vào cuối thai kỳ có thể gây chuyển dạ sớm không? Thứ Ba, 21/12/2021, 21:04
- Ngày càng nhiều người trẻ dưới 30 tuổi vô sinh, hiếm muộn Thứ Ba, 21/12/2021, 20:51
- 9 bệnh lây truyền qua đường tình dục thường gặp ở nam giới Thứ Ba, 21/12/2021, 20:40
- Tử cung nhân tạo: Tương lai phụ nữ không phải "mang nặng đẻ đau" vì đã có máy móc làm thay Thứ Ba, 21/12/2021, 17:00
- Sót nhau thai sau sinh: Nguyên nhân, triệu chứng và cách xử lý Thứ Ba, 21/12/2021, 14:00
- Mang thai ảnh hưởng như thế nào đến âm đạo? Thứ Năm, 16/12/2021, 15:00
- Những điều cần biết về hội chứng HELLP - cơn ác mộng trong thai kỳ đối với bất cứ ai Thứ Tư, 15/12/2021, 15:00
- Nhau thai là gì, ảnh hưởng của nhau thai đến thai kỳ? Thứ Ba, 14/12/2021, 21:28
- Dấu hiệu của testosterone thấp ở nam giới dưới 30 tuổi Thứ Ba, 14/12/2021, 21:01