Những dấu hiệu nhận biết có thai Thứ Tư, 24/08/2022, 00:00
Mang thai là ‘đặc quyền’ dành riêng cho phái nữ. Tuy nhiên, khi được hỏi đến các dấu hiệu có thai thì hầu hết chị em lại chỉ biết đến hiện tượng trễ kinh. Tuy nhiên, trễ kinh không phải là cách để có thể xác định chính xác bạn có mang thai hay không.
. Ra máu âm đạo – dấu hiệu có thai trong tuần đầu tiên
Bạn có thể thấy hiện tượng quần dính vệt máu màu nhạt hoặc màu nâu nhưng không nhiều, đây là biểu hiện ra máu báo hiệu bạn sắp được làm mẹ.
Trong tuần đầu tiên khi hợp tử di chuyển đến tử cung để làm tổ, có thể xuất huyết nhẹ, nhiều người nhầm với hiện tượng kinh nguyệt sớm, nhưng hiện tượng này chỉ xuất hiện 1 đến 2 ngày và lượng máu rất ít.
2. Căng tức ngực và núm vú, ngực lớn hơn
Đau tức ngực là một trong những dấu hiệu có thai sớm và phổ biến nhất. Nồng độ hormone củangười phụ nữ có sự biến đổi rất lớn sau khi trứng được thụ tinh. Điều này thường làm tăng lượng máu đến ngực khiến bạn có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú.
Kích thước vòng một cũng tăng lên đáng kể cùng với những cơn đau tức hơn, vùng da xung quanh đầu ti cũng trở nên thâm, đen hơn bình thường.
3. Dấu hiệu nhân biết mang thai sớm – Thân nhiệt tăng cao

Nhiệt độ cơ thể tăng là một trong các dấu hiệu mang thai
Khi mang bầu, nhiệt độ cơ thể tăng cao do nồng độ hormon progesterol tăng rất cao, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng ốm nghén khi cơ thể chưa kịp thích nghi
4. Chuột rút – dấu hiệu mang thai không điển hình

Phụ nữ có thai thường bị chuột rút
Chuột rút có thể nhầm với hiện tượng thiếu canxi. Nó được giải thích là do tử cung bà bầu bị kéo dãn hơn, chèn ép lên các mạch máu ở phía thân dưới. Khi thai nhi càng lớn dần thì sự chèn ép này cũng tăng lên, dấu hiệu chuột rút càng ngày càng rõ ràng hơn.
Để khắc phục tình trạng này, bà bầu nên đi bộ nhẹ nhàng nhiều hơn, massage chân giúp tăng dòng máu xuống chân và không quên bổ sung canxi để phòng ngừa thiếu canxi.
5. Đau đầu, mệt mỏi
Hormone progesterone trong cơ thể tăng lên một cách đột biến cộng với việc thiếu hụt lượng hồng cầu trong máu là nguyên nhân khiến nhiều chị em thường xuyên có cảm giác đau đầu khi mang thai. Lúc này, bạn nên tăng cường lượng nước uống hàng ngày và kiểm tra lượng hồng cầu trong máu cũng như bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết.
6. Buồn nôn – dấu hiệu có thai ở 1-2 tháng đầu
Ốm nghén có thể xuất hiện ở 1-2 tháng đầu của thai kỳ, có người phải chịu đựng nó suốt 9 tháng mang thai. Bạn có thể cảm thấy buồn nôn bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi bạn chưa kịp ăn gì. Đôi khi, bạn chỉ thấy buồn nôn nhưng không nghiêm trọng đến mức nôn ra tất cả những gì mình ăn.
7. Phụ nữ có thai thường đi tiểu nhiều

Phụ nữ có thai thường đi tiểu nhiều
Trong thời gian mang thai, lưu lượng máu tăng lên khiến thận phải lọc nhiều hơn. Bên cạnh đó là tử cung lớn dần chèn ép bàng quang kích thích bà bầu đi tiểu nhiều lần.
8. Thay đổi sở thích ăn uống – dấu hiệu có thai dễ nhận biết
Thay đổi khẩu vị cũng là một trong những biểu hiện dễ thấy nhất ở phụ nữ có thai.
Ví dụ như thường ngày bạn thích ăn đồ ngọt và ghét đồ chua nhưng bỗng nhiên lại đổi ngược sở thích. Thời gian thèm ăn không cố định, thậm chí thèm ăn tới nỗi đêm không ngủ được.
9. Đau lưng, nhức mỏi cơ thể

Phụ nữ mang thai hay bị đau nhức cơ thể
Đau lưng cũng là một dấu hiệu mang thai do dây chằng ở lưng sẽ bị kéo dãn, cơ bụng trở nên lỏng lẻo hơn để chuẩn bị sự phát triển của thai nhi. Điều này lý giải những cơn nhức mỏi dọc theo sống lưng ở phụ nữ mang thai. Thai nhi lớn dần thì những cơn đau nhức này càng trở nên khó chịu hơn.Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu thai kì, cảm giác đau lưng này khá giống với tình trạng trước kì kinh nguyệt nên ít người chú ý tới nó.
10. Tâm trạng thay đổi thất thường
Khi mang thai, sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến các bà bầu dễ thay đổi tâm trạng một cách siêu nhanh chóng. Vừa đang tủi thân, mệt mỏ thì chớp mắt lại đã có thể nổi giận, bức bối khó chịu trong người.
Ngoài ra, những lần nôn nghén, đau lưng, đau đầu, chuột rút,… lại càng khiến họ khó có thể cảm thấy vui vẻ. Đặc biệt là trong những tháng đầu chưa quen với những vấn đề này.
11. Dễ ngất xỉu

Phụ nữ mang thai dễ bị ngất xỉu nếu chịu kích thích mạnh
Nhịp tim và lượng máu lưu chuyển trong cơ thể bà bầu có sự tăng lên so với người bình thường. Ban đầu, hệ thống tim mạch chưa kịp thích nghi sẽ khiến bạn dễ chóng mặt, váng đầu và ngất xỉu, đặc biệt là khi có những kích thích mạnh.
12. Táo bón cũng là một dấu hiệu có thai
Sự thay đổi của hormone khi mang thai cũng ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động của hệ tiêu hóa, làm bạn dễ bị đầy hơi, táo bón. Ngoài ra, sự phát triển của thai nhi làm tăng áp lực cho xương chậu và bàng quang cũng là nguyên nhân dễ khiến bạn bị táo bón khi có thai
13. Dấu hiệu có thai quan trọng nhất – trễ kinh
Một trong những dấu hiệu quan trọng để nhận biết có thai đó là trễ kinh. Sau khi trứng được thụ tinh, chu kỳ kinh nguyệt sẽ không xuất hiện ít nhất trong 9 tháng tới đây. Tuy vậy, bạn vẫn nên kiểm tra xem mình có nhiều dấu hiệu khác trong danh sách kể trên hay không, bởi trễ kinh đôi khi chỉ là do bạn đang bị stress hay thay đổi thói quen sinh hoạt.
14. Que thử hiện hai vạch

Dùng que thử thai
Linh tính của người phụ nữ sẽ giúp bạn nhận ra mình có khả năng làm mẹ hay chưa. Để chắc chắn nên dùng que thử thai là cách nhanh nhất giúp bạn xác định liệu mình có đang mang thai hay không. Nếu trễ kinh 2 tuần và trước đó có quan hệ tình dục, bạn đã có thể dùng que thử thai để kiểm tra xem mình liệu mình có “dính bầu” không.
Que thử thai cho kết quả dựa trên nồng độ hormon HCG trong cơ thể bạn. Đây là loại hormone thường chỉ xuất hiện khi mang thai.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn như thai ngoài tử cung hay khi bạn đang sử dụng thuốc lợi tiểu, que thử thai có thể cho kết quả không được chính xác.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết có thai sớm giúp chị em dễ phát hiện ra bản thân đang mang thai. Tuy nhiên, để chắc chăn hãy đến khoa phụ sản hoặc các phòng khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác nhất và được chuyên gia tư vấn thêm, chuẩn bị tâm lý trước khi làm mẹ.
Theo Trung tâm Sức khỏe sinh sản
Nhận xét(0 Nhận xét)
Chúng tôi mong muốn nhận được nhận xét của bạn.
Bạn vui lòng nhập đầy đủ các trường có dấu *
Các tin mới hơn
- Dùng thuốc giảm đau sau khi hút thai Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
- Hướng dẫn tiêm thuốc kích trứng Menogon Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có phải kiêng quan hệ không? Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
- Nên uống hay tiêm thuốc kích trứng? Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
- Những điều mẹ chưa biết về máy hút sữa rảnh tay không dây và cốc hứng sữa rảnh tay silicone Thứ Tư, 20/09/2023, 00:00
- Vì sao uống thuốc kích trứng bị ra máu? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Tiêm thuốc kích trứng có đau và mệt không? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Tìm hiểu về thuốc kích trứng Clomid Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Bệnh cường giáp trong thai kỳ - điều trị như thế nào cho an toàn? Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
- Cách tăng khả năng thụ thai Thứ Ba, 19/09/2023, 00:00
Các tin khác
- Ăn gì cho tinh trùng khỏe mạnh Thứ Ba, 23/08/2022, 00:00
- 6 Điều về giáo dục giới tính mà trường học bỏ lỡ Thứ Sáu, 19/08/2022, 12:33
- Thuốc tránh thai thời 2000: giáo dục giới tính để sinh đẻ có kế hoạch Thứ Sáu, 19/08/2022, 00:00
- Vô sinh hiếm muộn: Nỗi lo của những cặp vợ chồng trẻ Thứ Tư, 03/08/2022, 00:00
- Quan hệ tình dục sớm ở tuổi 16,17 có hệ lụy nào không? Thứ Ba, 02/08/2022, 00:00
- Cách sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp hiệu quả Thứ Tư, 27/07/2022, 00:00
- Những điều bạn cần biết khi uống thuốc tránh thai hàng ngày Thứ Tư, 20/07/2022, 00:00
- Tất tần tật những điều bạn cần biết về rối loạn kinh nguyệt Thứ Ba, 19/07/2022, 00:00
- Bị rong kinh có tự khỏi không? khi nào cần điều trị? Thứ Ba, 19/07/2022, 00:00
- 10 dấu hiệu sắp có kinh nguyệt Thứ Tư, 13/07/2022, 00:00
- Sau xảy thai: những điều cần biết Thứ Ba, 12/07/2022, 00:00
- Kinh nguyệt không đều - Những điều bạn cần biết Thứ Ba, 12/07/2022, 00:00